Dớn Trồng Lan: Phân Loại Và Hướng Dẫn Xử Lý Giá Thể Chi Tiết Nhất!
Có thể bạn quan tâm
Trong hành trình chinh phục hương sắc hoa lan, tôi thấy dớn là loại giá thể cực kì tốt cho các loại lan đa thân như phi điệp, thủy tiên, hạc vỹ, long tu, hoàng thảo vôi, trầm,… Vậy thì hiện nay có những loại dớn nào, cách xử lý giá thể dớn trồng lan ra làm sao, cùng chăm lan tìm hiểu dưới đây nhé!
Phân loại giá thể dớn
Dớn từ cây dương xỉ
Rừng Việt Nam có đầy đủ 3 loại dớn từ cây dương xỉ này. Mỗi loại có một đặc điểm khác nhau:
Dớn đá
Dớn đá có sợi rễ đen, khá to, rất nặng, rất cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt, độ giữ ẩm khá kém.
Cây dớn đá thường cao khoảng 1,5m đường kính 40cm nặng khoảng 50 cân trở lên là ít. Loại này chúng ta có thể để nguyên cây dớn đổ trụ và dựng đứng lên ghép lan vào. Hoặc bạn có thể xẻ nhỏ thành từng trụ, bảng, đĩa hoặc có thể băm vụn cũng được. Nếu xẻ bảng thì rễ cây lan không thể ăn xuyên được qua các lớp của rễ cây dớn. Vì vậy loại này trồng khá giống với gỗ xẻ bảng.
Loại dớn đá này băm vụn để trồng lan hài, địa lan hoặc thủy tiên rất ổn.
Đây là loại dớn bền nhất, dùng được khoảng 4-6 năm.
Dớn cù lần
Dớn cù lần có cây khá nhỏ, cao chỉ khoảng 1 đến 2 mét là cùng. Dớn này hay mọc ở các khu vực ẩm gần bờ suối. Bộ rễ ít và thường tập trung ở gần gốc. Trên thân giả gần ngọn có lông tơ rất mịn. Chính vì thế mà loại dớn cù lần này chúng ta thường chế thành 2 loại để trồng lan:
Phần trên ngọn nhiều lông mịn, giữ ẩm tết sẽ được xay ra hoặc băm vụn. Phần này giữ ẩm cho cây cực tốt, thường dùng làm tã cho cây mới ghép, ươm kie,…
Phần dưới gốc rễ cứng có thể xẻ trụ hoặc xẻ bảng để ghép các loại lan đa thân khác nhau.
Dớn sợi ( dớn nâu)
Loại dớn sợi này rễ rất nhiều và mềm, đan xen vào nhau nhưng lại không chặt, giữa các rễ có khe hở cho rễ cây lan đa thân có thể đâm xuyên qua một cách dễ dàng. Cây tươi dài 1,5 mét, đường kính 40cm nặng khoảng 40kg nhưng để khô nó chỉ nặng chừng hơn chục cân mà thôi. Loại này nhẹ hơn dớn đá rất nhiều.
Dớn sợi này chúng ta cũng có thể cắt khúc, xẻ bảng, thái mỏng hoặc để cả cây dựng đứng lên ghép. Ở các phần vụn khi cắt sẽ được xử lý làm dớn cọng ( dớn vụn) trồng chậu cho cây rất ổn.
Loại dớn sợi này có ưu điểm là thoáng gió, nhẹ, thoát nước tốt và ẩm vừa phải. Độ bền của chúng khoảng chừng 3-4 năm.
Dớn từ cây tổ quạ
Đây là phần rễ của cây tổ quạ ( ổ phụng) mà người ta hay gọi là dớn xốp, dớn mềm. Loại dớn này thì giữ nước tuyệt vời, độ bền trên 3 năm. Loại này giữ ẩm ngang ngửa xơ dừa xay nên khi trồng chỉ thích hợp với loại cây con ươm kie hoặc làm tã giữ ẩm. Lưu ý chúng thoát nước kém dễ khiến cây lan bị thối rễ.
Dớn trắng chile
Dớn chile này chúng ta hay gặp nhất là ở dòng lan hồ điệp nuôi cấy mô của các nhà vườn. Loại này giữ nước cực kì tốt và cũng tương đối đắt. Độ bền khoảng 2-3 năm. Chúng thường được sử dụng để trồng cây con nuôi cấy mô hoặc làm tã giữ ẩm cho cây.
Hướng dẫn cách xử lý dớn trồng lan
Mặc dù có nhiều loại dớn như vậy nhưng chúng ta đều có chung một quy trình xử lý dớn trồng lan như sau đảm bảo rất sạch sẽ cho cây phát triển, tránh tình trạng đầu rễ đen do giá thể bẩn.
Bước 1: Cắt nhỏ dớn theo nhu cầu
Chúng ta xử lý cắt, nghiền, băm tùy ý theo nhu cầu sử dụng của bạn. Việc cắt nhỏ sẽ giúp nước dễ ngấm hơn, dễ dàng loại bỏ được đất cát bên trong dớn, từ đó giúp giá thể sạch hơn.
Bước 2: Xả hết toàn bộ đất cát có trong dớn
Dớn vị trí gốc cây dễ dính đất bẩn, mùn,… nên chúng ta cần xả sạch chúng bằng nước sạch.
Nếu dớn trụ thì chúng ta có thể dùng bơm để xịt, nếu dớn bảng, băm nhỏ thì bỏ hết vào chậu nước to và thau rửa đến khi thấy nước trong vắt thì thôi.
Xong bước này là cơ bản chúng ta đã xử lý xong bằng phương pháp vật lý, giá thể đã sạch bụi bẩn đất cát, lá cây. Tuy nhiên chúng ta chưa sử dụng được mà cần phải xử lý bằng phương pháp hóa học ở bước tiếp theo:
Bước 3: Ngâm nước vôi để trung hòa axit và trừ khử nấm bệnh, côn trùng, mầm cỏ dại
Chúng ta dùng vôi đã tôi hòa vào nước và ngâm ngập dớn trong khoảng 3-4 ngày.
Với độ pH cực mạnh của kiềm ( nước vôi) thì độ chua của axit trong dớn, mầm cỏ dại, nấm bệnh, vi khuẩn, rệp, cuốn chiếu,… đảm bảo chết sạch.
Bước này các bạn lưu ý là nước vôi có cả cặn, khi khuấy đều lên nó trắng phau ấy chứ không phải loại nước vôi trong.
Bước 4: Rửa kĩ lại với nước sạch
Bước này chúng ta rửa kĩ lại với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong vắt là có thể vớt ra để sử dụng dần.
Tham khảo mua dớn tại đây
Một vài lưu ý:
Bạn có thể thay thế nước vôi trong bằng Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng hoặc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước. Tuy nhiên cách này phải dùng đến hóa chất độc và tốn tiền. Tôi cứ dùng loại vôi tôi ăn trầu hoặc loại cho chuồng trại là tốt nhất, vừa rẻ vừa dễ sử dụng.
Bạn có thể luộc giá thể thay vì ngâm nước vôi cho kết quả tương tự. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, tuy nhiên lại tốn nhiên liệu và không xử lý được với số lượng giá thể nhiều.
Kết luận
Như vậy, qua đây chúng ta đã thấy được những đặc điểm của từng loại dớn và bạn đã biết nên sử dụng loại nào cho từng trường hợp. Các bước xử lý dớn trồng lan cũng rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng cho cây lan phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
- Cách xử lý than trồng lan
- Cách xử lý gỗ trồng lan
- Hướng dẫn xử lý vỏ thông trước khi trồng
Từ khóa » Cây Dương Xỉ Ghép Lan
-
Những điều Về Dớn Trồng Lan Mà Người Trồng Lan Cần Phải Biết
-
Ghép Phong Lan Vào Thân Cây Dương Xỉ - YouTube
-
Dớn Trồng Lan: 5 Loại Dớn Trồng Lan Tốt Nhất - Mua Bán Cây Trồng
-
Dớn Bảng, Dến Trồng Lan Từ Rễ Cây Dương Xỉ - Hàng Chuẩn Loại 1
-
Dớn Trồng Lan Là Cây Gì? Xử Lý Dớn để Trồng Thế Nào? - Lan Tự Nhiên
-
Dớn Trồng Lan - Thế Giới Giá Thể, đất Trồng Cây
-
Cây Dương Xỉ (dớn) Trồng Lan - Facebook
-
GIÁ THỂ TRỒNG LAN (DỚN) – DÂN CHƠI LAN
-
Combo 4 Tấm Dớn Ghép Lan 40x15 Cm được Xẻ Từ Những Cây Dương ...
-
7 Loại Giá Thể Phổ Biến Cho Người Chơi Lan
-
Cách Xử Lý Các Loại Dớn Trồng Lan đúng Kỹ Thuật - Vườn Lan
-
1Kg Dớn Cọng Trồng Lan ủ Gốc Cây - GT23 - Nông Nghiệp Thanh Hà
-
Dớn Từ Cây Dương Xỉ - Nhận Biết Dớn Bảng, Dớn Cọng, Dớn Chậu ...