Đốm Nâu Lan Rộng - Tuổi Trẻ Online

Bác sĩ chỉ giúp bà xã tôi thường bị nổi mụn quanh vùng cằm khoảng 10 năm nay, rất đau nhức, có đi bệnh viện da liễu để điều trị nhiều lần. Bệnh viện có cho toa thuốc uống và bôi nhưng vẫn không hết. Xin BS cho biết chúng tôi phải làm sao, điều trị tiếp tục ở đâu?

SƠN LÂM

- Trả lời của phòng mạch online:

Trong câu hỏi này có hai vấn đề chính:

1. “Những đốm nâu nhạt, đậm dần và lan rộng toàn bộ hai bên vùng nách khoảng một năm là biểu hiện của bệnh nấm da. Đây là bệnh khá phổ biến do vi nấm cạn gây ra. Thường gặp ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều…

Tổn thương là các mảng da có thể có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, nâu, xám, trắng; trên bề mặt có vẩy mịn trắng, giới hạn rõ; diễn tiến lan rộng dần và có thể hợp với nhiều tổn thương khác tương tự ở cạnh nhau tạo nên các mảng to, có thể chiếm hết một vùng như nách nếu không được điều trị đúng. Tổn thương gây ngứa nhiều và ở vùng hay cọ xát. Do đó vùng da bị bệnh sẽ bị dày lên và sậm màu dần (phản ứng chàm hóa).

Tổn thương không phải do bệnh gan. Việc điều trị có thể kết hợp các biện pháp sau:

a. Bôi thuốc chống nấm:

- Thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, BSI… Thuốc có thể gây tác hại cho da như bội nhiễm vi trùng, dị ứng da.

- Ngày nay có rất nhiều loại thuốc kháng nấm bôi (Econazole, Miconazole, Clotrimazole…) rất tốt, hiệu quả, tiện dụng, ít gây tác hại cho da.

b. Uống thuốc chống nấm: khi bệnh nặng hoặc dùng thuốc bôi không hiệu quả, bao gồm các nhóm thuốc như Griseofulvin, Ketoconazole, Itraconazole, Fluconazole… Các thuốc này chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

c. Điều trị chàm hóa: có thể dùng thuốc bôi mềm da, thuốc bôi Steroid, thuốc uống giảm ngứa… theo toa bác sĩ chuyên khoa da liễu.

d. Ngoài ra bạn nên thực hiện tốt những việc sau đây nhằm hỗ trợ lành bệnh nhanh hơn và tránh lây lan cũng như tái phát bệnh:

- Diệt nguồn lây bằng cách luộc đồ dùng cá nhân trong nước sôi.

- Rắc thuốc bột chống nấm (Candid) vào những vùng da bệnh hoặc những vùng da bị ẩm ướt, cọ xát nhiều.

- Giữ vệ sinh thân thể, mặc quần áo thoáng mát, thay quần áo ngay khi bị ra mồ hôi ẩm, không dùng chung đồ dùng cá nhân.

2. “Thường nổi mụn quanh vùng cằm, rất đau nhức, khoảng 10 năm nay”: mụn trứng cá là một bệnh lý của nang lông - tuyến bã của da. Bệnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết. Do đó thường gặp ở lứa tuổi dậy thì và sẽ giảm dần khi bước vào lứa tuổi 30. Tuy nhiên trên một số cơ địa da nhờn nhiều, tăng nội tiết tố nam, những người lạm dụng mỹ phẩm hoặc bị tai biến da do thuốc bôi có chứa Corticosteroid thì mụn trứng cá có thể tái phát từng đợt liên tiếp nhau dù đã bước qua lứa tuổi dậy thì.

Việc điều trị mụn trong những trường hợp này nhằm ngăn ngừa những đợt mụn mới, hạn chế tối da vết tích do mụn để lại, giải quyết các bệnh lý có thể đi kèm với tình trạng thay đổi nội tiết, giúp da “cai nghiện” với các mỹ phẩm bôi có chứa Corticosteroid trước đây.

Vợ anh nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa và cần theo dõi điều trị bệnh trong khoảng thời gian dài (ít nhất hai tháng). Một số cơ sở có thể tham khảo như:

 Phòng CHĂM SÓC DA Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở I.

 Phòng KHÁM DA LIỄU - CHĂM SÓC DA Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương.

 Phòng khám Bệnh việ n D a l iễu TP. Hồ Chí Minh.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

Từ khóa » Da Sạm Nhiều đốm Nâu