Đơn đề Nghị Cấp Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội: Mẫu Số 06/SHB - Luật Sư 247

Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến người lao động mất sổ và có nhu cầu làm đơn cấp lại sổ bảo hiểm. Luật sư X xin cung cấp mẫu số 06/SHB: Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hiện nay.

Các trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH; có 03 trường hợp người tham gia BHXH được cấp lại sổ:

– Cấp lại sổ (bìa và tờ rời) khi: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ khi: sai giới tính, quốc tịch.

– Cấp lại tờ rời sổ khi: mất, hỏng.

Xem thêm: Mẫu 13-HSB Giấy ủy quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN

Thủ tục đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội:

Sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng cũng như là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH.

Nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người lao đồng cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS: Mẫu tờ khai tham gia BHXH, BHYT mới nhất)

– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH) của người sử dụng lao động.

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ, người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc thông qua đơn vị đang làm việc.

Trong thời gian không quá 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được nhận sổ BHXH mới. Trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày.

(khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Xem trước và tải xuống

Download Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội [162.00 B]

Mợi bạn xem thêm bài viết:

  • Hướng dẫn người lao động tra cứu mã BHXH nhanh chóng chính xác.
  • Không được chốt sổ BHXH khi nghỉ việc người lao động cần làm gì?

Hy vọng bài viết có ích cho độc giả!

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Không được chốt sổ BHXH người lao động cần làm gì?

Khiếu nại:Người lao động có quyền khiếu nại căn cứ vào quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động có quyền đề nghị doanh nghiệp xem xét lại hành vi của mình. Khi có căn cứ cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy khi không được chốt sổ bảo hiểm bạn có thể khiếu nại lên chính người sử dụng lao động.Gửi đơn đến: người có trách nhiệm là người sử dụng lao động.

Không đóng Bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; thì được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm; thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội theo Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Giấy đề Nghị Cấp Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội