Đông Á Bệnh Phu – Wikipedia Tiếng Việt

Đông Á bệnh phu
Phồn thể東亞病夫
Giản thể东亚病夫
Nghĩa đenCon bệnh Đông Á
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữDōngyà bìngfū
Á châu bệnh phu
Phồn thể亞洲病夫
Giản thể亚洲病夫
Nghĩa đenCon bệnh châu Á
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữYàzhōu bìngfū

"Đông Á bệnh phu" hay "Á châu bệnh phu" (tiếng Trung: 東亞病夫、亞洲病夫; bính âm: Dōngyà bìngfū, tiếng Anh: Sick man of Asia) ban đầu được nhắc đến nước Trung Hoa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi Trung Quốc bị chia tách thành nhiều phe phái quân phiệt, và thường được sử dụng bởi các nước phương Tây. Trước đó, người Anh đã bán lại thuốc phiện từ Công ty Đông Ấn vào Trung Quốc để đổi lại việc buôn bán trà. Nhưng việc buôn bán lại khiến cho nhiều người bị nghiện, do đó đây có thể là nguồn gốc của từ "bệnh". Sau khi bại trận trong hai cuộc chiến tranh nha phiến với Anh, triều đình Mãn Thanh (1644 – 1911) buộc phải ký một loạt các hiệp ước bất bình đẳng với các nước thực dân phương Tây, và bị người Nhật dòm ngó với đỉnh điểm là cuộc xâm lược Trung Quốc từ năm 1937 đến năm 1945. Từ "bệnh phu" (con bệnh) có thể bị coi là xúc phạm vì nó ám chỉ một quốc gia suy yếu, vì nó lần đầu tiên được sử dụng cho đế chế Ottoman đang suy tàn. Chính quyền Thanh triều khi đó cũng đang trải qua tình trạng bất ổn xã hội, suy thoái kinh tế, tham nhũng và tan rã chính trị.[1]

Cụm từ này được cho là bắt nguồn vào khoảng năm 1895, và được hiểu gần như tương tự với từ "Âu châu bệnh phu", ám chỉ việc Sa hoàng Nicholas vào năm 1853 miêu tả đế chế Ottoman đang suy yếu và sau đó là đế chế Habsburg của Áo – Hung. Sau Thế chiến thứ nhất, cụm từ này được áp dụng cho nhiều quốc gia thuộc châu Âu bao gồm Pháp, Ý, Anh và Đức.[2]

Một trong những cách sử dụng cụm từ đáng chú ý nhất thế kỷ 20 là trong bộ phim Hồng Kông Tinh Võ Môn năm 1972 do Lý Tiểu Long đóng vai chính, được công chiếu trên khắp châu Á bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản và thu về 17 triệu đô la trên toàn cầu. John Gillett trong chương trình "Monthly Film Bulletin" đã đánh giá nội dung phim "vô cùng ngây thơ" và "khuynh hướng chống Nhật Bản khá rõ rệt".[3]

Giống như từ "Âu châu bệnh phu", nó cũng được dùng để chỉ các quốc gia châu Á khác trong thế kỷ 21. Ví dụ, trong một bài báo có tựa đề The Sick Man of Asia, Michael Auslin đã đề cập đến Nhật Bản, không phải Trung Quốc. Và trong một bài viết ngày 9 tháng 3 năm 2018 trên tờ Consult-Myanmar có tựa đề Myanmar không còn là "con bệnh" của ASEAN – Danh dự đến..., cả Myanmar và Thái Lan đều được gọi là "con bệnh của ASEAN".

Một ví dụ khác, vào năm 2014 tại Diễn đàn đầu tư Euromoney Philippines 2014, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã công khai bảo vệ đất nước mình khi bị coi là một "Á châu bệnh phu" mới, trích dẫn một cuộc khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản cho thấy "Philippines là nước có lợi nhuận cao thứ hai trong số các nước ASEAN-5, bên cạnh Thái Lan".[4] Lý do cho những nhận thức của Tổng thống Aquino đã bác bỏ bao gồm sự phát triển không đồng đều và nghèo đói nghiêm trọng, từ năm 2000 đến 2006 thu nhập danh nghĩa của Philippines tăng 37% trong khi hệ số Gini chỉ giảm 5%.[5] Một nguyên nhân khác cho từ "bệnh phu" bao gồm các vụ bê bối tham nhũng chính trị ở Philippines.

Năm 2020, một bài báo ​​trên tờ Wall Street Journal liên quan đến dịch bệnh COVID-19 đã được đặt tên là "China Is the Real Sick Man of Asia" (Trung Quốc là con bệnh thật sự của châu Á).[6] Bài viết đã gây ra sự tức giận từ một số người dân Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc.[7] Trung Quốc xem một số nội dung trong bài báo nói trên là phân biệt chủng tộc, cũng như xem thường nỗ lực chiến đấu với dịch virus corona của nước này, đồng thời rút thẻ của 3 nhà báo của tờ Wall Street Journal và ra lệnh trục xuất họ.[8] Một số người dường như tin rằng từ này chỉ dùng để mô tả một số chính phủ và để suy luận thành phân biệt chủng tộc là không chính xác. Trong khi đó, một số người khác dường như tin rằng đó cũng là một sự ám chỉ không thể chấp nhận được đối với người Trung Quốc chứ không phải là một quốc gia.[9]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Âu châu bệnh phu
  • Hiệp ước bất bình đẳng
  • Bách niên quốc sỉ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stevenson, Alexandra (ngày 19 tháng 2 năm 2020). “China Expels 3 Wall Street Journal Reporters as Media Relations Sour”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Scott, David (2008). China and the international system, 1840-1949: power, presence, and perceptions in a century of humiliation. State University of New York Press. tr. 9. ISBN 978-0-7914-7627-7.
  3. ^ “Clip of Fists of Fury insult scene”. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ Lopez, Ron (18 tháng 2 năm 2014). “Aquino: Philippines 'Sick Man of Asia' no more”. Manila Bulletin. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ NSO. Philippines in Figures 2010. Philippines: Republic of the Philippines National Statistics Office. 2010.
  6. ^ “China Is the Real Sick Man of Asia”. 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ Feng, Emily; Neuman, Scott (ngày 19 tháng 2 năm 2020). “China Expels 3 'Wall Street Journal' Reporters, Citing 'Racist' Headline”. NPR.org. NPR. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Nguyên Hạnh (ngày 19 tháng 2 năm 2020). “Trung Quốc rút thẻ 3 nhà báo của Wall Street Journal”. Tuổi Trẻ Online. Tuổi trẻ Online.
  9. ^ “Westerners Never Called Chinese 'Sick Men of Asia', Reactions”. 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đông á Bênh Phu