Đơn Vị đo độ Cứng HRC - Sevit Special Steel

HRC được sử dụng phổ biến trong việc đo độ cứng thép SKD11, DC11, SKD61, SCM440. Vì thì đơn vị đo độ cứng HRC là gì mà lại được ứng dụng nhiều như vậy?

Độ cứng được xem là một trong những chỉ tiêu đo lường quan trọng đối với vật liệu. Và ngày nay, có nhiều đơn vị được sử dụng để đo độ cứng, có thể kể đến như HR (HRC - HRB), HB, HV, ...

Ở nước ta thì đơn vị đo độ cứng theo Rockwell (HRC) được sử dụng khá phổ biến. Vì vậy mà hôm nay Sevit xin giới thiệu quý đọc giả về đơn vị đo độ cứng HRC là gì trong bài viết dưới đây.

1. Lịch sử ra đời phương pháp đo độ cứng Rockwell

Năm 1914, hai nhà khoa học tên là Hugh M.Rockwell và Stanley P.Rockwell đã tìm ra phương pháp thử độ cứng Rockwell dựa trên những khái niệm cơ bản về phép đo độ cứng thông qua chiều sâu vi phân của giáo sư người Áo (tên là Ludwig).

Thép được đo độ cứng bằng đơn vị HRC

Thép được đo độ cứng bằng đơn vị HRC

Kể từ đó phương pháp đo độ cứng Rockwell ra đời. Và phương pháp này sau đó đã được ứng dụng khá phổ biến trong việc xác định nhanh hiệu ứng của nhiệt luyện vật liệu.

2. Phương pháp đo đo độ cứng Rockwell

Theo phương pháp này, một mũi nhọn kim cương có góc đỉnh là 120° và bán kính cong R = 0,2 mm hay viên bi thép tôi cứng có đường kính là 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 inchs được ấn lên bề mặt vật cẩn thử. Độ cứng được xác định bằng cách ta lần lượt tác dụng lên viên bi hoặc mũi kim cương với hai lực ấn nối tiếp.

Tuỳ thuộc vào loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng mà người ta phân độ cứng Rockwell ra 3 thang tương ứng RA, RB, RC.

3. Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?

Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C) là đơn vị đo lượng độ cứng của vật liệu như thép SKD11, SKD61, SCM440, DC11, …

Các loại thép ở Sevit sử dụng đơn vị HRC 

Các loại thép ở Sevit sử dụng đơn vị HRC

Trên máy đo độ cứng sử dụng đơn vị đo Rockwell thì có thang đo C (chữ đen) với mũi nhọn kim cương và lực ấn 150 kg. Thang C dùng để đo các vật liệu có độ cứng trung bình và cao (thép sau khi nhiệt luyện: Tôi chân không, tôi dầu, …).

Ngoài ra, còn có thang đo B (chữ đỏ) dùng để thử độ cứng của thép chưa tôi, đồng, … với lực ấn 100 kg và thang đo A với với lực ấn 60 kg.

Tùy vào vật liệu mà ta sử dụng thang đo cho phù hợp. Để thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp xác định độ cứng ta có thể sơ bộ phân loại như sau:

- Loại có độ cứng thấp: Gồm các loại vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 20 HRC, 100 HRB.

- Loại có độ cứng trung bình: Có giá trị độ cứng trong khoảng 25 HRC - 45 HRC.

- Loại có độ cứng cao: Có giá trị độ cứng từ 52 HRC - 60 HRC.

- Loại có độ cứng rất cao: Giá trị độ cứng lớn hơn 62 HRC.

---> Bài viết liên quan: Độ cứng HB là gì? Quy đổi từ HB sang HRC

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo độ cứng Rockwell

Stt Ưu điểm Nhược điểm
1 Nhanh chóng và dễ dàng Nhiều thang đo với mũi đo trọng tải khác nhau
2 Không cần hệ thống quang học Pham vi các chi tiết nhỏ, chính xác
3 Ít bị ảnh hưởng bởi độ nhám của bề mặt Vật liệu tấm mỏng, Vật liệu phủ mạ cho kết quả thường không chính xác

Trên đây là những thông tin về đơn vị đo lượng độ cứng vật liệu HRC. Hy vọng những nội dung trên giúp được quý đọc giả có thêm thông tin và ứng dụng cho công việc của mình một cách phù hợp. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong bài viết lần sau.

---> Đặt hàng thép tròn đặc SCM440H

---> Đặt hàng thép tấm DC11

---> Đặt hàng thép SKD11

---> Đặt hàng thép SKD61

---> Đặt hàng thép S50C

Nếu muốn được tư vấn chi tiết cụ thể hơn về cái loại thép công nghiệp, quý bạn đọc có thể liên hệ tới số 0332 91 61 61 hoặc chat trực tuyến ngay cùng chúng tôi.

Sevit rất hân hạnh giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả!

Liên hệ với Sevit qua:

* Hotline: 0332 91 61 61

* Fanpage: Sevit Special Steel

* Zalo: Sevit Special Steel

Từ khóa » Chỉ Số Hrc