Đối Với Các Khoản Phải Thu đã Hạch - Chi Tiết Hỏi đáp

CHI TIẾT CÂU HỎI
Hỏi:
Kính gửi Bộ Tài chính, Theo Thông tư 16/2018/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính của TCTD, tại Điều 5 về Nguyên tắc ghi nhận doanh thu quy định như sau: “Đối với các Khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập”. Nội dung trên được đặt thành 1 mục riêng trong Điều 5, ngang hàng với các mục quy định từng khoản thu nhập, được hiểu nguyên tắc trên được áp dụng không chỉ với thu nhập lãi, mà còn với các khoản thu nhập khác (trong đó có các khoản thu nhập từ phí). Như vậy, nếu theo nội dung trên, tôi hiểu rằng đối với các khoản doanh thu trong hoạt động của các TCTD, khi đến kỳ hạn thu mà không thu được sẽ thực hiện thoái doanh thu và theo dõi trên ngoại bảng mà không thực hiện việc giữ nguyên khoản phải thu trên nội bảng và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN thì: “Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: …Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua…” Với các nội trung trên, tôi đang chưa rõ: Trong hoạt động cung ứng dịch vụ của các TCTD (bao gồm cả các hoạt động dịch vụ có thu phí như thu phí phí quản lý tài khoản, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí dịch vụ tư vấn…), thì khi xác định doanh thu tính thuế, nếu quá hạn thanh toán, TCTD có được thoái phần doanh thu chưa thu được và theo dõi ngoại bảng theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BTC hay không? Hay vẫn phải theo dõi khoản phải thu trên nội bảng (không được thoái ghi giảm thu nhập) và thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo thông tư 48/2019/TT-BTC? Trường hợp cách xác định doanh thu tính thuế theo các quy định về thuế TNDN có sự khác biệt với Thông tư hướng dẫn Chế độ tài chính của TCTD thì sẽ phát sinh sự chênh lệch lớn giữa doanh thu tính thuế và doanh thu kế toán và công tác thiết kế hệ thống, vận hành của TCTD gặp phải trở ngại lớn khi phải thiết kế hệ thống theo 2 nguyên tắc khác nhau. Quan điểm của tôi là doanh thu tính thuế sẽ cần tuân theo các quy định chuyên ngành trước, theo đó với TCTD sẽ tuân theo Thông tư 16/2018/TT-BTC (áp dụng cho cả doanh thu từ lãi và doanh thu từ phí). Vậy rất mong Bộ Tài chính giải đáp giúp tôi nội dung vướng mắc nêu trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Độc giả Trần Thị Thu Quỳnh 11/05/2022 Trả lời:

- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 16/2018/TT- BTC ngày 07/02/2018 của Bộ tài chính hướng dẫn về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định về nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

“Điều 5. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với các Khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP như sau:

1. Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

7. Đối với các Khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.”

-  Căn cứ Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.

…”

-  Căn cứ Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:

a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:

- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;

- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);

- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);

- Bảng kê công nợ;

- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

b) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua (trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thì việc dự phòng nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài chính.

Đề nghị Độc giả nghiên cứu các quy định pháp luật nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ cụ thể và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.

Văn bản quy phạm, điều luật liên quan: Câu hỏi khác
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế, tôi xin hỏi về quy định phạt hành chính vi phạm thời điểm lập hóa đơn nhưng không dẫn đến chậm nghĩa vụ thuế. Theo điểm b, điều 7 nghị định 125/2020/NĐ-CP: Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn; và điểm 3 điều 24 nghị định này: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Vậy công ty chúng tôi hiểu rằng mức phạt hành chính vi phạm thời điểm xuất hóa đơn nhưng không dẫn đến chậm nghĩa vụ thuế được tính bằng số lượng hóa đơn vi phạm nhân với số tiền phạt theo quy định nhưng không vượt quá 100.000.000 đồng, như vậy có đúng không? Kính mong Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế giải đáp và hướng dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 30/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính! Tôi là Phạm Thị Thơm hiện đang công tác tại Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin nhờ quý Bộ giải đáp giúp nội dung câu hỏi như sau: Đơn vị tôi công tác là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc; đươc giao nhiệm vụ thực hiện thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y theo Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Nghị định số 82/2023/NĐ-CP ngày 28/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y. Như vậy, đơn vị tôi có được xác định là "cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí ...quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ...được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ....; nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành." (Theo khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020). 30/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Câu hỏi: Kính gửi Tổng cục Thuế, Công ty tôi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề Sản xuất phần mềm ngày 26/02/2021. Theo thông tin chúng tôi được biết để được hưởng ưu đãi thuế TNDN với lĩnh vực sản xuất phần mềm thì chúng tôi cần đáp ứng quy trình tại Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT và đáp ứng Quy định là dự án đầu tư mới quy định tại Luật thuế TNDN. Thông tư số 96/2015/TT-BTTTT ngày 22/06/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTTTT ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định: "5. Về dự án đầu tư mới: a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là: - Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014. … Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.” Tuy nhiên, Công ty chúng tôi là doanh nghiệp 100% vốn trong nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 26/02/2021 với vốn điều lệ là 200 triệu đồng, không thuộc trường hợp phải xin Giấy phép đầu tư. Vậy chúng tôi có cần Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế cho lĩnh vực sản xuất phần mềm không? Kính đề nghị Quý Cơ quan giải đáp. Chân thành cảm ơn! 25/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính Tôi tên là DƯƠNG XUÂN NGHĨA MST: 8551645376 có gửi tới cơ quan thuế Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh , mã giao dịch điện tử 11020240014359654 , qua kiểm tra trên ứng dụng ETax Mobile thì hồ sơ của tôi đang ở thạng thái Thông báo Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế điện tử, đến nay chưa có thồng báo nào tiếp ạ Kính mong nhận được hỗ trợ của Bộ Tài Chính về trạng thái xử lý hồ sơ quyết toán thuế của Tôi. Xin chân thành cảm ơn, DƯƠNG XUÂN NGHĨA! 13/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kinh gửi Bộ tài chính Cách đây 4 năm, tôi có đăng ký NPT cho NLĐ, cụ thể là chị gái bị khuyết tật, không có thu nhập, đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật và được nuôi dưỡng trực tiếp bởi NLĐ. Tuy nhiên hồ sơ không được chấp nhận vì còn mẹ, nhưng người mẹ lúc đó đã trên 70, không còn khả năng lao động, không có thu nhập, và đang là NPT của một người con khác. Nhưng hôm nay, bẵng đi một thời gian, năm 2024, thì MST của NLĐ lại được cập nhật NPT và có tên của người chị gái, nhưng người mẹ thì vẫn còn sống. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp này được ghi nhận như thế nào, NLĐ có được giảm trừ không, vì tôi không nộp lại hồ sơ đăng ký NPT kể từ ngày hồ sơ bị từ chối. 06/12/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi : Bộ Tài Chính Doanh nghiệp chúng tôi là Công ty Hoạt động sản xuất trong Khu chế xuất HCM- Theo Nghị định chính phủ Số: 15/2022/NĐ-CP tại Điều 1 Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và tại PHỤ LỤC I - DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KHÔNG ĐƯỢC GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mã HS24 (từ 241-243) và Mã HS 25 không thể hiện Mặt hàng Động cơ quạt điện thuộc danh mục này vậy Hóa đơn xuất bán cho Mặt hàng Động cơ quạt điện có được Giảm thuế GTGT thuộc quy định không? Nếu cơ quan thuế lấy lý do Hàng hóa nguyên liệu đầu vào sản xuất ra Động có quạt điện có mặt hàng 10% (và cả 8%) để yêu cầu Doanh nghiệp xuất Hóa đơn bán hàng 10% và truy thu thuế những Hóa đơn đã xuất 8% thì có đúng không? - Áp dụng theo điều khoản nào và quy định nào ? Nếu yêu cầu của Thuế là đúng thì tất cả mặt hàng sản xuất có một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu mua vào là 10% thì hóa đơn xuất bán không được áp dụng giảm 8% ( sản xuất quạt điện) ? Kính mong Bộ Tài Chính hướng đẫn để Doanh nghiệp thực hiện đúng quy định Trân trọng cảm ơn 15/11/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Tôi đang công tác tại phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Kính mong BTC giải đáp giúp tôi: - Về việc có được trích giữ lại nguồn thu phí thuộc thẩm quyền, tôi có trình bày như sau: Theo Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019, phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thực hiện việc thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng. Tại Mục 7 Điều 5 của Thông tư 20/2019/TT-BXD thì “Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch là những chi phí dành để chi trực tiếp cho các hoạt động thẩm định như: chi trả thù lao trực tiếp cho các cá nhân, cơ quan trong và ngoài đơn vị tham gia trong quá trình thẩm định, chi phí hội nghị, hội thảo…” Theo thông tư hướng dẫn số Số: 35/2023/TT-BTC ngày 31/5/2024 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm các đồ án quy hoạch, cơ quan tôi đã nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước? Đơn vị tôi có được trình UBND huyện cấp lại 01 phần kinh phí để thực hiện cho công tác thẩm định đồ án quy hoạch không? - Những công trình, dự án đã thực hiện thẩm định trước khi Thông tư 35/2023/TT-BTC ngày 31/5/2024 của Bộ Tài chính có hiệu lực, nhưng đến nay các chủ đầu tư mới thanh toán số tiền thẩm định các đồ án quy hoạch thì khoản thu phí đó có thực hiện Thông tư Thông tư 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 hay không? Xin chân thành cán ơn! 24/10/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính và Tổng cục thuế: Công ty tôi có 02 hóa đơn đầu vào ngày 12/05/2021 và ngày 25/12/2021 bị bỏ xót chưa kê khai thuế( là Hóa đơn điện tử áp dụng nghị định 51). Đến Tháng 2/2022 tôi mới phát hiện ra và đã kê khai 2 hóa đơn bỏ xót này vào kỳ kê khai Q1/2022 tờ khai chính thức lần đầu. Tháng 10/2022 Công ty tôi đã kiểm tra thuế của năm 2020 và 2021. Vậy cho tôi hỏi tôi kê khai vào Q1/2022 vậy có hợp lý không, Quý 1/2022 tôi có được tính khấu trừ của 2 hóa đơn bỏ xót đó không? Mong BTC phản hồi giúp tôi. Tôi trân trọng cảm ơn! 10/10/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Kính gởi Bộ Tài Chính Tôi là nguyễn Thị Kim Ngân nhân viên nhân sự 1 Công ty ở TT Phú Lộc, Thạnh Trị. Sóc Trăng,Hiện tại khi qua làm việc tại công ty tôi tiếp nhận quyết định của Toà Án về tranh chấp xử lý kỷ luật của công ty và người lao động được Toà quyết định như sau: - Buộc Công ty phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn Công Minh tại (Cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền), mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 3.500.000 đồng/tháng, thời gian đóng từ ngày 23/11/2023 đến ngày 31/5/2024. Công ty được quyền trích từ khoản tiền phải trả cho ông Minh để thực hiện nghĩa vụ của người lao động quy định tại Luật Bảo hiểm xã Hội, Luật việc làm. Đồng thời ông Nguyễn Công Minh phải có trách nhiệm cùng Công ty hoàn thiện thủ tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Buộc Công ty phải trả cho ông Nguyễn Công Minh tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc và trả thêm 02 tháng tiền lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, tổng số tiền 28.000.000 đồng.( 6 tháng tiền lương 21.000.000đồng + 2 tháng tiền bồi thường 7.000.000đồng) Xin Quý Bộ cho tôi được hỏi là trong trường hợp nêu trên thì khi công ty trả tổng số tiền 28.000.000 đồng ( 6 tháng tiền lương 21.000.000đồng + 2 tháng tiền bồi thường 7.000.000đồng) , vậy tổng số tiền phải trả cho người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không ? Và nếu công ty tính thuế TNCN là đúng hay sai ? Kính nhờ Quý Bộ phúc đáp để tôi được rõ . Xin cám ơn 02/10/2024 Xem trả lời
  • Hỏi: Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH SEONG JI SÀI GÒN Địa chỉ trụ sở: Số 02, đường 3A, KCN Biên Hòa II, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai Mã số thuế: 3603365609 Ngày 26/10/2023, công ty chúng tôi nhận được công văn số 12351/CTDON-TTHT của Cục thuế hướng dẫn về chính sách thuế khi thực hiện chia tách doanh nghiệp như sau: “Trường hợp tách công ty, Công ty phải nộp hồ sơ khai thuế (bao gồm cả thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân) theo Khoản 6 Điều 43 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14”. Công ty Seong Ji đã thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo đúng hướng dẫn công văn. bao gồm bộ báo cáo tài chính theo TT200, tờ khai quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN từ ngày 01/01/2023 - 08/10/2023 (thời điểm công ty xảy ra sự kiện tổ chức lại doanh nghiệp) Đến nay, tại thời điểm nộp quyết toán thuế theo năm dương lịch, 31/12/2023. Riêng tờ khai quyết toán thuế TNCN, Khi chúng tôi quyết toán tiếp tục từ thời điểm 09/10/2023-31/12/2023 thì những người lao động đủ điều kiện ủy quyền quyết toán thuế TNCN tại công ty chúng tôi sẽ không được quyết toán. (HTKK không chọn được mục ủy quyền quyết toán) Căn cứ Theo Điều 8, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Từ đây sau khi được sự hướng dẫn thêm của phòng kê khai, Doanh Nghiệp Nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN cho thời điểm kết thúc báo cáo năm dương lịch 31/12 theo kỳ nguyên năm (01/01-31/12). Tuy nhiên, khi nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN theo kỳ nguyên năm (01/01-31/12) thì hệ thống không chấp nhận do Tờ khai bị trùng kỳ với Tờ khai đã nộp tại thời điểm xảy ra sự kiện tổ chức lại doanh nghiệp 08/10/2023. Tôi phải làm thế nào để nộp được tờ khai quyết toán thuế TNCN theo kỳ nguyên năm (01/01-31/12) trong trường hợp này 02/10/2024 Xem trả lời

Từ khóa » Bảng Kê Tiền Lương Và Các Khoản Thu Nhập Khác