Đòn Ghim ở G4 Và G5 Trong Khai Cuộc Thoáng - Blog Cờ Vua
Trong khai cuộc thoáng, Mã cánh Vua của cả 2 bên thường được phát triển đến f3 và f6. Nếu không có sự phòng bị kĩ lưỡng, đòn ghim với nước Bg5 (cho bên Trắng) và Bg4 (cho bên Đen) sẽ tỏ ra rất khó chịu. Kì thủ nào sơ ý để lâm vào tình huống này thường sẽ phải chịu đựng thế cờ với cấu trúc chốt yếu, và dễ dẫn đến thua cuộc.
Cách vận hành của đòn đánh
Ví dụ 1: Ván đấu giữa Nguyễn Ngọc Duyên – Đỗ Thị Thanh Vân (Hội Khỏe Phù Đổng U09 Nữ, 2008)
Đen đã xem nhẹ mối đe dọa từ đường ghim h4-d8, tiếp tục nhập thành. Điểm khó chịu nhất của đường ghim này, là Mã không thể di chuyển (nếu không muốn bị mất Hậu). Hậu Đen bị bó buộc trong 2 ô d8 và e7 để giữ Mã. Nếu Hậu đen ngay lập tức di chuyển ra khỏi phạm vi 2 ô này, Trắng sẽ chơi Bxf6. Và sau khi …gxf6, Đen có chốt chồng cột f, cột g thì bị mở toang, và Vua đen chắc chắn sẽ không vui chút nào!
Trắng chỉ chờ cơ hội thuận tiện để thực hiện nước đi Mã d5. Sức ép lên f6 ngày càng gia tăng, và Đen không có phương cách phòng thủ hiệu quả.
Thành của Đen rất yếu và sẽ nhanh chóng bị sụp đổ. Trắng sẽ nhanh chóng đưa Hậu đến f3 để tấn công vào điểm yếu cốt tử ở f6. Các bạn có để ý thấy mũi tên màu đỏ xuất hiện xuyên suốt từ nước số 5 đến khi tình huống kết thúc không? Đúng rồi! Mình muốn nhấn mạnh vào sự bất động đến khó chịu của Hậu bên Đen. Quý bà quyền lực chỉ có thể quan sát chứ không dám nhảy vào tham chiến. Đây là tình huống bạn cũng sẽ gặp phải nếu vô ý để đối thủ khai thác đòn ghim ở g4 hoặc g5!
Hãy xem thêm một ví dụ khác:
Ví dụ 2: Âu Hải Sơn – Phạm Tuấn Anh (Giải vô địch trẻ toàn quốc U11 nam; 2006)
11…g5 là một cố gắng của Đen để tránh việc bị chốt chồng ở cột f như ở ví dụ trước. Thành của Vua Đen đã mở “bung nóc”, và Trắng có thể khai thác điểm yếu này để biến ván đấu trở thành màn trình diễn kĩ năng tấn công.
Trong ván đấu thực tế, Trắng đã chơi 12.Nxg5, và giành thắng lợi ở nước đi 31.
Dấu hiệu nhận biết và phòng chống đòn đánh
Như vậy, chúng ta đã thấy được sự nguy hiểm của đòn ghim ở g4 hoặc g5. Vậy cần làm gì nào để không bị dính chưởng?
Tốt nhất là kỳ thủ phải thật cẩn thận và tập trung với từng nước đi và đặc biệt chú ý khi đối thủ di chuyển chốt d, thông thường là đến e3 hoặc e6. Đó không chỉ là một nước đi chốt đơn thuần hướng về phía trung tâm, mà còn là sự mở đường cho Tượng tiến đến ô hiểm yếu ở g4 hoặc g5.
Vậy phải làm sao để ngăn cản Tượng đến các ô này?
a) Đi chốt đến h6 trước khi đối thủ kịp đi Tượng đến g5
(Hoặc nếu là Trắng thực hiện nước đi thì là h3). Đây là cách dễ thực hiện nhất. Ưu điểm của cách này là Vua sẽ được mở cửa sổ, không phải quá lo lắng về mối đe dọa “chiếu bí hàng ngang cuối” về sau. Khuyết điểm nhỏ là ta sẽ tốn đi một nước đi trong khai cuộc và nước đi chốt cũng là một điểm yếu tiềm tàng về sau. Đặt lên bàn cân thì đây vẫn là cách mà các kỳ thủ mới bắt đầu nên ưu tiên thực hiện!
b) Có kế hoạch để đón đánh đòn ghim của đối thủ
Ta hãy tiếp tục theo dõi tình huống minh họa ở trên. Đen đã ngăn cản đòn ghim ở g4 bằng cách đi chốt h6, và lên kế hoạch để ghim trở lại Trắng ở ô g5. Trắng có một kế hoạch đáp trả hoàn toàn khác:
Chúc các ba mẹ và kỳ thủ trẻ thành công. Hãy để lại bình luận cho mình biết thêm về những ván đấu của bạn – có xuất hiện kiểu đòn ghim này nhé.
Thân ái!
4.8 5 votes Tặng sao khích lệ:Từ khóa » đòn Ghim
-
Đòn Ghim: Thế Cờ Phổ Biến Khi Chơi Cờ Vua
-
Đòn Chiến Thuật (phần 7) – Đòn Ghim | Cờ Vua Trà Vinh TVchess
-
HỌC CỜ VUA: ĐÒN GHIM QUÂN (GIẰNG) - Kênh Dạy Bé Học
-
Đòn Chiến Thuật Ghim (Giằng) || Bí Quyết Cờ Vua
-
Đòn Chiến Thuật Ghim (Giằng) || Bí Quyết Cờ Vua || Playchess1vn
-
ĐÒN GHIM (GIẰNG) & 5 MẸO GIÚP BẠN PHÒNG THỦ ... - YouTube
-
Chiến Thuật Cờ Vua - ĐÒN GHIM || Kiến Thức Cờ Vua - YouTube
-
Đòn Chiến Thuật Ghim (Giằng) || Bí Quyết Cờ Vua || Playchess1vn
-
Bài 20 Đòn Ghim Quân | PDF - Scribd
-
Dập Ghim Tay đòn, Ghim Tối đa 100 - 240 Tờ KW Trio 50SA - 50LA
-
Đòn Ghim Chéo | Education - Quizizz
-
Bài 15: Ghim Quân - Trung Tâm đào Tạo Cờ Vua T-CHESS
-
ĐÒN GHIM, A.YUSUPOV - Cocantho