Đối Xứng Trục Là Gì ? Đối Xứng Qua đường Thẳng ? Lý Thuyết, Tính ...
Có thể bạn quan tâm
Đối xứng trục là gì ? Hình như thế nào sẽ có trục đối xứng ? Cùng chúng tôi đi định nghĩa và giải đáp những thắc mắc dưới nội dung bài viết này nhé !
Tham khảo bài viết khác:
- Bí quyết giải bài toán bằng cách lập phương trình
- Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng là gì ? Lý thuyết và ví dụ – Toán lớp 8
Đối xứng trục là gì ?
Tóm tắt nội dung
- 1 Đối xứng trục là gì ?
- 1.1 1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
- 1.2 2. Hai hình đối xứng qua đường thẳng
- 2 Hình có trục đối xứng là hình như thế nào ?
- 3 Bài tập ví dụ minh họa có đáp án chi tiết
1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng
– Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
==> Quy ước: Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng của B qua đường thẳng d cũng chính là điểm B.
2. Hai hình đối xứng qua đường thẳng
– Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng d và ngược lại.
Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hai hình đó.
Hình có trục đối xứng là hình như thế nào ?
– Định nghĩa: Đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua đường thẳng d cũng thuộc hình H.
==> Ta nói rằng hình H có trục đối xứng.
– Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.
==> Đường thẳng d là trục đối xứng của hình thang cân ABCD.
Tham khảo thêm Tuổi Mão nên mua xe màu gì ? Màu xe thu hút tài lộc, may mắnBài tập ví dụ minh họa có đáp án chi tiết
Ví dụ minh họa: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Chứng minh rằng:
a) D đối xứng với E qua AH.
b) Δ ADC đối xứng với Δ AEB qua AH.
– Hướng dẫn giải:
a) Vì Δ ABC cân tại A có AH là đường cao theo giả thiết nên AH cũng là đường phân giác của góc A.
Theo giả thiết ta có AD = AE nên Δ ADE cân tại A nên AH là đường trung trực của DE
⇒ D đối xứng với E qua AH.
b) Vì Δ ABC cân tại A có AH là đường cao theo giả thiết nên AH cũng là trung trực của BC.
⇒ B đối xứng với C qua AH, E đối xứng với D qua AH.
Mặt khác, ta có A đối xứng với A qua AH theo quy ước.
⇒ Δ ADC đối xứng với Δ AEB qua AH.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết đối xứng trục là gì của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những nội dung bài viết tiếp theo trên trang web donghanhchocuocsongtotdep.vn nhé !
Người xem: 540Từ khóa » Giải Thích Trục đối Xứng
-
Đối Xứng Trục – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết đối Xứng Trục | SGK Toán Lớp 8
-
Trục Đối Xứng Là Gì ? Nghĩa Của Từ Trục Đối Xứng Trong Tiếng Việt
-
Đối Xứng Trục Là Gì? Các Dạng Bài Tập Thường Gặp Chi Tiết Từ A- Z
-
Lý Thuyết Và Bài Tập đối Xứng Trục (có Lời Giải)
-
Trục đối Xứng Là Gì
-
Trục đối Xứng Là Gì
-
Đối Xứng Trục. Đối Xứng Tâm - Toán Lớp 8 - Luyện Thi 123
-
Trục Đối Xứng Là Gì - Lý Thuyết Đối Xứng Trục Toán 8
-
[CHUẨN NHẤT] Điểm đối Xứng Là Gì? - TopLoigiai
-
Truc Doi Xung Là Gì - Từ Điển Tiếng Việt Trục Đối Xứng
-
Lý Thuyết Đối Xứng Trục Và Các Dạng Bài Thường Gặp| Giải Toán 8
-
Bài 3. Phép đối Xứng Trục - Null - ICAN
-
Sự đối Xứng Với Nhau Của Hai điểm Qua Một đường Thẳng