Đơn Vị đo Cảm ứng Từ Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Từ trường là gì?
  • Đường sức từ là gì?
  • Cảm ứng từ là gì?
  • Đơn vị đo cảm ứng từ
  • Công thức tính cảm ứng từ
  • Trắc nghiệm về cảm ứng từ, đường sức từ và từ trường

Cảm ứng từ là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Vậy đơn vị đo cảm ứng từ là gì? Công thức tính cảm ứng từ?

Từ trường là gì?

Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện có sự chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong nó.

Một số ví dụ về từ trường trong cuộc sống dễ hiểu:

– Hai nam châm hút nhau khi chúng đặt trong vùng từ trường của nhau.

– Lực từ tác dụng xuyên qua không gian.

– Tương tác từ giữa hai dòng điện song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.

Để phát hiện từ trường có tồn tại hay không trong cuộc sống, người ta sử dụng kim nam châm để xác định. Kim nam châm trạng thái cân bằng theo hướng N – B. Do đó, ta dễ dàng nhận biết được từ trường nhờ sử dụng dụng cụ này.

Đường sức từ là gì?

Đường sức từ là các đường cong kín hoặc thẳng dài vô tận không cắt nhau trong không gian xung quanh nam châm và dòng điện. Đường sức từ là đường biểu diễn mật độ của từ trường, đường sức từ càng dày độ lớn của từ trường càng lớn và ngược lại.

Cảm ứng từ là gì?

Cảm ứng từ được ký hiệu bằng B là một đại lượng vật lý có hướng tại một điểm trong từ trường, đặc trùng cho độ mạnh yếu của từ trường, hướng của từ trường và tác dụng của lực từ. Chúng được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện được đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó.

Vec tơ của cảm ứng từ tại một điểm có ký hiệu là B→ có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó. Có chiều từ cực nam sang cực bắc của nam châm tại điểm đó.

Đơn vị đo cảm ứng từ

Cảm ứng từ có đơn vị ký hiệu là T (Tesla) được đặt từ năm 1960 theo tên của nhà bác học Nikola Tesla.

1T là độ lớn của cảm ứng từ của vòng dây dẫn kín có diện tích mặt phẳng chắn được bên trong là 1m vuông. Khi từ thông giảm xuống 0 trong 1s thì sẽ gây ra suất điện động 1 vôn.

Đơn vị T (Tesla) có thể quy đổi ra như sau:

1Gs = 10-4T

1y = 10-9T = 1nT

Trong đó:

Gs là đơn vị trong vật lý lý thuyết

y là vật lý địa

Công thức tính cảm ứng từ

B = F/Il

Trong đó:

B: cảm ứng từ

F: lực từ

I: cường độ dòng điện chạy qua dây

l: chiều dài dây

Trắc nghiệm về cảm ứng từ, đường sức từ và từ trường

Câu 1. Trường hợp nào bên dưới sẽ không có sự xuất hiện của từ trường

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gân nhau

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Đáp án chính xác C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gân nhau. Không có sự tạo ra từ trường ở các thanh kim loại.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây là chính xác khi nói về từ trường

A. các cực cùng tên của nam châm thì đẩy và hút

B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau

C. các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau

D. nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt

Đáp án chính xác B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau

Câu 3: Phân biệt đường sức từ với điện trường tĩnh, chọn đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây

A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức

B. các đường sức là những đường cong khép kín ( hoặc vô hạn ở hai đầu)

C. chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định

D. chỗ nào từ trường ( hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường ( hay điện trường) yếu thì vẽ các đường sức thưa.

Đáp án chính xác: Các đường sức là những đường cong khép kín ( hoặc vô hạn ở hai đầu)

Câu 4: Xung quanh vật nào dưới đây không phát ra từ trường?

A. dòng điện không đổi

B. hạt mang điện chuyển động

C. Hạt mang điện đứng yên

D. nam châm chữ U

Đáp án chính xác C. Hạt mang điện đứng yên

Câu 5. Hoàn thành câu sau để trở thành một khái niệm đúng. Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

A. xung quanh dòng điện thẳng

B. xung quạnh một thanh nam châm thẳng

C. trong long của một nam châm chữ U

D. xung quanh một dòng điện tròn

Đáp án chính xác C. trong long của một nam châm chữ U

Trên đây là nội dung bài viết đơn vị đo cảm ứng từ là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Từ khóa » định Nghĩa Về Cảm ứng Từ