Đơn Vị đo Lường - AGU Staff Zone

Đơn vị đo lường

Vật lý là một khoa học thực nghiệm cho nên hầu hết các định luật, các thuyết vật lý đều phải được xây dựng từ trên cơ sở những kết quả đo đạc thực nghiệm được định lượng một cách chuẩn xác và hợp lý theo bản chất vật lý của đối tượng. Cho nên việc đo lường các đại lượng vật lý là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được trong nghiên cứu vật lý.

kg Mẫu kg ở Viện đo lường quốc tế (IBWM) là một khối trụ nhỏ đường kính 39mm, cao 39mm, được chế tạo bằng 90% platin và 10% iridi

Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại Thước mét tiêu chuẩn bằng platinum-iridium

Ðo lường một vật là so sánh vật cần đo với một vật chuẩn gọi là đơn vị. Khi cần đo độ dài của một cái bàn, ta so sánh nó với độ dài cây thước được quy ước là một mét, nếu nó gấp 2,5 lần độ dài cây thước, ta nói, độ dài cái bàn là 2,5m. Trong thực tế, đại lượng vật lý nào dùng phương pháp so sánh để đo được kết quả người ta gọi chúng là đại lượng đo trực tiếp. Chiều dài, khối lượng, thời gian là các đại lượng đo trực tiếp. Ðại đa số các đại lượng vật lý khác nhu khối lượng riêng, gia tốc, xung lượng thì không thể đo trực tiếp được, mà phải thông qua tính toán, chúng được gọi chung là các đại lượng đo gián tiếp.

Thực ra mỗi đại lượng vật lý đều phải có đơn vị đo riêng nhưng vì có một số đại lượng vật lý không thể đo trực tiếp, vả lại các đại lượng vật lý đều liên hệ với nhau qua các công thức, định luật vật lý, nên người ta chỉ chọn một số đơn vị đo trực tiếp mang tính phổ biến và thông dụng làm đơn vị cơ bản để xây dựng các đơn vị đo đạc các đại lượng vật lý khác. Ví dụ như đơn vị đo gia tốc là m/s2, đơn vị đo khối lượng riêng là kg/m3. Ðó là các đơn vị dẫn xuất. Ðơn vị dẫn xuất là đơn vị được suy ra từ đơn vị cơ bản qua các công thức của định luật hoặc định lý.             Vì mỗi nước dùng những đơn vị đo khác nhau gây khó khăn cho việc trao đổi những thông tin khoa học nên từ năm 1960, các nhà khoa học đã thống nhất sử dụng một hệ thống đơn vị đo lường cơ bản, viết tắt là SI (Systeme International). Ðây là một hệ thống đơn vị đo lường quốc tế hợp pháp ở đa số các nước trên thế giới hiện nay. Hệ SI bao gồm 7 đơn vị đo cơ bản là:

Đại lượng

Đơn vị

Ký hiệu

Ðộ dài L (Length)

mét

M

Thời gian t (Time)

giây

S

Khối lượng M (Mass)

kilogam

Kg

Nhiệt độ T

độ Kelvin

K

Cường độ dòng điện I

ampère

A

Đơn vị phân tử

mol

Mol

Độ sáng I0

candela

Cd

            Trong cơ học người ta chỉ lưu ý đến 3 đơn vị: độ dài (L), khối lượng (M) và thời gian (T). Ðể biểu diễn đơn vị dẫn xuất thông qua đơn vị cơ bản người ta dùng một công thức chung gọi là công thức thứ nguyên có dạng như sau: [X] = [M]p[L]q[T]r trong đó p, q, r là các số nguyên ; [X] là ký hiệu thứ nguyên của đại lượng vật lý X. Thí dụ:

Đại lượng

Đơn vị

Thứ nguyên

Ký hiệu (Tên gọi)

Biểu thức

Vận tốc

m/s

m/s

[V] = [L][T]-1

Lực

N (Newton)

kg.m/s2

[F] = [M][L][T]-2

Năng lượng

J (Joule)

kg.m2/s2

[E] = [M][L]2[T]-2

Công thức thứ nguyên được dùng để kiểm tra sự chính xác của các công thức vật lý. Một số lưu ý: 1) Các đại lượng dùng trong vật lý có một số thuộc các đại lượng vô hướng còn đa số là những đại lượng véctơ. Đại lượng vô hướng chỉ có đặc trưng về độ lớn; còn đại lượng véctơ, ngoài độ lớn, còn có đặc trưng về phương và chiều. 2) Trong khi tính toán, hoặc ghi các kết quả thực nghiệm chúng ta nên biểu diễn các số dưới dạng tích với số mũ của 10. Những số có quá nhiều số hạng thì làm tròn số để việc tính toán không phức tạp. Việc làm tròn đến chữ số nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Ví dụ : 0,0034g nên viết là 34.10-4 g = 34.10-7 kg. 0,000 345 892 65 có thể làm tròn thành 3459.10-7.

Bảng 1.1 Ký hiệu bội số và ước số của đơn vị đo

Số mũ

Cách đọc

Ký hiệu

Số mũ

Cách đọc

Ký hiệu

1018

Exa

E-

10 -1

Deci

d-

1015

Penta

P-

10 -2

Centi

c-

1012

Tera

T-

10 -3

Milli

m-

109

Giga

G-

10 -6

Micro

m-

106

Mega

M-

10 -9

Nano

n-

103

Kilo

k-

10 -12

Pico

p-

102

Hecto

h-

10 -15

Femto

f-

101

Deca

da-

10 -18

Atto

a-

CÁC ÐƠN VỊ ÐO DÙNG CHO CƠ HỌC 1. Ðộ dài Ðơn vị cơ bản là mét. Mét được định nghĩa là một độ dài bằng chiều dài quãng đường mà ánh sáng đi qua chân không trong 1/ 299792458 giây. Bảng 1.2 Các đơn vị đo độ dài khác tính bằng mét.

Tên

Ký hiệu

Tính bằng mét

Inch

in

2,54 x 10 -2

Feet

ft

30,48 x 10 -2

Dặm

mi

1609

Hải lý

1850

Yard

Yd

0,9144

Ăngstrong

Ao

10 -10

1 năm ánh sáng

Light year

9, 461 x 10 15

Ðơn vị thiên văn

Ae

1,49 x 10 1

Bảng 1.3 Ý nghĩa của một số độ dài.

Ðộ dài (m)

Ý nghĩa

10 -17

Trình bày sự giới hạn của các thí nghiệm vế cấu trúc hạt nhân

10 -15

Bán kính của proton

10 -10

Bán kính của nguyên tử.

10 -8

Ðộ dài của ribosome

10-6

Bước sóng của ánh sáng thấy được.

10 7

Bán kính trái đất.

10 11

Bán kính của quỹ đạo trái đất.

10 16

Một năm ánh sáng.

10 22

Khoảng cách đến thiên hà gần nhất.

10 26

Bán kính của cấp vũ trụ.

2. Khối lượng Ðơn vị cơ bản là Kg; Kg là khối lượng một vật chuẩn bằng Platin-Iridi được giữ tại phòng cân đo quốc tế Sèvres gần Paris. Khối lượng 1Kg gần bằng khối lượng của 1000 cm3 nước nguyên chất ở nhiệt độ 4oC. Bảng 1.4 Một số đơn vị khối lượng tính bằng kg

Các đơn vị khác

Qui theo kg

Slug

14,59

Pound

0,454

Tạ

10 2

Tấn

10 3

u (đơn vị khối lượng nguyên tử )

1,66057 x 10 -27

Cara (đo khối lượng đá quí)

2 x 10 -4

Bảng 1.5 Ý nghĩa của một số khối lượng.

Khối lượng (Kg)

Ý nghĩa

10 -30

Khối lượng của electron

10 -21

Khối lượng của ribosome.

10 -15

Khối lượng của vi khuẩn.

10 25

Khối lượng của Trái Ðất. (5,98 x 10 24)

10 30

Khối lượng của Mặt trời. (1,99 x 10 30)

10 41

Khối lượng Thiên hà của chúng ta.

10 52

Khối lượng của vũ trụ.

3. Thời gian Thời gian đo bằng giây. Giây được định nghĩa là khoảng thời gian bằng tổng của 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển giữa hai mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử Cesi-133. Bảng 1.6 Ý nghĩa của một số độ dài thời gian.

Ðộ dài thời gian

Ý nghĩa

10 -23

Thời gian cho ánh sáng đi qua một proton.

10 -15

Chu kỳ của sóng ánh sáng.

10 -8

Thời gian bức xạ của photon từ nguyên tử bị kích thích.

10 -2 -109

Thang thời gian cho con người.

10 7

Một năm (3,16 x 10 7 s)

10 16

Hệ mặt trời quay 1 vòng quanh trung tâm Thiên hà.

10 17

Tuổi của Trái đất.

10 18

Tuổi của vũ trụ.

Từ khóa » Hệ Si Vật Lý