Đơn Vị Vận Hành Metro Số 1 Bến Thành – Suối Tiên Ngừng Hoạt ...
Có thể bạn quan tâm
TP.HCM đã có kiến nghị khẩn lên Thủ tướng Chính phủ và mới đây, Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nhà tài trợ dự án, cũng đã gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ Việt Nam về việc thu xếp kinh phí hoạt động cho HURC1
Với vốn điều lệ 14 tỷ đồng được cấp từ khi thành lập (2015), HURC1 sử dụng để mua sắm trang thiết bị văn phòng; còn kinh phí hoạt động hiện vẫn chưa được cấp ngân sách theo đề án thành lập công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
HURC1 KÊU CỨU LẦN 2, UBND TP.HCM KIẾN NGHỊ KHẨN LÊN THỦ TƯỚNG
Uỷ ban nhân dân TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí ngân sách bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên (HURC1).
Văn bản của Ủy ban nhân dân TP.HCM nêu rõ: “Đến nay, công ty (HURC1 – PV) đã không còn đủ nguồn tạm ứng từ vốn điều lệ ban đầu để duy trì hoạt động. Do đó, công ty sẽ không có kinh phí để trả lương, đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... cho người lao động. Ngoài ra, công ty cũng không còn đủ nguồn tạm ứng để trả các chi phí điện, nước, viễn thông... cho văn phòng”.
Cũng theo Ủy ban nhân dân TP.HCM, hiện công ty chỉ còn khoảng 15 người, bao gồm cả nhân viên và các lãnh đạo. Còn 58 lái tàu đang được đào tạo nhưng phải tạm ngưng công tác do chờ ký kết phụ lục hợp đồng số 19 (hợp đồng tư vấn chung) của dự án.
Ngoài ra, văn bản cũng cho biết: Do tiến độ xây dựng và đưa vào khai thác tuyến metro 1 Bến Thành - Suối Tiên chậm so với dự kiến ban đầu nên tháng 4/2019, khoảng bốn năm sau khi thành lập, nhân sự giám đốc công ty mới được bổ nhiệm. Sau khi bổ nhiệm, giám đốc công ty thu xếp các điều kiện để công ty đi vào hoạt động từ tháng 7/2019. Và cũng do tiến độ xây dựng, đưa vào khai thác tuyến metro 1 bị chậm so với dự kiến nên đến nay HURC1 cũng chưa có nguồn thu.
Để đáp ứng đủ nguồn lực cho HURC1 duy trì hoạt động, đáp ứng yêu cầu theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ (JICA), cũng như đáp ứng việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ dự án metro 1, Uỷ ban nhân dân TP.HCM đã kiến nghị hai vấn đề.
Thứ nhất, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Thành phố được sử dụng ngân sách thành phố để bố trí kinh phí, bảo đảm điều kiện thực hiện nhiệm vụ của HURC1 trong giai đoạn chuẩn bị vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1.
Thứ hai, nếu được Thủ tướng chấp thuận, TP.HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến hướng dẫn việc bố trí ngân sách, phương thức chi đối với nội dung nêu trên.
Tại văn bản mới nhất của Văn phòng Chính phủ phản hồi văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Văn phòng Chính phủ cho biết, theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 138/2016, Văn phòng Chính phủ đã chuyển văn bản nêu trên đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý theo quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, các bộ này cần đề xuất báo cáo Thủ tướng theo quy định.
JICA CŨNG LÊN TIẾNG
Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Shimizu Akira vừa có công văn gửi Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn liên quan đến việc thu xếp kinh phí hoạt động cho Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1.
Trong văn bản của mình, ông Shimizu Akira cho biết JICA rất vui mừng về tiến độ xây dựng chung đã đạt trên 90% và Phụ lục hợp đồng số 19 của Tư vấn chung đã được ký vào ngày 28/4 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản. Đây là cơ sở để Tư vấn NJPT triển khai thực hiện các công việc quan trọng có liên quan, bao gồm cả việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên cho HURC1, một trong những nhiệm vụ rất cần thiết để bảo đảm kịp tiến độ khai thác thương mại tuyến số 1.
Tuy nhiên, theo ông Akira, hiện nay Công ty HURC1 vẫn đang phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là vốn điều lệ ban đầu đã được sử dụng hết để chi trả cho kinh phí hoạt động trong thời gian vừa qua và hiện Công ty đang đứng trước nguy cơ phải dừng hoạt động do không còn kinh phí.
“Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ phía dự án tăng cường hỗ trợ kỹ thuật của JICA (dự án TC2). Đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiến độ thiết lập khung tiêu chuẩn cho việc khai thác vận hành thương mại tuyến metro 1. Vì vậy chúng tôi rất mong quý cơ quan sớm cân nhắc tới kiến nghị của Uỷ ban nhân dân TP.HCM để bảo đảm đủ kinh phí cho Công ty… Nếu việc chậm trễ giải quyết kinh phí kéo dài sẽ gây ra tác động không mong muốn đến tiến độ khai thác chung của tuyến”, ông Akira viết trong văn bản.
Trước đó, vào tháng 02/2022, Công ty HURC1 đã “kêu cứu” vì không còn kinh phí để hoạt động. Việc này làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận đào tạo, chuyển giao công nghệ để chuẩn bị vận hành thương mại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Trong văn bản “kêu cứu” lần 2 mới đây (ngày 22/6/2022), HURC1 cho biết thêm: Để vận hành tuyến metro số 1 cần khoảng 700 người nhưng đến nay HURC1 chỉ có 15 nhân sự chính thức và đang thiếu tiền để duy trì hoạt động. iện nay toàn bộ người lao động của công ty chưa được chi trả lương từ tháng 02/2022 đến nay và kể từ tháng 7/2021 chưa được đóng các khoản bảo hiểm xã hội. Công ty hiện hết sức khó khăn, có nguy cơ phải gián đoạn hoạt động do không có bất kỳ nguồn kinh phí nào kể từ tháng 8/2021.
Phản hồi trước kiến nghị của Ủy ban nhân dân TP.HCM hồi cuối tháng 02/2022 về việc thu xếp kinh phí hoạt động cho HURC1, vào đầu tháng 3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ việc bố trí đủ nguồn lực cho công ty HURC1 duy trì hoạt động là cần thiết nhằm đáp ứng cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ. Tuy nhiên, công ty không đáp ứng được các quy định về đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 91/2015 (không đáp ứng quy định về kết quả xếp loại doanh nghiệp của ba năm liền kề trước năm xác định bổ sung vốn điều lệ đạt từ loại B trở lên).
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Uỷ ban nhân dân TP.HCM báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép bổ sung vốn điều lệ với điều kiện thực tế của công ty như đã nêu để đảm bảo nguồn lực cho công ty hoạt động.
Theo Uỷ ban nhân dân TP.HCM, tại biên bản thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và JICA (nhà tài trợ dự án), đề án thành lập, tờ trình Uỷ ban nhân dân Thành phố được Thủ tướng chấp thuận, đều ghi nhận nội dung trong giai đoạn chuẩn bị cho vận hành tuyến metro 1, công ty vận hành metro số 1 không có doanh thu. Công ty chỉ được bố trí ngân sách để đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ.
Từ khóa » Dự án Metro Bến Thành Suối Tiên
-
Metro Số 1 Bến Thành - Suối Tiên Kéo Dài đến 2024 Hay Lâu Hơn Nữa?
-
Tuyến Metro Số 1 Bến Thành – Suối Tiên Hoàn Thành Khi Nào?
-
Ngắm 17 đoàn Tàu Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên
-
Vì Sao Metro Bến Thành - Suối Tiên Lại Lùi Tiến độ Thêm 2 Năm?
-
Bến Thành - Suối Tiên - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Metro Số 1 Bến Thành - Suối Tiên Chạy Thử Giữa Năm 2022
-
Kỳ Vọng Lớn Từ Metro Bến Thành - Suối Tiên - Báo Giao Thông
-
TPHCM Lại Xin Lùi Thời Gian Hoàn Thành Metro Bến Thành – Suối Tiên
-
Vừa Chốt Thời Gian Chạy Thử Metro Bến Thành - Suối Tiên
-
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên: Lại Tiếp Tục Trễ Hẹn?
-
Dự án Ga Metro Suối Tiên Bến Thành - Tiềm Năng Cho đầu Tư
-
Dự án Nào Thật Sự “hưởng Lợi” Từ Tuyến Metro Số 1? | SmartLand
-
Dự án đường Sắt Metro Bến Thành – Suối Tiên Hoàn Thành Trên 90%