Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì, Công Thức Tính Và 5 Chỉ Số Phổ Biến - Bizfly

Mục lục [Hiện]
  1. Đòn bẩy tài chính là gì?
  2. Vai trò và tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính trong đầu tư
  3. Công thức tính đòn bẩy tài chính
    1. Công thức tính đòn bẩy tài chính
    2. Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)
    3. Công thức tính hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
  4. Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
    1. Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác
    2. Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác
    3. Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác
    4. Thuê người làm việc thay mình

Đòn bẩy tài chính thường được các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Vai trò, công thức và cách sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là việc sử dụng vốn vay (nợ) để hỗ trợ cho việc đầu tư, kinh doanh, với kỳ vọng rằng lợi nhuận sau thuế từ giao dịch sẽ lớn hơn chi phí đi vay. 

Nói cách khác, đòn bẩy tài chính cho phép doanh nghiệp sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện các khoản đầu tư lớn hơn, nhằm gia tăng lợi nhuận tiềm năng cho chủ sở hữu vốn.

Ví dụ: Một nhà đầu tư vay ngân hàng 3 tỷ đồng với lãi suất 10%/năm để đầu tư vào cổ phiếu. Sau một năm, nhà đầu tư bán cổ phiếu và thu về 4 tỷ đồng. Sau khi trả cho ngân hàng 3,3 tỷ đồng (cả gốc và lãi), nhà đầu tư có được lợi nhuận là 700 triệu đồng.

Như vậy việc sử dụng phương pháp đòn bẩy tài chính đã giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận 700 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu giá của cổ phiếu sau khi bán thấp hơn giá cổ phiếu lúc đầu thì nhà đầu tư sẽ không thu được tiều như lúc đầu và bị thua lỗ. Chính vì vậy, đòn bẩy tài chính là một phương pháp hữu ích trong kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là việc sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho việc đầu tư, kinh doanh
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là việc sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho việc đầu tư, kinh doanh

Vai trò và tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính trong đầu tư

Phương pháp đòn bẩy tài chính hiện được nhiều nhà kinh doanh tin tưởng lựa chọn bởi nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích nổi bật, có thể kể đến như:

  • Góp phần thúc đẩy gia tăng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 
  • Giúp doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn vào các dự án tiềm năng mà không cần sử dụng hết vốn chủ sở hữu. Đồng thời, đòn bẩy tài chính cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và mở rộng thị phần.
  • Giảm lãi vay khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư. 

Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng đòn bẩy tài chính cũng mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chẳng hạn như:

  • Rủi ro tài chính

Nếu doanh nghiệp không hoạt động hiệu quả, lợi nhuận không đủ để trả lãi vay, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ.

  • Rủi ro thị trường

Khi giá trị tài sản giảm xuống, doanh nghiệp có thể bị tổn thất nặng nề. 

Do đó, doanh nghiệp cần sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thận trọng và có trách nhiệm.

Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh
Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Trong kinh doanh, để tính đòn bẩy tài chính, các nhà kinh doanh có thể sử dụng những công thức sau:

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Cách 1: Tính bằng hệ số nợ chia cho tổng tài sản (Debt / Asset)

D/A = Nợ vay / Tổng tài sản 

Cách 2: Tính bằng hệ số nợ chia cho vốn chủ sở hữu (Debt / Equity)

D/E = Nợ vay / Vốn chủ sở hữu 

Trong đó:

  • Nợ vay: Gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Tổng tài sản: Bao gồm tất cả tài sản của doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu: Gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ khác.

Công thức tính mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL)

Trong đó:

  • EBIT: Là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • F: Chi phí cố định
  • v: Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
  • p: Giá bán
  • Q: Số lượng sản phẩm
  • I: Lãi vay phải trả

Giả sử:

Công ty C có lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 120 tỷ đồng, công ty C vay 60 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất 12%/năm và sử dụng vốn vay để đầu tư vào dự án, dự kiến mang lại lợi nhuận 18%/năm.

Bài toán: 

Tính toán mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) của Công ty C: 

DFL = EBIT / (EBIT - I) 

DFL = 120 tỷ đồng / (120 tỷ đồng - (60 tỷ đồng * 12%)) 

DFL = 120 tỷ đồng / 100.8 tỷ đồng 

DFL ≈ 1.19

Phân tích 

Mức độ tác động của DFL: DFL = 1.19 cho thấy mỗi đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty C có 1.19 đồng đến từ vốn vay. Điều này có nghĩa là việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng lợi nhuận của công ty C lên 19%.

Công thức tính hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE được tính theo công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu 

hay

ROE = Thu nhập ròng / doanh thu x doanh thu / tổng tài sản x tổng tài sản / vốn cổ đông

Giả sử

Công ty B có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Công ty B là 100 tỷ đồng. 

Bài toán

Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty B:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu 

ROE = 20 tỷ đồng / 100 tỷ đồng 

ROE = 0.20 

Phân tích

Chỉ số ROE: ROE = 0.20 (hay 20%) cho thấy mỗi đồng vốn chủ sở hữu của Công ty B đã tạo ra 0.20 đồng lợi nhuận sau thuế.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Đòn bẩy tài chính là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả: 

Tận dụng nguồn tiền từ nguồn khác

Có 2 cách sử dụng hình thức đòn bẩy bao gồm:

Cách 1: Doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có thể vay từ các công ty hoặc ngân hàng tài chính và trả theo kỳ hạn. Tuy nhiên, với hình thức này, lãi suất cao dễ dàng dẫn đến khó khăn tài chính, thậm chí là phá sản.

Cách 2: Huy động vốn từ các cổ đông. Với cách này, doanh nghiệp phát hành các cổ phiếu để thu hút các cổ đông, qua đó, sử dụng nguồn vốn từ việc bán cổ phiếu để đầu tư.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp
Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

Tận dụng ý tưởng và kinh nghiệm của người khác

Đây là một chiến lược thông minh trong đòn bẩy tài chính, giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số cách để bạn thực hiện điều này:

  • Học hỏi từ những người thành công

Bạn có thể tìm đọc những cuốn sách hoặc tham gia các khóa học chuyên sâu để nâng cao trình độ trong lĩnh vực của mình. Ngoài ra, tham gia các hội nhóm, diễn đàn và theo dõi những người thành công sẽ giúp bạn đọc hỏi được nhiều điều từ cách họ suy nghĩ, cách họ đưa ra quyết định và cách họ giải quyết vấn đề.

  • Hợp tác với những người khác

Việc hợp tác với những người có cùng mục tiêu và sở thích có thể giúp bạn đạt được thành công nhanh chóng hơn. Bạn có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng, nguồn lực và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đầu tư.

  • Tìm kiếm mentor

Một mentor là người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Họ có thể hướng dẫn bạn, chia sẻ lời khuyên và giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm phổ biến.

Sử dụng thời gian và nguồn lực của người khác

Đòn bẩy tài chính không chỉ giới hạn ở việc sử dụng vốn vay mà còn bao gồm việc tận dụng thời gian và nguồn lực của người khác để gia tăng hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể thực hiện một số cách sau:

  • Tận dụng công nghệ

Các nhà đầu tư có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ đầu tư nhằm hỗ trợ đội ngũ nhân viên phân tích dữ liệu để để tối ưu hóa, tăng khả năng đầu tư thành công cũng như tiết kiệm thời gian của mình. 

Đồng thời, bạn có thể sử dụng các tính năng được cung cấp từ phần mềm hỗ trợ của BizCRM như: Quản lý thông tin khách hàng tập trung, tăng tỷ lệ chốt đơn thành công nhanh chóng, đánh giá hiệu quả Marketing & Sale dễ dàng,... Thông qua đó tối ưu tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

  • Xây dựng đội ngũ

Thay vì tự mình làm mọi việc, hãy xây dựng một hệ thống đội ngũ nhân viên hỗ trợ hoàn thành công việc một cách tự động hoặc bán tự động. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực, tăng hiệu quả làm việc của doanh nghiệp.

Tận dụng công nghệ và xây dựng đội ngũ mạnh mẽ để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
Tận dụng công nghệ và xây dựng đội ngũ mạnh mẽ để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Thuê người làm việc thay mình

Thay vì tự mình làm tất cả mọi việc, hãy ủy thác những công việc mà bạn không giỏi hoặc không có thời gian làm cho người khác. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tập trung vào những công việc quan trọng hơn, tập trung vào những hoạt động cốt lõi tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. 

Giả sử, nếu bạn không giỏi tính toán sổ sách, tài chính hay quản lý và điều hành doanh nghiệp thì bạn có thể thuê công ty dịch vụ để thực hiện.

Qua bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về đòn bẩy tài chính và cách sử dụng đòn bẩy tài chính thành công. Hãy theo dõi và thường xuyên truy cập vào Bizfly để cùng tìm hiểu thêm những thông tin thú vị mới nhé

Từ khóa » độ Bẩy Tài Chính Là Gì