Đơn Phương Ly Hôn Khi đang Mang Thai được Pháp Luật Quy định ...
Có thể bạn quan tâm
- Đơn phương ly hôn khi đang mang thai được pháp luật quy định như thế nào?
- Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương được pháp luật quy định như thế nào?
- Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định ra sao?
Đơn phương ly hôn khi đang mang thai được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như sau:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Theo quy định trên, chỉ có người chồng là bị hạn chế quyền ly hôn nếu vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương khi đang mang thai.
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Ly hôn khi mang thai
Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương được pháp luật quy định như thế nào?
Ly hôn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Và tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể cần thêm một số giấy tờ khác có liên quan.
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.
Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
"a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
..."
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ như sau:
"a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
..."
Như vậy, bạn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú hoặc làm việc. Nếu có thể thỏa thuận được thì có thể lựa chọn Tòa án nơi bạn cư trú.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Đối chiếu với những quy định trên, nếu có căn cứ để ly hôn đơn phương, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để tiến hành ly hôn đơn phương, sau đó quyền nuôi con sẽ giao cho bạn nếu bạn có đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Từ khóa » đơn Phương Ly Hôn Khi Mang Thai
-
Thủ Tục Ly Hôn Khi Vợ đang Mang Thai? Khi Nào được Quyền Ly Hôn?
-
Đang Mang Bầu Muốn đơn Phương Ly Hôn Có được Không?
-
Thủ Tục Ly Hôn Khi Mang Thai Nhanh Nhất - LuatVietnam
-
Thủ Tục đơn Phương Ly Hôn Khi đang Mang Thai
-
CHỒNG CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN NẾU PHÁT HIỆN VỢ ...
-
CHỒNG CÓ QUYỀN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG KHI VỢ ĐANG MANG ...
-
Ly Hôn Khi Vợ Mang Thai Có được Không - Luật Thái An
-
Đơn Phương Ly Hôn Khi đang Mang Thai. - Luật Hồng Thái
-
Mẫu đơn Xin Ly Hôn Khi đang Mang Thai - Luật ACC
-
Có được Ly Hôn Khi đang Mang Thai? Thủ Tục Thế Nào?
-
Vợ đang Mang Thai, Nuôi Con Dưới 12 Tháng Tuổi Chồng Có Quyền Ly ...
-
Vợ đang Có Thai, Sinh Con Hoặc đang Nuôi Con Dưới 12 Tháng Tuổi Có ...
-
Ly Hôn Khi Vợ đang Mang Thai, Sinh Con, Nuôi Con Dưới 12 Tháng Tuổi
-
Đang Mang Thai Có Thể đơn Phương Ly Hôn Với Chồng Không?