Đơn Vị Trực Thuộc Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Đơn vị trực thuộc là gì?
- Các loại hình doanh nghiệp trực thuộc
- Thủ tục thành lập đơn vị trực thuộc
Đơn vị trực thuộc luôn được các chủ thể là doanh nghiệp nhắc đến khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi loại hình đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thường có những đặc điểm, tính chất pháp lý riêng tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi chủ thể doanh nghiệp bao gồm các loại hình như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,…
Vậy đơn vị trực thuộc là gì? Bạn đã hiểu rõ về đơn vị trực thuộc chưa? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về vấn đề này.
Đơn vị trực thuộc là gì?
Đơn vị trực thuộc là các đơn vị hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp, bao gồm các đơn vị sự nghiệp (các trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm), các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh, các đơn vị trực thuộc không hoạt động kinh doanh và các đơn vị khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các loại hình doanh nghiệp trực thuộc
Sau khi hiểu về khái niệm đơn vị trực thuộc là gì? Có thể thấy đơn vị trực thuộc có nhiều loại hình khác nhau, các loại hình đó bao gồm:
Thứ nhất: Về chi nhánh
Chi nhánh được coi là một trong những đơn vị trực thuộc phổ biến của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Tùy theo mô hình hoạt động mà về thuế chi nhánh có thể hoạch toán độc lập hay phụ thuộc. Các ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với chi nhánh hạch toán thuế độc lập: Khi kê khai thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT) phải kê khai tại cơ quan quản lý thuế chi nhánh.
Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Khi cùng tỉnh với trụ sở chính khi kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) cùng cơ quan thuế với trụ sở chính. Ngoài ra, chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh khi hạch toán phụ thuộc đều phải kê khai thuế tại cơ quan quản lý thuế của trụ sở chính.
>>>> Tham khảo: Thành lập Chi nhánh Công ty
Thứ hai: Về văn phòng đại diện
Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 45 luật doanh nghiệp 2014, văn phòng đại diện là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”
Như vậy, ta có thể thấy chức năng của văn phòng đại diện là đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Văn phòng đại diện không có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà thường sẽ thực hiện các hoạt động như quảng bá, marketing, tiếp thị cho doanh nghiệp. Chính vì không có chức năng kinh doanh nên văn phòng đại diện không phải phát hành và sử dụng hóa đơn.
>>>> Tham khảo: Thành lập văn phòng đại diện
Thứ ba: Địa điểm kinh doanh
Theo quy định của pháp luật địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (Khoản 3, Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014).
Từ quy định trên có thể thấy chức năng chính của địa điểm kinh doanh là thực hiện kinh doanh trong phạm vi ngành nghề doanh nghiệp đăng ký. Cũng giống như các đơn vị phụ thuộc khác thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa điểm đăng ký trụ sở chính.
Khác với chi nhánh, tên của địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải bao gồm cả tên Doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng. Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh đó. Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh khác với địa điểm trụ sở chính thì địa điểm kinh doanh phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cục Thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở. Ngoài ra, khi hạch toán thuế địa điểm kinh doanh phải hạch toán thuế theo hình thức hạch toán phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập trung.
>>>>> Tham khảo: Thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục thành lập đơn vị trực thuộc
Không chỉ hiểu về khái niệm đơn vị trực thuộc là gì? chúng ta còn cần phải biết được thủ tục để thành lập đơn vị trực thuộc. Vậy thủ tục này được quy định như thế nào đối với hai loại hình phổ biến là chi nhánh và văn phòng đại diện?
Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
– Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Thông tin đăng ký thuế;
– Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo quy định cần phải có;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trên đây, Luật Hoàng Phi đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về chủ đề Đơn vị trực thuộc là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng dừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Luật Hoàng Phi hân hạnh được đồng hành cũng Quý khách hàng!
Từ khóa » đơn Vị Trực Thuộc Hạch Toán Phụ Thuộc Là Gì
-
Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc Là Gì ? Tìm Hiểu Về ... - Luật Minh Khuê
-
Hạch Toán Phụ Thuộc Là Gì? Quy định Về đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc?
-
Đơn Vị Trực Thuộc Là Gì? Phân Biệt Giữa Các đơn Vị Phụ Thuộc?
-
Cách Hạch Toán Của Chi Nhánh Phụ Thuộc Có Con Dấu Riêng
-
Phân Biệt Chi Nhánh Hạch Toán độc Lập Và Phụ Thuộc
-
Cách Hạch Toán Chi Nhánh Phụ Thuộc Khác Tỉnh - Cùng Tỉnh
-
Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc Của Doanh Nghiệp
-
Kê Khai Thuế Cho Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc - Công Ty Luật Việt An
-
Phân Biệt Hạch Toán độc Lập Và Hạch Toán Phụ Thuộc
-
Thế Nào Là Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc? - Phan Law Vietnam
-
Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc Có Được Xuất Hóa Đơn Không?
-
Chi Nhánh Phụ Thuộc Có được Xuất Hóa đơn Không? - IHOADON
-
Chi Nhánh Hạch Toán Phụ Thuộc Có Phải Khai Thuế TNDN?