Đòn Bẩy Kinh Doanh (operating Leverage) - Góc Học Tập
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức và Sự kiện
- Ngành nghề đào tạo
- Quan hệ doanh nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
- Nhân sự
- Kiểm định-Accreditation
- Liên hệ
- Giới thiệu
- Nhân sự
- Thông tin Tốt nghiệp - Capstone
- Tuyển sinh
- Hình Ảnh hoạt động
- Đoàn Thanh Niên
- Góc học tập
- Kiểm định-Accreditation
Đòn bẩy kinh doanh (operating leverage)
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh
Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu.
Đòn bẩy kinh doanh là khái niệm đề cập đến mức độ sử dụng định phí của một doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp có tỷ trọng định phí lớn và tỷ trọng biến phí thấp thì đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí của doanh nghiệp cao, lợi nhuận của doanh nghiệ sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác dụn của đòn bẩy kinh doanh.
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua công thức sau:
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh | = | Tổng số dư đảm phí | = | Tổng số dư đảm phí |
Lãi trước thuế | Tổng số dư đảm phí – Định phí |
Từ công thức trên cho thấy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí, định phí càng lớn, hiệu số của mẫu số của công thức càng nhỏ nên giá trị của đòn bẩy kinh doanh càng lớn.
Ứng dụng của đòn bẩy kinh doanh
Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu.
Trở lại trường hợp của hai doanh nghiệp A và B ở trên, đòn bẩy kinh doanh của hai doanh nghiệp A và B được tính như sau:
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (DN A) | = | Tổng số dư đảm phí | = | 40.000 ng.đ | = | 4 lần |
Lãi trước thuế | 10.000 ng.đ | |||||
Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (DN B) | = | Tổng số dư đảm phí | = | 80.000 ng.đ | = | 8 lần |
Lãi trước thuế | 10.000 ng.đ |
Theo kết quả tính được ở trên thì tốc độ tăng của lãi trước thuế ở doanh nghiệp A sẽ gấp 4 lần tốc độ tăng của doanh thu, và ở doanh nghiệp B là 8 lần. Vậy, nếu tỷ lệ tăng của doanh thu ở doanh nghiệp A là 1%, lãi trước thuế của doanh nghiệp A sẽ tăng gấp 4 lần, tức tăng 4%; và doanh nghiệp B sẽ tăng gấp 8 lần, tức 8%.
Ví dụ nếu doanh thu của cả hai doanh nghiệp A và B đều tăng thêm 5% thì lãi trước thuế của hai doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng như sau:
Doanh nghiệp A:
5% x 4 lần = 20%, tương ứng 10.000 ng.đ x 20% = 2.000 ng.đ
Doanh nghiệp B:
5% x 8 lần = 40%, tương ứng 10.000 ng.đ x 40% = 4.000 ng.đ
Một cách tổng quát, dựa vào hệ số đòn bẩy kinh doanh, sự biến động của lợi nhuận theo sự biến động của doanh thu được xác định bằng công thức:
% thay đổi lợi nhuận = % thay đổi doanh thu x hệ số đòn bẩy kinh doanh.
Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là sự đánh giá phạm vi mà định phí được sử dụng trong xí nghiệp. Nó sẽ lớn trong những doanh nghiệp mà tỷ lệ của định phí thấp so với biến phí. Nếu một Công ty có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao thì khi đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh số. Chỉ cần một tỷ lệ nhỏ tăng lên trong doanh số có thể làm tăng một tỷ lệ cao hơn trong lợi nhuận, hoặc giảm cũng tương đương như vậy.
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ tăng lớn hơn nếu các mức doanh số càng ở gần điểm hòa vốn và giảm dần khi doanh số và lợi nhuận tăng.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ mà có thể biểu thị nhanh chóng ảnh hưởng của những biến động % khác nhau trong doanh số đến lợi nhuận mà không cần phải lập các báo cáo thu nhập chi tiết. Nếu một Công ty đã khá gần điểm hòa vốn thì sau đó dù chỉ là những sự tăng lên rất nhỏ trong doanh số cũng có thể làm sinh ra một lượng lợi nhuận lớn.
» Tin mới nhất:
- Những Website Check Lỗi Ngữ Pháp Tiếng Anh Chất Lượng (18/05/2024)
- The writing process and assessment (18/05/2024)
- Những kinh nghiệm làm đồ án dành cho sinh viên kiến trúc (18/05/2024)
- Vai trò của các công cụ khuyến mãi đối với hành vi tiêu dùng (18/05/2024)
- Quyết định đầu tư chứng khoán và các mô hình nghiên cứu (18/05/2024)
» Các tin khác:
- Phân loại chi phí theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư (18/12/2018)
- Lý thuyết đặc điểm về lãnh đạo – cách tiếp cận ra đời sớm nhất giải thích về hiện tượng lãnh đạo thành công. (18/12/2018)
- Năm chiều hướng tính cách big five và ảnh hưởng đến hành vi trong công việc (18/12/2018)
- Kế toán các khoản nợ khó đòi theo phương pháp lập dự phòng (Phần 2) (18/12/2018)
- Kế toán các khoản nợ khó đòi theo phương pháp lập dự phòng (Phần 1) (18/12/2018)
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Góc nhìn từ quản lý chi phí tiền lương (P2) (18/12/2018)
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Góc nhìn từ quản lý chi phí tiền lương (P1) (18/12/2018)
- Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến các ngành nghề của nền kinh tế (18/12/2018)
- Cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng 4.0 (18/12/2018)
- Group Decision Making and How to Promote Group Decision Making (18/12/2018)
Đối tác & Hợp tác
Copyright © 2017 Viện Đào Tạo Quốc Tế - Đại học Duy Tân
Từ khóa » độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh Phụ Thuộc Vào
-
Phân Tích đòn Bẩy Tài Chính Và Mối Quan Hệ Với Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
-
Hệ Thống đòn Bẩy Kinh Doanh Và đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
-
Tầm Quan Trọng Của đòn Bẩy Kinh Doanh Trong Kế Toán Quản Trị
-
Độ Lớn đòn Bẩy Kinh Doanh
-
Phối Hợp đòn Bẩy Tài Chính Và đòn Bẩy Kinh Doanh
-
Đòn Bẩy Kinh Doanh (Operating Leverage - OL) Và Công Thức DOL
-
Độ Lớn Đòn Bẩy Kinh Doanh - Blog Chia Sẻ AZ
-
Đòn Bẩy Kinh Doanh - SlideShare
-
Phân Tích đòn Bẩy Tài Chính Trong Doanh Nghiệp - Vinen Edu
-
[PDF] BÀI 7: RỦI RO VÀ ĐÒN BẨY CỦA DOANH NGHIỆP - Topica
-
3 Đòn Bẩy Kinh Doanh Giúp Tối ưu Hoạt động Doanh Nghiệp - 1BOSS
-
Tài Chính Dòng Tiền: Tại Sao đòn Bẩy Kinh Doanh được Ví Như Con ...
-
DOL Là Gì? Lý Giải Vì Sao Nhà Quản Trị Quan Tâm đến DOL
-
[PDF] Hệ Thống đòn Bẩy - Hiast