Đơn Vị đo Thời Gian - Trung Tâm Gia Sư Tâm Tài Đức

5/5 - (1 bình chọn)

Mục Lục

Toggle
  • Bảng đơn vị đo Thời gian. Thứ tự và cách đổi thời gian
  • 1. Thời gian là gì?
  • 2. Đơn vị đo thời gian là gì?
  • 3. Bảng đơn vị đo thời gian
  • 4. Thứ tự đơn vị đo thời gian
  • Cách quy đổi đơn vị đo thời gian
    • Đổi từ giây sang phút
    • Đổi từ phút sang giờ
    • 1 năm sẽ có bao nhiêu ngày, tuần, quý?
    • 1 giây sẽ bằng bao nhiêu mili giây, micro giây, nano giây?
  • 5. Cách đổi đơn vị đo thời gian. Ví dụ minh hoạ
    • Ví dụ về cách đổi đơn vị đo thời gian
    • Ví dụ về cộng số đo thời gian:
    • Bài tập áp dụng về đổi đơn vị đo thời gian
  • 6. Ứng dụng đơn vị đo thời gian trong học tập, cuộc sống
  • 7. Kể tên các vật dùng để đo thời gian

Bảng đơn vị đo Thời gian. Thứ tự và cách đổi thời gian

Bảng đơn vị đo thời gian

1. Thời gian là gì?

– Thời gian là khái niệm diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.

– Khó có những định nghĩa chính xác tuyệt đối về thời gian. Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Giả sử rằng, tất cả các vật trong vũ trị đứng im thì khái niệm thời gian sẽ trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau, có những chuyển động có tính lắp lại cũng có những chuyển động rất khó xác định.

– Thời gian chỉ có một chiều duy nhất đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô, nó luôn luôn gắn với mọi vật không trừ một vật nào.

2. Đơn vị đo thời gian là gì?

– Đơn vị đo thời gian là đại lượng dùng để đo, tính toán trong nhiều những lĩnh vực khoa học đời sống khác nhau. Thời gian là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lường mà sự kiện xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.

– Trong hệ đo lường quốc tế cơ bản, đơn vị của thời gian là giây. Từ đó, các đơn vị lớn hơn như phút, giờ, ngày được tính dựa theo đó. Các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị không Sl do chúng không sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng cũng được chấp nhận chính thức trong hệ đo lường quốc tế.

– Trong khoa học thời gian là việc tính liên tục đơn vị giây dựa trên đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới hay gọi là thời gian Nguyên tử quốc tế. Giờ phối hợp quốc tế UTC là giờ chuẩn được sử dụng trên khắp thế giới. Giờ GMT là một giờ chuẩn cũ được tính từ năm 1847 sử dụng kính thiên văn thay vì đồng hồ nguyên tử.

– Trong chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam, những kiến thức về đơn vị đo thời gian được cập nhật trong chương trình toán Tiểu học phổ cập đến các em học sinh từ rất sớm và thông qua các đơn vị đo thời gian, các em cũng được cung cấp kiến thức về mối quan hệ của chúng với nhau.

3. Bảng đơn vị đo thời gian

Bảng đơn vị đo thời gian

1 thế kỉ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 năm thường = 365 ngày

1 năm nhuận = 366 ngày

Cứ 4 năm có 1 năm nhuận

1 tuần = 7 ngày

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

1 giây = 1000 mili giây

4. Thứ tự đơn vị đo thời gian

– Thiên niên kỷ

– Thế kỷ

– Thập kỷ

– Năm

– Tháng

– Ngày

– Giờ

– Phút

– Giây

– Mili giây

Cách quy đổi đơn vị đo thời gian

1 ngày sẽ có bao nhiêu giờ? 1 giờ sẽ bằng bao nhiêu giây? Sau đây sẽ các cách đổi các đơn vị thời gian một cách chính xác nhất, dễ hiểu nhất. 

Đổi từ giây sang phút

Mỗi phút sẽ có 60 giây, vì thế việc đổi từ đơn vị giây sang phút rất đơn giản. Bạn chỉ cần chia số giây cần đổi cho 60 là sẽ có đáp án số phút.

Ví dụ, 360 giây sẽ bằng bao nhiêu phút?

Ta có, 1 phút = 60 giây

Lấy 360 : 60 = 4

Như vậy, 360 giây bằng 6 phút.

Bên cạnh đó số giây có thể không được chuyển hết hoàn toàn về phút. Phần thập phân sẽ thể hiện được số giây còn dư.

Ví dụ, 8500 giây bằng bao nhiêu phút?

Ta có thể tính như sau: 8500 : 60 = 141,66 phút

0,66 x 60 = 40 giây

Đáp án là: 7600 giây bằng 141 phút và 40 giây.

Đổi từ phút sang giờ

Quy tắc chung để ta đổi phút sang giờ chính là chia số phút cần đổi cho 60 sẽ tìm ra số giờ.

Ví dụ, để tính xem 210 phút bằng bao nhiêu giờ chúng ta làm theo các bước sau đây:

Ta có, 210 phút / 60 = 3.5 giờ

Như vậy, 210 phút bằng 3.5 giờ.

1 năm sẽ có bao nhiêu ngày, tuần, quý?

1 năm sẽ có bao nhiêu ngày?

Hiện nay chúng ta có 2 loại năm đó là năm nhuận và năm không nhuận. Năm không nhuận một năm sẽ có 365 ngày, còn năm nhuận sẽ có nhiều hơn năm không nhuận 1 ngày chính là 366 ngày.

Một năm sẽ có bao nhiêu tuần

Tuần cũng là một đơn vị đo thời gian. Hiện nay, chúng ta quy định rằng 1 tuần có 7 ngày, bao gồm các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy cuối cùng là Chủ nhật

Đối với năm không nhuận, một năm sẽ có 365 ngày, theo quy ước thì 1 tuần là 7 ngày, vậy sẽ có 52 tuần và dư ra 1 ngày. Còn đối với năm nhuận có 366 ngày, vẫn sẽ có 52 tuần nhưng dư 2 ngày.

Một năm có bao nhiêu quý?

Tương tự tuần, quý là một trong các đơn vị thời gian, thông thường một quý sẽ bao gồm 3 tháng. Do đó, một năm 12 tháng sẽ có 4 quý tương ứng. Hết quý thứ tư sẽ là thời điểm kết thúc năm và bắt đầu một năm mới với quý 1 của năm mới.

Một năm sẽ có 4 quý:

  • Quý 1 là từ tháng 1 tới cuối tháng 3
  • Quý 2 sẽ từ tháng 4 đến hết tháng 6
  • Quý 3 sẽ bắt đầu từ tháng 7 đến cuối của tháng 9
  • Quý 4 là từ tháng 10 đến cho đến hết tháng 12

1 giây sẽ bằng bao nhiêu tích tắc?

Ngày xưa khi người ta vẫn thường sử dụng đồng hồ quả lắc, khi mỗi một giây trôi qua đồng hồ sẽ báo một tiếng “tích tắc” hoặc “tích tắc” vang lên. Tại đặc điểm đó, người ta dùng luôn từ tích tắc để đo một khoảng thời gian rất ngắn. Ví dụ như, chỉ với tích tắc mà…

Từ đó ta có, 1 giây = 1 tích tắc.

1 giây sẽ bằng bao nhiêu mili giây, micro giây, nano giây?

Giây, mili giây, micro giây hay nano giây là những đơn vị đo thời gian nhỏ nhất. Các xác định xem 1 giây bằng bao nhiêu mili giây, micro giây, nano giây như sau:

2 giây = 2000 mili giây = 2000.000 micro giây = 2000.000.000 nano giây

1 ngày sẽ có bao nhiêu giờ, tiếng?

1 ngày có tất cả 24 tiếng hoặc 1 ngày sẽ có 24 giờ.

1 ngày sẽ có bao nhiêu phút?

1 ngày ta có 24 giờ và mỗi 1 giờ sẽ có 60 phút, do vậy 1 ngày ta sẽ có 24 x 60 = 1.440 phút.

Suy ra, 1 ngày có 1.440 phút.

1 ngày có biết bao nhiêu giây?

Tương tự như trên, 1 ngày sẽ có 24 giờ và 1440 phút. Mỗi phút bao gồm 60 giây nên 1 ngày sẽ có 1440 x 60 = 24 x 60 x 60 = 86.400 giây.

Suy ra, 1 ngày bao gồm 86.400 giây.

1 giờ có bao nhiêu phút?

1 giờ chính là 60 phút.

1 giờ có bao nhiêu giây?

1 giờ sẽ bằng 60 phút, vậy 1 giờ sẽ bằng bao nhiêu giây? 1 giờ = 60 * 60 = 3600 giây.

1 phút có bao nhiêu giây?

1 phút tất nhiên là có 60 giây

5. Cách đổi đơn vị đo thời gian. Ví dụ minh hoạ

– 1 Thiên niên kỷ = 10 thế kỷ =1000 năm

Ví dụ: 3 thiên niên kỷ = 3000 năm

– 1 Thế kỷ = 100 năm

Ví dụ: 5 thế kỷ = 500 năm

– 1 Thập kỷ = 10 năm

Ví dụ: 3 thập kỷ = 30 năm

– 1 Năm = 12 tháng

1 Năm = 365 ngày hoặc 366 ngày đối với năm nhuận

Ví dụ: 5 năm = 5 x 12 = 60 tháng

– 1 Tháng = 31/30/28/29 ngày

Có 7 tháng 31 ngày là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10 và tháng 12. Có 4 tháng 30 ngày là tháng 4,6,9 và 11. Tháng 2 sẽ có 28 ngày, tuy nhiên năm nhuận sẽ có 29 ngày.

– 1 Ngày = 24 giờ

Ví dụ 10 ngày = 10 x 24 = 240 giờ.

– 1 Giờ = 60 phút

Ví dụ: 24 giờ = 24 x 60 = 1440 phút = 1 ngày

– 1 Phút = 60 giây

Ví dụ: 60 phút = 60 x 60 = 3600 giây = 1 giờ

– 1 Giây = 1000 mili giây

Ví dụ: 10 giây = 10000 mili giây

GIA SƯ VẬT LÝ

Ví dụ về cách đổi đơn vị đo thời gian

Hai năm rưỡi = 2,5 năm = 12 tháng*2,5 = 30 tháng.

⅓ giờ = 60 phút × ⅓ = 30 phút.

0,6 giờ = 60 phút × 0,6 = 36 phút.

568 phút = 9 giờ 46 phút = 9,76 giờ

Ví dụ về cộng số đo thời gian:

0,5 giờ + 0,6 giờ = 1,1 giờ = 66 phút

1 giờ + 30 phút = 1,5 giờ = 90 phút

56 phút + 180 giây = 56 phút +3 phút = 59 phút

Bài tập áp dụng về đổi đơn vị đo thời gian

Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống

3 năm = … tháng 5 giờ = … phút

6 năm 3 tháng = … tháng 0,5 giờ = … phút

7 năm rưỡi = … tháng ½ giờ = … phút

2 ngày = … giờ 5 phút = … giây

1,5 ngày = … giờ 1 giờ = … phút

Bài tập 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

90 phút = … giờ 90 giây = … phút

180 phút = … giờ 240 giây = … phút

Hướng dẫn giải

90 phút = 90⁄60 giờ = 1,5 giờ

180 phút = 180⁄60 giờ = 3 giờ

6. Ứng dụng đơn vị đo thời gian trong học tập, cuộc sống

– Biết được thời gian, cách quy đổi thời gian, mối quan hệ giữa các đơn vị đại lượng trong bảng đơn vị đo thời gian giúp chúng ta trân quý từng giây từng phút trôi qua mỗi ngày. Biết được số thời gian có trong một ngày giúp người học có thể phân chia thời khóa biểu học tập một cách hợp lí, khoa học.

Đơn vị đo thời gian là những kiến thức thường thức, khoa học nhưng rất cần gũi với chúng ta. Đây là những kiến thức căn bản, nền tảng trong đời sống mà mỗi người đều cần phải biết. Trong các hội thi thể thao, các cuộc đua về tốc độ người ta thường tính đến từng đơn vị nhỏ nhất của thời gian để phân định người chiến thắng. Đôi khi, người giành chiến thắng chỉ hơn người về sau vài mili giây. Có như vậy, chúng ta mới biết được sự quý trọng và giá trị của thời gian trong từng hoạt động, từng sự nỗ lực cố gắng của bản thân mình.

7. Kể tên các vật dùng để đo thời gian

– Dựa vào Mặt trời, đây là vật dụng mà người Ai Cập là những người đầu tiên biến việc canh thời gian là một môn khoa học. Đồng hồ mặt trời hoạt động theo nguyên tắc dõi bóng của cái que cắm trên phiến đá thay đổi hướng và độ dài. Từ thuở sơ khai, công cụ này giúp họ biết được thời điểm giữa các ngày.

– Đồng hồ cát là một dụng cụ đo thời gian gồm hai bình thủy tinh được nối với nhau bằng một eo hẹp, để cát mịn chảy từ bình này sang bình kia qua eo nối. Với một tốc độ nhất định. Khi cát từ bình này đã chảy hết vào bình kia, đồng hồ cát được dốc ngược lại để cát chảy theo chiều ngược lại.

– Đồng hồ nước là thiết bị đo thời gian đầu tiên không phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để xác định thời gian. Nghĩa là nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Đồng hồ nước hoạt động bằng cách đo lượng nước nhỏ từ một bình chứa này sang bình chứa khác.

– Đồng hồ cơ học hoạt động nhờ vào một hệ thống những quả nặng kết hợp với các con quay. Đồng hồ đầu tiên không có kim chỉ giờ hay phút mà chúng chỉ giờ bằng cách đổ chuông. Hệ thống dây cót được phát triển vào thế kỉ 15. Kim phút xuất hiện vào năm 1475 và kim giây xuất hiện năm 1560.

– Đồng hồ nguyên tử là đồng hồ điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được, vì vậy đây là loại đồng hồ chính xác nhất đến hiện nay. – Lịch sử dụng cơ bản nhất của lịch là để xác định ngày, để có thể thông báo các sự kiện tương lai và ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra. Các ngày có thể có ý nghĩa đối với các mùa thông thường, đối với một tôn giáo hay các ngày lễ của xã hội.

Từ khóa » Các đơn Vị đo Thời Gian Nhỏ Hơn Giây