Đơn Vị đo độ Dẫn điện Của Nước Là Gì? Cách Quy đổi Siemens Sang ...
Có thể bạn quan tâm
♦ Đơn vị Siemen (S) hay Microsiemen/cm (μS/cm) mà chúng ta thường thấy trong các tiêu chuẩn. Yêu cầu của hệ thống xử lý nước cấp tinh khiết, siêu tinh khiết. Đơn vị này dùng để làm gì và nó cung cấp thông tin gì cho chúng ta. Cùng tìm hiểu về đơn vị đo độ dẫn điện của nước qua bài viết này.
I. Đơn vị đo độ dẫn điện của nước – Vai trò của đơn vị EC trong việc xác định chất lượng nguồn nước
♦ Trong lĩnh vực xử lý nước cấp, người ta thường nhắc đến đơn vị siemen hay microsiemen/cm. Chỉ số độ dẫn điện hay chỉ số EC của nước. Vậy: Đơn vị đo của độ dẫn điện của nước là gì? Chỉ số EC là gì? Người ta sử dụng đại lượng gì để xác định chất lượng nguồn nước? Tại sao phải đo độ dẫn điện của nước?… và nhiều câu hỏi liên quan đến độ dẫn cũng như tiêu chuẩn chất lượng nước sau khi xử lý.
1.Khái niệm chung về đơn vị đo độ dẫn điện của nước
♦ Đơn vị đo độ dẫn hay đơn vị đo độ dẫn điện của nước là đại lượng được sử dụng để xác định thông số, khả năng truyền dẫn điện của nguồn nước trong lĩnh vực xử lý nước cấp. Đại lượng này được kí hiệu là EC (Electrical Conductivity), đơn vị chuẩn SI là Siemens/cm. Chỉ số EC thể hiện là khả năng truyền dẫn điện của dung dịch. Độ lớn của đơn vị đo độ dẫn phụ thuộc vào nồng độ ion của các hợp chất, muối hòa tan trong nước. Ngoài ra, độ dẫn còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Đơn vị đo độ dẫn điện EC có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước. >>Tham khảo bài viết: Ý nghĩa của chỉ số đo độ dẫn điện ECII. Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì?
1. Đơn vị sử dụng đo độ dẫn điện của nước
♦ Đơn vị độ dẫn điện của nước là đại lượng thể hiện lượng ion hòa tan tạo nên khả năng dẫn điện của dung dịch. Chỉ số này càng lớn thì tức là lượng ion các hợp chất muối khoáng hòa tan càng nhiều, khả năng dẫn điện của dung dịch càng cao. Đồng thời phản ánh tạp chất có trong dung dịch tồn tại dưới dạng ion càng nhiều, nước càng kém tinh khiết và ngược lại. MicroSiemen/centimét (μS/cm) là đơn vị được sử dụng để xác định tính chất cũng như chất lượng của nguồn nước.
♦ Đơn vị độ dẫn điện EC của nước được đo bằng các thiết bị chuyên dụng. Độ dẫn điện sử dụng đơn vị chuẩn SI là Siemens/cm (kí hiệu là S/cm), đây là đại lượng dùng để xác định, đánh giá chất lượng của nguồn nước. Nó thể hiện khả năng truyền điện của nước, đồng nghĩa với sự tồn tại của các ion hòa tan trong nước. Lượng ion hòa tan trong nước càng thấp thì EC càng thấp, nước càng tinh khiết.
– Độ dẫn điện EC chính bằng nghịch đảo của điện trở suất (đơn vị chuẩn SI là Ohm. met, kí hiệu là Ω. m). Nhưng thực thế độ dẫn điện của nước là rất nhỏ, do đó, người ta sử dụng đơn vị Microsiemens/cm (kí hiệu là μS/cm) trên các thiết bị đo. Cách quy đổi các đơn vị đo độ dẫn điện của nước theo chuẩn SI (1 S/m = 102 S/cm hay 1 S/cm = 106 μS/cm).
2. Các chỉ số thực tế độ dẫn điện của nước trong lĩnh vực xử lý nước
– Ví dụ: Một hệ thống xử lý nước cấp yêu cầu điện trở suất của nước thành phẩm là > 18MΩ.cm, thì tương đương độ dẫn điện yêu cầu là < 1/18MΩ.cm tức là EC < 0,056 μS/cm. Độ dẫn điện của nước EC < 0,056 μS/cm là chỉ số tiêu chuẩn đạt được sau khi nước được xử lý bằng công nghệ DI (hệ thống khử ion nước hay hệ thống khử khoáng bằng các phương pháp trao đổi ion sử dụng hạt nhựa Cation, Anion, Mixbed hay thiết bị điện tử EDI).
– Độ dẫn điện của nước uống khoảng 50 μS/cm đến 1500 μS/cm. Của nước tinh khiết RO khoảng từ 5 μS/cm đến 20 μS/cm (với 2 cấp lọc RO, nước có thể đạt độ dẫn điện < 5 μS/cm). Của nước siêu tinh khiết DI (RO-DI, RO-EDI-MIXBED) rất thấp chỉ khoảng từ 0 đến 5 μS/cm (tùy từng thiết kế tiêu chuẩn nước thành phẩm siêu tinh khiết của hệ thống). Ngoài ra, độ dẫn điện của nước còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước đầu vào. Chính vì vậy cần phải có đánh giá thực tế để điều chỉnh, bổ xung thiết kế cho hệ thống xử lý nước.
3. Tại sao dùng đơn vị độ dẫn điện để đánh giá chất lượng nguồn nước
♦ Từ khái niệm độ dẫn điện và đơn vị đo độ dẫn điện của nước trình bày ở trên. Ta thấy được việc kiểm tra, xác định chỉ số đo độ dẫn điện của nước sau khi xử lý là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chỉ số độ dẫn điện của nước đo được sẽ phản ánh chất lượng nước thành phẩm. Hệ thống lọc nước thiết kế có đáp ứng được quy trình, tiêu chuẩn xử lý nước cấp cho mục đích sử dụng, sản xuất hay không? Cần phải bổ xung, thay thế thiết bị, vật liệu, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn đề ra.
4. Cách quy đổi đơn vị siemen (EC) sang đơn vị ppm (TDS) và ngược lại
♦ Ở điều kiện tiêu chuẩn nhất định (nhiệt độ phòng 25 độ C), người ta xác định được công thức quy đổi đơn vị EC sang ppm và ngược lại từ ppm sang siemen theo đồ thị hàm số tương quan dưới đây. Tuy nhiên ở một số điều kiện, môi trường cụ thể, mối tương quan giữa 2 đại lượng không còn chính xác (ở điều kiện nhiệt độ cao, hàm lượng ion hòa tan trong nước quá lớn,…). Trên thực tế, trên các thiết bị đo EC, TDS đều được cài đặt tự động quy đổi 2 đại lượng này, người đo chỉ việc đọc chỉ số trên máy.
♦ Theo đồ thị hàm số giữa EC và TDS ta có thể quy đổi 2 chỉ số này như sau:
TDS (mg/l hay ppm) 0,5117 x EC – 1,5065 và ngược lại EC (μS/cm) = (TDS + 1,5065)/0,5117
5. Phương pháp xác định độ dẫn điện của nước
♦ Để xác định độ dẫn điện của nước, người ta dùng các thiết bị đo độ dẫn điện chuyên dụng để xác định các chỉ số EC nhanh và chính xác để kết luận chất lượng nguồn nước. Các máy đo sử dụng đơn bị đo độ dẫn EC là Microsiemen/cm (μS/cm) và TDS là ppm (mg/l).
♦ Tùy theo yêu cầu mà người sử dụng có thể lựa chọn thiết bị đo độ dẫn điện dạng bút, dạng cầm tay hay dạng chuyên dụng để sử dụng trong các trường hợp cụ thể.
Liên hệ nhận tư vấn giải pháp, giải đáp công nghệ, cách đo độ dẫn điện của nước
♦ Long Phú hy vọng rằng, qua bài viết này Quý khách hàng có thể nắm được khái niệm về đơn vị đo độ dẫn điện. Cách quy đổi các đại lượng EC, TDS, điện trở suất của nước cũng như trả lời được câu hỏi đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì? trong việc xác định chất lượng nguồn nước đang sử dụng. Quý khách cần tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước theo tiêu chuẩn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm các bài viết thông tin hữu ích về công nghệ lọc nước tại đây:
https://locnuocro.com.vn/thong-tin-huu-ich-ve-cong-nghe-loc-nuoc-ro/
Từ khóa » đơn Vị Của Tds
-
TDS Là Gì? Nguồn Nước ăn Uống Trong Gia đình Bạn Có đạt Chuẩn?
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
Chỉ Số TDS Trên Máy Lọc Nước Là Gì?
-
Bút đo Kiểm Tra Nước TDS Độ Mặn Đơn Vị Ppm
-
Tổng Chất Rắn Hòa Tan – Wikipedia Tiếng Việt
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được?
-
TDS Là Gì ? Chỉ Số Bao Nhiêu Là Chuẩn. - Lọc Nước Doctorhouses
-
PPm, TDS, PH Là Gì? Chỉ Số TDS, PH Bao Nhiêu Là Tốt Cho Sức Khỏe
-
4 Sự Thật Về Chỉ Số TDS Cho Nước Uống Bạn Cần Phải Biết
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Cách Hiểu Và đo đúng Chỉ Số TDS Từ Máy Lọc Nước ...
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước đo Như Thế Nào?
-
Chỉ Số TDS Là Gì, EC Là Gì, ảnh Hưởng Của TDS EC đối Với đời Sống
-
TDS Là Gì? Nước đạt Chuẩn Có Chỉ Số TDS Là Bao Nhiêu?
-
TDS Trong Nước Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? Chỉ Số Bao Nhiêu? - Wepar