Đón đầu Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bạch Tuộc Trĩu Trái - Sfarm

Mấy nay giống cà chua bạch tuộc “siêu to siêu khổng lồ” đang trở thành hot trend làm mưa làm gió trong giới làm vườn sân thượng. Đây là một loại cà chua lai cho năng suất rất cao, thân cây lan rộng bao kín cả giàn giống như một con bạch tuộc. Với đặc điểm độc lạ nên đây là giống cà chua mà rất nhiều người đang muốn chinh phục cho vườn nhà. Trong bài viết này, Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn mọi người kỹ thuật trồng cà chua bạch tuộc trĩu trái, cùng theo dõi nhé.

  1. 1/ Đặc điểm của cà chua bạch tuộc
  2. 2/ Điều kiện phát triển của cà chua bạch tuộc
    1. 2.1 Thời vụ
    2. 2.2 Ánh sáng
    3. 2.3 Đất trồng
    4. 2.4 Chậu trồng
  3. 3/ Cách trồng cà chua bạch tuộc
    1. 3.1 Chuẩn bị đất
    2. 3.2 Gieo hạt
    3. 3.3 Trồng ra chậu lớn
  4. 4/ Chăm sóc cây cà chua bạch tuộc
    1. 4.1 Tưới nước
    2. 4.2 Làm cỏ, vun xới
    3. 4.3 Bón thúc
    4. 4.4 Làm giàn
    5. 4.5 Cắt tỉa và tạo tán
    6. 4.6 Phòng sâu bệnh
  5. 5/ Thu hoạch cà chua bạch tuộc

1/ Đặc điểm của cà chua bạch tuộc

Cà chua bạch tuộc có khả năng sinh trưởng mạnh, cao lớn, năng suất và kháng bệnh cao. Chiều cao thường đạt 5m, đường kính lan nhánh của chúng khoảng 50 m² và có khoảng 5 – 6 quả cà chua trên một chùm. Theo dự tính, cà chua bạch tuộc có thể ra quả trong khoảng 15 năm, sẽ bắt đầu đậu quả vào năm thứ hai sau khi trồng.

Cách trồng cà chua bạch tuộcGiàn cà chua bạch tuộc trĩu trái trên sân thượng Lào Cai

2/ Điều kiện phát triển của cà chua bạch tuộc

2.1 Thời vụ

Cây cà chua bạch tuộc có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng hầu hết những người làm vườn có kinh nghiệm khuyên nên trồng cà chua bạch tuộc vào cuối mùa đông hoặc những ngày đầu mùa xuân. Để có giàn cà chua bạch tuộc chín đỏ đẹp vào dịp tết Nguyên đán thì thời điểm bắt đầu trồng cà chua bạch tuộc là đầu tháng 8 dương lịch.

2.2 Ánh sáng

Cà chua bạch tuộc là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng tốt nhất cho cây là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất 6 – 7 tiếng/ngày. Nếu trồng ở nơi thiếu ánh sáng thì việc hình thành noãn của quả sau này rất kém.

2.3 Đất trồng

Đất trồng lý tưởng cho cây cà chua phải giàu mùn hữu cơ, tơi xốp, dễ thoát nước, hoàn toàn sạch mầm bệnh và pH từ 6.2 – 6.8.

2.4 Chậu trồng

Chậu trồng phải đủ rộng & sâu để khi cần có thể bổ sung thêm phân & đất cho cây (chậu rộng 1m2, sâu 45-60cm trồng 1-2 cây)

3/ Cách trồng cà chua bạch tuộc

3.1 Chuẩn bị đất

– Nếu trồng trên đất cũ thì cần bổ sung thêm phân trùn quế, chế phẩm EM để cải tạo lại đất. Không trồng trong đất đã từng trồng ớt, cà chua, cà tím, cây họ dưa,….

– Nếu trồng đất mới thì trộn theo tỉ lệ: 5 đất sạch : 3 phân hữu cơ trùn quế ( có thể thêm các thành phần dinh dưỡng khác nếu có như: bã bia, bột đậu tương, bánh dầu, vỏ trứng …) : 2 mụn dừa : 1 trấu hun, nhớ thêm chế phẩm Trichoderma. Trộn đều tất cả các thành phần ủ 7-10 ngày (trừ phân & nấm) vì khi trộn đất cùng vôi, bánh dầu & bột đậu tương gặp độ ẩm của đất sẽ sinh nhiệt rất cao giúp diệt các mầm bệnh trong đất nhưng cũng sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất, phân & nấm. Vì vậy phân vi sinh hữu cơ, phân chuồng hoai mục & nấm sẽ đc trộn sau khi đất đã ủ.

Ngoài ra có thể dùng đất sạch trồng rau ăn củ quả Sfarm đã phối trộn đủ đầy các thành phần, giàu dinh dưỡng, dồi dào vsv Trichoderma.

Đất sạch Sfarm giàu mùn hữu cơĐất sạch trồng rau ăn quả SFARM (bao đỏ)

3.2 Gieo hạt

– Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh), sau 4 tiếng vớt ra ủ trong khăn giấy ẩm.

– Sau khoảng 3 ngày hạt nứt nanh sẽ vùi vào khay ươm, với độ sâu khoảng 1.5 cm, sau đó tưới nước và phủ màng che lên.

Cay Ca Chua Bach Tuoc (3)

– Khoảng 3 – 4 ngày cà chua sẽ nảy mầm. Tưới nước cho cây con khi thấy đất khô (mỗi ngày/lần) và chỉ nên tưới bằng vòi sen nhỏ.

Cay Ca Chua Bach Tuoc (4)

3.3 Trồng ra chậu lớn

– Chuẩn bị chậu trồng: cao từ 50 – 55cm, dài khoảng 1m. Nếu trồng lên đất thì đào hố sâu khoảng 50 cm.

– Sau 25 – 30 ngày, cây cao khoảng 15cm và có từ 3 – 5 lá thật tiến hành trồng vào chậu lớn. Chọn những cây con khỏe nhất, vì chúng có sức sống cao.

– Tiến hành cho đất vào 2/3 chậu, đặt cây con vào lấp đất đến sát 2 lá mầm. Khi cây lớn dần thì tiếp tục cho thêm đất, vun gốc phủ lá mầm đến khi đầy chậu. Sau đó nên dùng rơm hoặc viên đất nung (sỏi nhẹ) phủ bề mặt chậu để giữ ẩm cho đất.

Cay Ca Chua Bach Tuoc (2)

4/ Chăm sóc cây cà chua bạch tuộc

4.1 Tưới nước

– Tưới nước mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc trước 5h chiều, chỉ tưới khi thấy đất đã khô, không tưới lên lá.

– Khi cây ra trái, tốt nhất là nên tưới vào buổi sáng, vì lúc này vỏ của quả chín nở ra, và thu hẹp lại vào buổi tối. Nếu tưới buổi tối, cà chua sẽ nứt ra, vì nước chảy vào sẽ làm vỡ vỏ từ bên trong.

4.2 Làm cỏ, vun xới

Làm sạch cỏ dại trong chậu, dùng cào xới nhẹ đất và vun gốc cho cà chua để tăng độ thông thoáng giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh.

4.3 Bón thúc

Cà chua bạch tuộc cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, các chất khoáng cần thiết với cà chua bạch tuộc là: Boron, Magie, Kali, Kẽm, Đồng, Đạm và Photpho.

– Bón phân hữu cơ trùn quế 1 lần/tuần, bổ sung thêm trấu hun, đạm cá.

– Mỗi tuần 2 lần, có thể bổ sung dinh dưỡng bằng dung dịch nước pha thảo dược như: sữa tươi, dịch chuối, nước vo gạo,…

4.4 Làm giàn

Khi cây được 1 tháng tuổi thì tiến hành làm giàn để nâng đỡ nhánh cây. Giàn thường cao 2m, làm bằng tre, nứa, không dùng giàn kim loại dễ cây cháy cây. Dùng dây nhựa hoặc dây rút để cố định các nhánh lên giàn. Khi làm giàn chỉ có 3 lưu ý nhỏ:

– Xác định rõ giống cà chua mình trồng là giống vô hạn hay hữu hạn, cây leo thấp hay leo cao, quả to hay nhỏ … để chọn cách làm giàn cho phù hợp. – Nên làm giàn trước khi trồng hoặc ngay khi mới trồng để cây cà chua không bị ảnh hưởng bộ rễ. Làm giàn muộn cây ko chắc gốc, cắm que giàn muộn sẽ làm đứt rễ non ko tốt cho quá trình phát triển của cây. – Khi buộc thanh ngang của giàn nên buộc ở phía ngược lại với phí của cây cà chua để khi buộc cố định thân cây sẽ ko bị ưỡn cong dễ bị nứt thân…

Cà chua bạch tuộc vườn chị Huyền Khánh (Lào Cai)Cà chua bạch tuộc vườn chị Huyền Khánh (Lào Cai)

4.5 Cắt tỉa và tạo tán

– Loại bỏ lá úa vàng và sâu bệnh để tăng độ thông thoáng của bụi cà chua trong vườn.

– Phần dưới gốc chỉ giữ lại thân chính và 2 – 3 nhánh phụ, cắt tỉa những nhánh phụ khác ở từ gốc đến giàn để cây dưỡng sức phân nhánh trên giàn.

– Cắt bỏ hoa, đến khi cây phủ nhánh kín giàn thì mới để cây ra hoa đồng loạt nhằm hướng đến chiều cao và độ rộng lý tưởng nhất cho cây.

4.6 Phòng sâu bệnh

Chia sẻ cách phòng trị sâu bệnh hoàn toàn hữu cơ tham khảo từ chị Huyền Khánh (Lào Cai).

– Phòng bệnh nấm lá có 2 cách sau:

Cách 1: Ngâm nước vôi trong (1kg/10lit nước) chắt lấy nc trong phun cho cây tuần 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, cặn vôi hoà thêm nước tưới đều quanh gốc cà chua. Cách 2: Pha 5 giọt dung dịch VSPN pha với 1 lít nc phun ướt đều thân & 2 mặt lá tuần 1 lần, phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

– Phòng & tri bệnh nhện đỏ:

Cách 1: Dùng 1/2 nắp dung dịch nước súc miệng LISTERINE pha với 5 lit nước phun cho cây vào hôm trời mát, buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Cách 2: Thuốc lào ngâm rượu, ngâm 1 lần dùng nhiều lần (1 lạng thuốc lào ngâm 1lit rượu) ngâm từ 2-3 ngày. Chắt lấy 10ml pha với 1lit nước sạch + 5 giọt dầu ăn phun ướt đều mặt đất, thân & 2 mặt lá. Nếu phòng bệnh phun vào buổi sáng hoặc chiều mát tuần 1 lần. Nếu trị bệnh phun 3 ngày liên tục vào buổi tối. Ngoài ra có thể trị bệnh nhện đỏ bằng dầu khoáng 999 hay dầu Neem & các loại tinh dầu khác hoặc tham khảo cách cách trị nhện khác. Bo Tri Hoa Hong (8)Thuốc lào

– Xoăn ngọn:

Có nhiều nguyên nhân gây xoăn ngọn, trong đó có nguyên nhân đất trồng trộn quá nhiều phân, nhất là phân gà. Khi cây bị xoăn ngọn mình nhổ bỏ vì ko biết trị bệnh.

– Héo lá

Có nhiều nguyên nhân, để bắt đúng bệnh phải xem đc hình lá. Nhưng phần nhiều héo lá mà héo cả thân hoặc héo từng phần có thể do cây bị bệnh héo xanh hoặc đất trồng có con Sùng đất cắn rễ gây chết cây. Cũng có thể héo lá là do nấm bệnh. * Lưu ý: Để cây cà chua ít bệnh nên thường xuyên cắt bỏ lá già, lá có biểu hiện bệnh. Nên tưới cây vào buổi sáng, hạn chế tưới lên lá & tưới cây vào buổi tối.

5/ Thu hoạch cà chua bạch tuộc

Thời gian thu hoạch quả sau khi lên giàn khoảng 5 tháng. Cây sẽ tiếp tục đậu quả cho đến hết mùa vụ. Nên thu hoạch vào sáng sớm thì quả sẽ chất lượng hơn.

Cay Ca Chua Bach Tuoc

Như bạn có thể thấy, cách trồng cà chua bạch tuộc cũng vô cùng đơn giản giống như cà chua thông thường, chỉ khác ở phần lên giàn cho cây. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được hết kỹ thuật và có thể tự tay trồng được giống cà chua siêu hấp dẫn này cho gia đình của mình. Chúc các bạn thành công! Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng dưa hấu đỏ đón Tết chuẩn hữu cơ
  • Bí quyết kích hoa giấy trồng chậu nở rộ ngày Tết
  • Kỹ thuật chăm sóc & bón phân cho cây mai
  • Tại sao nên sử dụng phân trùn quế cho cây, hoa kiểng
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (14 bình chọn)

Từ khóa » Cách Trồng Cà Chua Bạch Tuộc Leo Giàn