Đồn Em Hay Truyện Thúy Kiều

  • Đồn em hay truyện Thúy Kiều

    Đồn em hay truyện Thúy Kiều Lại đây mà giảng mấy điều cho minh Vì đâu Kiều gặp Kim sinh? Vì đâu Kiều phải bán mình chuộc cha? Vì đâu Kiều phải đi xa? Vì đâu Kiều phải vào nhà lầu xanh? Hoa trôi bèo dạt đã đành Vì đâu mắc phải Sở Khanh nói lừa? Vì đâu kết tóc xe tơ? Vì đâu Kiều phải lên chùa làm sư? Vì đâu Kiều gặp họ Từ? Báo ân báo oán trả thù sạch không? Vì đâu Kiều bị mất chồng? Vì đâu Kiều phải xuống sông Tiền Đường? Bao nhiêu nghĩa thảm, tình thương Em ơi giảng hết mọi đường anh nghe – Em đây thông truyện Thúy Kiều Em xin giảng hết mọi điều mọi tinh Chơi xuân Kiều gặp Kim sinh Vì thằng hàng tấm, Kiều phải bán mình chuộc cha Vì ba trăm lạng, Kiều phải đi xa Vì mụ Tú Bà, Kiều mắc lầu xanh Hoa trôi bèo dạt đã đành Sơ mưu mắc phải Sở Khanh nói lừa Vì chàng Thúc kết tóc xe tơ Vì Hoạn Thư, Kiều phải lên chùa làm sư Ba năm Kiều gặp họ Từ Báo ân báo oán trả thù đã xong Vì lời nói, Kiều phải mất chồng Vì Hồ Tôn Hiến, Kiều phải xuống sông Tiền Đường Bao nhiêu nghĩa thảm, tình thương Em đã giảng hết mọi đường anh nghe

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • đối đáp
      • Thúc Sinh
      • Thúy Kiều
      • Kim Trọng
      • lầu xanh
      • sở khanh
      • sông Tiền Đường
      • tình thương
      • tú bà
      • truyện Kiều
      • hồ tôn hiến
      • tứ hải
    • Người đăng: Lê Minh Quang
    • 2 September,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Đi đứng thì phải khoan thai

    Đi đứng thì phải khoan thai Đừng đi vội vã lồn nhai trẹo lồn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 August,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Em ơi chớ có bồn chồn

    Em ơi chớ có bồn chồn Đến năm mười bốn thì lồn mọc lông Mười lăm chỗ có chỗ không Đến năm mười sáu thì lông ra đều Mười bảy lông ngả một chiều Đến năm mười tám có nhiều sợi quăn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 28 June,2022
  • Sầu từ bể Sở, sông Ngô

    Sầu từ bể Sở, sông Ngô Lấy ai chăm sóc sớm khuya việc chường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Phan An
    • 10 April,2022
  • Con thơ anh bỏ cho nường

    Con thơ anh bỏ cho nường Mẹ già đầu bạc phận nường long đong

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Phan An
    • 10 April,2022
  • Lặc lìa biển trải thảm xanh

    Lặc lìa biển trải thảm xanh Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi Vườn hoa bướm lượn thảnh thơi Gió đưa buồm trắng ra khơi chập chờn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Phan An
    • 9 April,2022
  • Ví dù theo lái xuống tàu

    Ví dù theo lái xuống tàu Thì em mới biết cá gầu có gai Con bơn, con nhệch là hai Con còng, con ghẹ, nó tài đào hang Kể rằng cá đuối bơi ngang Cái đuôi có điện ra đàng làm cao Lại tăm con cá đuối sao Nước lên cả nước gặp ngay cá ngần Biển sâu lại có chướng ngầm Cá ăn nó lượn ba lần nó ra Cá Ông thì ở bể xa Lưỡng long chầu nguyệt có ngà đôi bên Lần đầu xuống bến xuống thuyền Sao mà em biết nhãn tiền cá Ông Ví dù em có sang sông Thì em mới biết cá Ông chầu đền Kể từ mặt biển kể lên Chim, thu, nhụ, đé, vược hên nhất đời Cá he ngậm nước bao giờ Mà em dám nói đổ ngờ cá he Kể cả con cá mòi he Xương dăm vẫn mặc cứ le cho vào Kể từ con cá chuồn hoa Nó nhảy một cái qua ba lần thuyền Kể từ con cá đối đen Bắt được đi bán lấy tiền ăn chơi Dưới bể có cả đồi mồi Có con lợn bể nó bơi cả ngày Kể cả con cá mó tày Vàng xanh cả vẩy cả vây cũng mừng Kể cả con mực, con nhưng Cứ cầm cho chặt lưới thừng không buông Con mực nhuộm đục cả luồng Đón đuôi thả lưới mà buông đến cùng Cá mập bơi lội vẫy vùng Khoanh tay vược lộn ở vùng bể Đông Kể từ cá mú, cá song Cá nhung, cá cúng, cá hồng Áng Gai Cá sông kể cũng rất tài Cá mè, cá chép, ở khe ngọn nguồn Trở giời nó mới lượn lên Ví dù em ở đồng trên gần nguồn Thì em mới biết nguồn cơn Thì em mới biết cá rô, trê đồng Bây giờ em chưa có chồng Làm gì em biết thuộc lòng cá chim?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lao động sản xuất
      • Khác
    • Thẻ:
      • đánh cá
      • Quảng Ninh
    • Người đăng: Phan An
    • 7 April,2022
  • Em lên lưng voi em hỏi cái đường vạn tượng

    Em lên lưng voi em hỏi cái đường vạn tượng Tay em lại dắt dê hỏi chốn lan dương Đố anh mà đối đặng em cho soi gương vàng. – Dây bí ngô trèo trên cây trụ tàu Cờ thượng mã phất sau đuôi ngựa Anh đối đặng rồi lật ngửa gương ra.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • chơi chữ
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Đêm hăm lăm tháng hai năm Mão

    Đêm hăm lăm tháng hai năm Mão Quan trường giã gạo giữa chốn ba quân Bạn mày râu ai giỏi quốc văn Về đây tranh giải với bạn thoa quần thử chơi – Gái Tây Thi chẳng ai bì bên nước Việt Gái Văn Khương lại ở bên nước Tề Nực cười cô gái nhà quê Đến đây có dám trổ nghề văn chương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Quan Thừa Thiên thì mang áo địa

    Quan Thừa Thiên thì mang áo địa, Lính Đông Hải đội nón dầu sơn Trai nam nhi đối đặng, thiếp kết nghĩa Tấn Tần ngàn năm. – Gái nước Nam buôn hàng thuốc Bắc Trai Đông sàng cảm động miền Tây Anh đã đối đặng, em rày tính sao.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • đối đáp
      • chơi chữ
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Đan tấm mành mành khó đổi khó thay

    Đan tấm mành mành khó đổi khó thay Một khi căn duyên hòa hợp bác chống cao tay cũng hỏng cằm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
Có cùng từ khóa:
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Trời sinh ra núi Ba Vì

    Trời sinh ra núi Ba Vì Còn như đôi vú ai thì sinh ra? – Vú em bác mẹ sinh thành Mỗi ngày một lớn do tay anh vun trồng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 17 May,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Kim sứt khu đòi luồn chỉ thắm

    Kim sứt khu đòi luồn chỉ thắm Hoa đã tàn đòi cắm độc bình cao Tiết trinh em để chỗ nào Mà anh qua mười hai bến nước, bến nào cũng có em? – Em sinh ra giữa chốn kinh kì Không làm nghề ấy, biết lấy gì nuôi anh?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Hồ này có con cá rô rô

    Hồ này có con cá rô rô Anh câu cho được cũng xương khô cốt tàn – Hồ này có con cá thiêng tinh Anh câu không được anh rình anh đâm.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Chú kia thấp thấp lùn lùn

    Chú kia thấp thấp lùn lùn Tui tưởng con trùn, tui dậm dưới chân – Thầy mẹ sinh anh ra giữa rú giữa ri Muỗi lằn cắn hết, còn khúc chừng ni ơi nường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Tiếng đồn anh làm thợ khéo

    Tiếng đồn anh làm thợ khéo Em đem qua một bức, mực mẹo anh cũng có dò Cớ làm sao không đưa cái lưỡi chàng vô chấn mộng, để mộng lò khó coi? – Anh đây làm thợ khéo Em đem qua một bức, mực mẹo anh cũng có dò Bữa qua anh sang bên nhà, thầy mẹ có nói, chấn chi thì chấn, để cái mộng lò mà treo nghi.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Ai tới trường cho tui gởi mo cơm

    Ai tới trường cho tui gởi cơm mo Hai bên thịt nạc giữa tôm kho với đường – Tôm kho đường xin kỉnh lại mệ ôn Anh đây phận rể, có không cũng đành

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Cây don don, lá don don

    Cây don don, lá don don Của em méo đành phận méo, không dám khoe tròn với anh – Cây dai dai, lá dai dai, Của tui ngắn đành phận ngắn, không dám khoe dài với o

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Nghe tin anh giỏi, anh tài

    Nghe tin anh giỏi, anh tài Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng? – Thiên Thai là của nàng Kiều Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 25 March,2022
  • Tới đây tôi hỏi thực chàng

    Tới đây tôi hỏi thực chàng Từ khi lập nghiệp mở đàng dưới sông Bao nhiêu con cá dưới sông Thì chàng có biết hay không hở chàng?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • đánh cá
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 20 March,2022
  • Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn

    Biển Tây Hồ thường ngày thường cạn, Núi Lâm Sơn thường tháng thường cao; Thuyền quyên ướm hỏi anh hào, Sự tình thâm nhiễm, chàng tính làm sao cho thiếp nhờ? – Khi anh ra đi thì biển hồ lai láng, Chừ anh viếng lại, mần răng biển lại thành gò? Sự tình thâm nhiễm, để anh so tháng ngày.

    Dị bản
    • Sông Hương càng ngày càng rộng, Núi Ngự càng ngày càng cao; Thuyền quyên xin hỏi anh hào, Sự tình đã rứa, chàng liệu làm sao cho thiếp nhờ? – Em ơi, em chớ quá lo, Hãy nán lòng đợi, để anh suy đo tháng ngày.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trách móc
      • đối đáp
    • Người đăng: Phan An
    • 13 March,2022
Chú thích
  1. Truyện Kiều Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

    Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...

  2. Minh Sáng suốt (từ Hán Việt).
  3. Thúy Kiều Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
  4. Kim Trọng Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
  5. Kim Trọng là một thư sinh nên còn được gọi là Kim sinh.
  6. Lầu xanh Từ chữ thanh lâu, chỉ nhà thổ, nơi gái điếm hành nghề. Ở Trung Hoa ngày trước, nhà thổ thường sơn màu xanh nên gọi như vậy.
  7. Sở Khanh Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
  8. Kết tóc xe tơ Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  9. Từ Hải Nhân vật trong Truyện Kiều, cũng là một tướng cướp có thật trong lịch sử. Dưới triều đình phong kiến, Từ Hải là kẻ phiến loạn, mang tội bất trung. Từ Hải gặp Thúy Kiều trong lầu xanh và chuộc Kiều ra, giúp Kiều báo ân báo oán. Về sau Từ Hải nghe lời khuyên của Thúy Kiều, quy hàng triều đình, chẳng ngờ mắc mưu và bị giết. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mô tả cái chết của Từ Hải là chết đứng giữa trận tiền:

    Trơ như đá, vững như đồng, Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời

    Từ Hải chết đứng oan ức giữa trận tiền. (Tranh của họa sĩ Ngọc Mai)

    Từ Hải chết đứng oan ức giữa trận tiền. (Tranh của họa sĩ Ngọc Mai)

  10. Tiền Đường Sông Tiền Đường, còn có tên cổ là Chiết Giang, Khúc Giang hay Chi Giang, là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, chảy ra vịnh Hàng Châu. Sông Tiền Đường bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa hai tỉnh An Huy và Giang Tây, chảy qua Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là địa bàn của nước Việt cổ trong lịch sử Trung Hoa, là nơi phát nguyên của văn hóa Việt bên Trung Hoa. Về cơ bản, con sông này chảy theo hướng tây nam-đông bắc.
  11. Tấm Từ để chỉ từng vật mỏng, dài riêng lẻ như vải, gỗ.
  12. Hàng tấm là chỉ tên bán tơ. Vì lời vu cáo của tên bán tơ, bọn sai nha ập đến nhà Kiều vơ vét của cải, bắt trói và đánh đập tàn nhẫn Vương Ông và Vương Quan. Đây là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh trong cuộc đời Kiều.

    Điều đâu bay buộc ai làm? Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng? Hỏi ra sau mới biết rằng: Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ.

  13. Lạng Khi nói về đo lường khối lượng của kim loại quý, ví dụ như vàng, bạc, bạch kim, v.v..., từ lạng với ý nghĩa như từ lượng hay cây. Một lạng trong trường hợp này bằng 37,50 gam. Giá trị này hiện vẫn còn được sử dụng trong ngành kim khí quý.
  14. Khi thấy tình cảnh bị vu oán của gia đình Thúy Kiều, có một người họ Chung làm chức quan bậc thấp (lại), có lòng thương người nên muốn tìm cách giúp. Người này khuyên Kiều kiếm ít nhất cũng phải là ba trăm lạng bạc mà lo lót cho quan phủ để cha và anh của Kiều thoát vòng tù tội. Để có được số tiền này Kiều đã phải bán mình.
  15. Tú bà Một nhân vật trong Truyện Kiều. Theo Kim Vân Kiều truyện, Tú bà có họ tên đầy đủ là Mã Tú, cùng với Mã giám sinh chuyên đi mua gái ở các chốn về lầu xanh của mình.

    Ngày nay "tú bà" đã trở thành danh từ chung để chỉ những người dùng phụ nữ để mại dâm, và thu lợi về mình.

  16. Sơ mưu Bất cẩn (chữ Hán).
  17. Thúc sinh Một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúc sinh có nghĩa là thư sinh họ Thúc. Thúc sinh là một thương nhân, đã có vợ là Hoạn Thư, song lại đem lòng yêu Thúy Kiều. Thúc sinh chuộc Kiều khỏi chốn lầu xanh và giấu vợ cưới Kiều làm lẽ. Hoạn Thư biết được, bắt cóc Kiều về hành hạ, Thúc sinh nhu nhược không dám làm gì, Thúy Kiều phải đến nương nhờ cửa Phật.

    Khách du bỗng có một người Kỳ tâm họ Thúc, cũng nòi thư hương Vốn người huyện Tích Châu Thường Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri

  18. Hoạn Thư Một nhân vật nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Là vợ của Thúc Sinh, Hoạn Thư là người thông minh, sắc sảo và thể hiện sự ghen tuông ghê gớm khi biết chồng lén cưới vợ lẽ là Thúy Kiều. Ngày nay những người phụ nữ hay ghen thường được gọi là Hoạn Thư hoặc "có máu Hoạn Thư."

    Vốn dòng họ Hoạn danh gia Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư Duyên đằng thuận nẻo gió đưa Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày Ở ăn thì nết cũng hay Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

  19. Triều đình sai Hồ Tôn Hiến đem quân đi đánh dẹp Từ Hải. Để chiêu dụ Từ Hải, Hồ Tôn Hiến sai người mang ngọc, vàng, gấm vóc tới tặng cho Từ Hải. Từ Hải ban đầu kiên quyết không chịu qui hàng triều đình. Tuy nhiên, trước vinh danh chức vị và vàng ngọc châu báu, Kiều lại xiêu lòng khuyên Từ Hải đầu hàng để được hưởng bổng lộc, quyền cao chức trọng và sống hạnh phúc với gia đình. Từ Hải nghe Kiều khuyên, đang từ thế tấn công như vũ bão trở thành thế yếu, bỏ bê canh gác và phòng thủ. Hồ Tôn Hiến cho tiến quân giả bộ làm lễ hòa hoãn, nhưng sau đã chuẩn bị một toán quân tấn công bất ngờ. Dù bị lừa dối và sa vào bẫy, nhưng Từ Hải vẫn tả xông hữu đột, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Cuối cùng Từ Hải bị đâm chết mà thân xác vẫn đứng như bức tượng đá.
  20. Hồ Tôn Hiến Là một nhân vật trong Truyện Kiều và cũng là vị tướng có thật trong lịch sử. Là quan tổng đốc của triều đình, mang nhiệm vụ đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình, Hồ Tôn Hiến đã bày mưu mua chuộc Thuý Kiều, đánh vào mong muốn có một cuộc sống "an bình" của phụ nữ. Kiều xiêu lòng nghe theo lời Hồ Tôn Hiến, về thuyết phục Từ Hải ra hàng. Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây và giết Từ Hải ngay giữa trận.
  21. Sau khi Từ Hải bị giết, Kiều bị bắt phải hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị gán làm vợ một viên thổ quan (chức quan do địa phương tự phong, không phải do triều đình bổ nhiệm). Quá đau đớn tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng được vãi Giác Duyên cứu và lập một cái am bên sông cho nàng đi tu.
  22. Bể Sở, sông Ngô Ở khắp mọi nơi (Sở và Ngô là hai nước thời Xuân Thu, Trung Quốc).

    Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành (Truyện Kiều)

  23. Chường Chàng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Nường Nàng (từ cũ).
  25. Ví dầu Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  26. Lái Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  27. Cá mú Tên chung một họ cá biển cho thịt trắng, dai, ngọt. Có ba loại cá mú chính là cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp, trong đó cá mú đỏ là loài cá quý hiếm nhất, hai loại còn lại thì hiện nay đang được nuôi khá nhiều. Tùy theo từng địa phương mà cá mú còn được gọi là cá song, cá gàu (gầu), cá mao…

    Cá mú đỏ

    Cá mú đỏ

  28. Thờn bơn Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.

    Cá thờn bơn

    Cá thờn bơn

  29. Cá lịch Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.

    Cá lịch cu

    Cá lịch cu

    Cá lịch đồng

    Cá lịch đồng

  30. Còng Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  31. Ghẹ Vùng Bắc Trung Bộ gọi là con vọ vọ, một loại cua biển, vỏ có hoa, càng dài, thịt nhiều và ngọt hơn cua đồng.

    Con ghẹ

    Con ghẹ

  32. Cá đuối Một loài cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xòe hai bên, đuôi dài.

    Cá đuối

    Cá đuối

  33. Cá ngần Còn gọi là cá ngân, cá cơm ngần, cá sữa, cá thủy tinh, hay cá bún, một loại cá không xương, nhỏ như con tép, màu trắng hoặc trong suốt, sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Từ cá ngần có thể chế biến ra nhiều món ngon như canh chua, cá chiên trứng, chả cá ngần…

    Cá ngần

    Cá ngần

  34. Cá Ông Tên gọi của ngư dân dành cho cá voi. Do cá voi có tập tính nương vào vật lớn (như thuyền bè) mỗi khi có bão, nên nhiều ngư dân mắc nạn trên biển được cá voi đưa vào bờ mà thoát nạn. Cá voi được ngư dân tôn kính, gọi là cá Ông, lập nhiều đền miếu để thờ.

    Bộ xương cá Ông trong đền thờ ở vạn Thủy Tú, Phan Thiết

    Bộ xương cá Ông trong đền thờ ở vạn Thủy Tú, Phan Thiết

  35. Lưỡng long chầu nguyệt Hai con rồng chầu mặt trăng (cũng gọi là "rồng chầu mặt nguyệt"). Đây là chi tiết phù điêu thường gặp trên các mái đình đền, chùa chiền ở nước ta, mang ý nghĩa tâm linh thuần phục thánh thần.

    Lưỡng long chầu nguyệt

    Lưỡng long chầu nguyệt

  36. Cá chim Một loài cá biển, mình dẹp và cao, mồm nhọn, vẩy nhỏ, vây kín.

    Cá chim

    Cá chim

  37. Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  38. Cá nhụ Cũng gọi là cá chét, một loại cá biển thân dài, dẹt bên, đầu ngắn, mắt to. Thịt cá dai, ngọt và nhiều chất dinh dưỡng, xương mềm. Cá thường được chiên lên chấm với nước mắm tỏi, ớt ăn kèm rau sống hoặc nấu canh ngót hoặc sốt cà chua, kho cà chua, kho tiêu, kho tộ…

    Cá nhụ

    Cá nhụ

  39. Cá đé Cũng gọi là cá lặc, một loài cá biển thân dài, đầu ngắn, thân màu trắng bạc. Cá đé có thịt thơm ngon hảo hạng, hiếm có khó tìm, được xếp vào “tứ quý ngư” (chim, thu, nhụ, đé), bốn loài cá quý của Việt Nam.

    Cá đé

    Cá đé

  40. Cá vược Một loại cá sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ. Ở nước ta, cá vược phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam và được đánh giá có giá trị kinh tế cao, đã được thuần hóa để nuôi cả trong điều kiện nước mặn và nước ngọt.

    Cá vược nuôi

    Cá vược nuôi

  41. Cá he Một loại cá nước ngọt thường gặp ở miền Tây Nam Bộ, họ hàng với cá mè. Cá he có đuôi và vây màu đỏ, vẩy bạc. Thịt cá he ngon, béo nhưng có nhiều xương. Xem thêm: Câu cá he.

    Cá he

    Cá he

  42. Cá mòi Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.

    Cá mòi

    Cá mòi

  43. Cá chuồn Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.

    Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...

    Cá chuồn đang bay.

    Cá chuồn đang bay.

  44. Cá đối Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...

    Cá đối kho thơm

    Cá đối kho thơm

  45. Đồi mồi Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.

    Con đồi mồi

    Con đồi mồi

  46. Lợn biển Động vật có vú thuộc bộ bò biển, sống ở biển hoặc cá vùng cửa sông, có thân hình to lớn (cá thể trưởng thành nặng khoảng nửa tấn), chuyên ăn các loại thực vật dưới biển.

    Lợn biển

    Lợn biển

  47. Cá mó Cũng gọi là cá lưỡi mèo hoặc cá vẹt, một loài cá biển có thân hình dẹt, khá mềm, rất nhiều thịt. Thịt của cá mó có hương vị đậm đà, dễ chế biến thành các món kho, chiên hay canh.

    Cá mó

    Cá mó

  48. Nhưng Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhưng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  49. Cá nhung Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá nhung, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  50. Cá cúng Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá cúng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  51. Cá hồng Loài cá có thân bầu dục dài dẹt, thân cá có màu hồng, viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Đầu cá lõm, mõm dài và nhọn, vây lưng dài, có gai cứng khỏe. Đa số các giống cá hồng sống ở biển, trừ một số ít loài sống trong môi trường nước ngọt.

    Cá hồng biển

    Cá hồng biển

  52. Hồng Gai Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  53. Cá mè Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  54. Cá chép Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  55. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  56. Cá trê Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  57. Ba quân Người xưa chia quân đội thành ba cánh quân: tả quân (bên trái), trung quân (chính giữa) và hữu quân (bên phải), hoặc thượng quân (phía trên), trung quân, hạ quân (phía dưới), hoặc tiền quân (phía trước), trung quân, hậu quân (phía sau). Ba quân vì vậy chỉ quân đội nói chung, và chốn ba quân chỉ nơi chiến trường.
  58. Quần thoa Quần và trâm cài đầu, các vật dụng của phụ nữ. "Quần thoa" hay "khách quần thoa" vì thế chỉ người phụ nữ nói chung.
  59. Tây Thi Một trong tứ đại mĩ nhân thời Xuân Thu (Trung Hoa cổ đại). Tương truyền, nhan sắc nàng làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, (gọi là "trầm ngư"). Theo truyền thuyết, Tây Thi là người nước Việt, được dâng cho vua Ngô là Phù Sai. Phù Sai mê mẩn vẻ đẹp của Tây Thi, bỏ bê triều chính, cuối cùng mất nước vào tay vua Việt là Câu Tiễn.

    Tây Thi

    Tây Thi

  60. Việt Một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, được biết đến với việc Việt vương Câu Tiễn nuôi chí phục quốc, đánh bại vua Ngô là Phù Sai. Đến thời Chiến Quốc, Việt bị Sở tiêu diệt.
  61. Văn Khương Công chúa nước Tề thời Xuân Thu, phu nhân của Lỗ Hoàn công, mẹ của Lỗ Trang công, nổi tiếng xinh đẹp. Bà loạn luân với người anh khác mẹ là Tề Tương công, dẫn đến việc Tề Tương công giết chết chồng bà là Lỗ Hoàn công, gây nên loạn lạc ở nước Lỗ.
  62. Tề Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
  63. Huế Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  64. Áo địa Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Áo địa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  65. Nón dấu Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.

    Nón dấu

    Nón dấu

  66. Đặng Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  67. Tấn Tần Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi, Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa. (Truyện Hoa Tiên)

  68. Thuốc bắc Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  69. Đông sàng Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.

    Vương Hi Chi

    Vương Hi Chi

  70. Rày Nay, bây giờ (phương ngữ).
  71. Mành mành Đồ dùng được làm từ tre, gỗ hoặc nhựa, thường được treo ở cửa chính hoặc cửa sổ nhà ở để che bớt ánh sáng.

    Mành mành

    Mành mành

  72. Ba Vì Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.

    Ba Vì được xem là dãy núi tổ của dân tộc ta.

    Ba Vì

    Ba Vì

  73. Độc bình Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  74. Trùn Giun đất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  75. Dậm Dẫm (phương ngữ Trung Bộ).
  76. Ni Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  77. Chàng Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).

    Dùng chàng

    Dùng chàng

  78. Chấn Cắt rời (bằng dao, đục…).
  79. Mộng Một chi tiết kĩ thuật dùng để ghép các thanh gỗ lại với nhau. Người thợ mộc đục gỗ thành một bên lồi (凸) và một bên lõm (凹) gọi là "mộng" và "lỗ mộng," hai phần này ghép khít lại sẽ giúp cố định các thanh gỗ mà không cần đinh.

    Gỗ ghép bằng mộng

    Gỗ ghép bằng mộng

  80. "Mộng lò" phát âm giọng Huế có thể nói lái lại thành "mọ l."
  81. Chi Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  82. Kỉnh Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.
  83. Mệ Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  84. Ôông Phát âm là "ôn," biến thể ngữ âm của "ông" ở một số địa phương Bắc Trung Bộ.
  85. O Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  86. Thiên Thai Tên một ngọn núi trong truyện Lưu Thần - Nguyễn Triệu đời nhà Hán (Trung Quốc). Nhân tiết Đoan Dương (5-5 âm lịch), hai người vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc, gặp tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Khi về đến quê hương thì Lưu - Nguyễn thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa.

    Thiên Thai được dùng để chỉ cảnh tiên. Việt Nam ta cũng có một câu chuyện tương tự là Từ Thức gặp tiên.

    Nghe bản nhạc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao.

  87. Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  88. Thuyền quyên Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng (Truyện Kiều)

  89. Anh hào Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.

    Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài. (Truyện Kiều)

  90. Sự tình thâm nhiễm: Sự tình trở nên nghiêm trọng.
  91. Chừ Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  92. Mần răng Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  93. Sông Hương Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  94. Ngự Bình Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.

    Sông Hương - núi Ngự

    Sông Hương - núi Ngự

  95. Rứa Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).

Từ khóa » Em đây Thông Truyện Thúy Kiều