Đồng Bằng Sông Cửu Long: Báo động Di Cư - ThienNhien.Net
Có thể bạn quan tâm
Số liệu mới nhất mà VCCI Cần Thơ cùng nhóm nghiên cứu thống kê trong Báo cáo thường niên về vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tình trạng di cư đang là vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Trong thập niên (2009 – 2019) số người di cư là gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả vùng.
Trong báo cáo kinh tế thường niên ở vùng ĐBSCL năm 2020 của nhóm nghiên cứu VCCI Cần Thơ, nhiều người đặc biệt ấn tượng với số liệu di dân của vùng trong 1 thập niên (2009 – 2019) – gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả vùng. Trong khi ĐBSCL chiếm gần 18% dân số của cả nước thì trong giai đoạn 2009-2019, dân số thành thị của vùng chỉ tăng 403.000 người, xấp xỉ 5,3% số tăng dân số thành thị của cả nước.
Số dân di cư tương đương với 1 tỉnh
Kết quả này đặt ra giả thuyết về điều kiện sống, việc làm và sinh kế của người dân trong vùng đang ngày càng khó khăn, dẫn đến việc phải di cư, với tỉ suất di cư thuần cao nhất nước. Theo nhóm nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và phát triển kinh tế. Hiện GRDP bình quân đầu người của vùng chỉ bằng 80% so với cả nước và bằng 1/3 so với TP.HCM và Bình Dương.
Cách đây vài năm chính quyền tỉnh Cà Mau đã nỗ lực đưa bà con về vùng đất mới, cải tạo vùng đất phèn ở tuyến dân cư T29 ở ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh nhưng rồi nhiều hộ dân nơi đây vẫn bỏ xứ đi nơi khác làm ăn vì điều kiện tự nhiên không còn ưu đãi như trước.
Hay năm 2016 sau khi xảy ra tình trạng hạn, mặn kỷ lục ở ĐBSCL, khiến nhiều người dân ở huyện Long Phú, Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng đã bỏ đất, bỏ xứ đi làm ăn xa vì lúa, thuỷ sản bị thiệt hại nặng nề, người dân trắng tay sau vài vụ nuôi trồng.
Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, bày tỏ trăn trở về thực trạng của ĐBSCL, trong đó có vấn đề di cư và chất lượng giáo dục. Nói ĐBSCL là trù phú, lao động nhiều, nhưng tổng hợp lại 10 năm di cư trên 1,1 triệu người là vấn đề rất buồn.
Đặc biệt nhất là giáo dục, thời gian qua ĐBSCL được sử dụng nguồn xổ số kiến thiết đầu tư cho y tế và giáo dục, vì vậy đã có sự chuyển biến lớn về cơ sở hạ tầng, nhưng chất lượng đào tạo thì vẫn là vấn đề đáng bàn. Gần 40% lao động không học tiếp phổ thông theo ông Nghĩa là con số khiến nghiều người phải suy nghĩ.
“Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến ĐBSCL thay đổi khác hơn, vì vậy hiện nay vùng này có còn là vùng trù phú của nông nghiệp hay không cần nghiên cứu rõ hơn, sâu hơn nữa trong định hướng quy hoạch thời gian tới”, ông Nghĩa đề nghị.
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, đồng thời là chủ biên của Báo cáo thường niên ĐBSCL năm 2020 cho biết: Câu chuyện di cư bao hàm cả vấn đề kinh tế và xã hội. Nếu tìm hiểu thấu đáo về vấn đề này cần phải có những hội thảo chuyên sâu hơn nữa về xã hội học, mổ sẻ sâu hơn nữa về nguyên nhân. Tuy nhiên trong báo cáo thường niên của chúng tôi về vùng ĐBSCL năm 2020 được nhóm nghiên cứu đúc kết nguyên nhân chính của vấn đề di cư và đưa ra một số giải pháp.
“Tình trạng di cư trong độ tuổi lao động khiến cho vùng đang mất đi nguồn lực, về mặt xã hội chúng ta đang phải đối mặt với những câu chuyện và tác động rất lớn tới vùng. Người trong độ tuổi lao động bỏ đi tìm việc làm, người ở lại chủ yếu là người già, trẻ em. Gần đây, câu chuyện 3 đứa trẻ ở Cà Mau đạp xe mấy trăm km lên tận TP Hồ Chí Minh chỉ để gặp cha mẹ vì nhớ đã khiến bao người không nén được sự xúc động. Di cư là gia đình ly tán và con trẻ phải gánh quá nhiều thiệt thòi”, ông Lam nói.
Giải pháp nào cho vấn đề di cư?
Trở lại câu chuyện vì sao người dân ĐBSCL đang di cư mạnh, trong khi vùng có điều kiện tự nhiên màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi…? ông Lam cho rằng: Nếu xét về mặt tâm lý không ai muốn bỏ vùng quê nơi sinh ra và gắn bó lâu đời để ra đi mưu sinh.
Nhưng khi người dân ở đây đã ra đi, theo chúng tôi có 2 lý do, một là họ đến nơi nào đáp ứng được nguyện vọng về cuộc sống, thứ 2 thu nhập nơi mình đang sống không đáp ứng được cuộc sống của họ. Các địa phương có tỉ lệ di cư nhiều nhất là An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng…
Nếu so sánh khoảng 10 hay 20 năm trở về trước tỷ lệ di cư của vùng ít hơn nhiều. Điều này cho thấy điều kiện sống của vùng đang khó khăn. Và dường như chúng ta đang vắt cạn kiệt những gì thiên nhiên ưu đãi trong khi tái đầu tư vào thiên nhiên để tiếp tục thụ hưởng lại không có.
“Theo tôi, vùng ĐBSCL không có những doanh nghiệp nước ngoài và DN lớn trong nước đầu tư (thể hiện số liệu đầu tư FDI ở vùng ĐBSCL thấp nhất cả nước, chưa được 10% – PV). Qua tìm hiểu trực tiếp các doanh nghiệp này cho thấy, trở ngại lớn nhất của ĐBSCL khiến doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư đó chính là cơ sở hạ tầng, cụ thể là giao thông. Các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp lớn ít đầu tư vào vùng, là do chi phí đầu tư như, giao dịch, vận tải logistict quá cao. Trong khi các doanh nghiệp ở tại đây đã tới ngưỡng không thể mở rộng hơn, buộc người dân phải đi tìm việc làm ở nơi khác”, ông Lam nói.
Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân khiến dân ở ĐBSCL di cư cao, đó là tình trạng đầu tư đô thị hoá ở vùng còn chậm. Cụ thể tỷ lệ đô thị hóa của cả vùng trong 10 năm chỉ tăng nhẹ từ 22,8% lên 25,1%, trong khi cả nước tăng từ 29,6% lên 34,4%.
Kết quả là khoảng cách về dân số đô thị của ĐBSCL so với cả nước đang ngày một giãn ra. Nhìn về tương lai, nếu không có những yếu tố đột biến, rất khó để ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng dân số chung và dân số đô thị cao hơn trong 10 năm tới.
Ông Nguyễn Phương Lam nhận định: “Qua phân tích biến động dân cư, lao động, việc làm và mức sống của người dân ĐBSCL cho thấy xu hướng dòng người tiếp tục di cư là rất cao nếu không có những thay đổi tích cực trong cấu trúc, động lực kinh tế và cơ hội việc làm ở vùng ĐBSCL.”
Xét về kinh tế có nhiều vấn đề, rõ ràng người dân di cư nhiều nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ đô thị rất thấp. Ở nông thôn, tỷ lệ người di cư trong độ tuổi lao động từ 18 đến 35 là chính, điều đó chứng tỏ người dân địa phương phải di cư tìm việc làm bởi ở địa phương không thể đáp ứng được nhu cầu của họ. |
Bài liên quan:
- Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
- Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch
- Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
- Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
- Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
- “Quy hoạch” sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho 20 triệu dân vùng ĐBSCL
- Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
- Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”
- Thúc đẩy các giải pháp hạn chế thay đổi dòng chảy sông Mê Kông
Từ khóa » Dân Số đbscl 2019
-
Cơ Cấu Dân Số ở đồng Bằng Sông Cửu Long - Tạp Chí Lý Luận Chính Trị
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Dân Số Và Biến động Dân Số
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Ngưỡng Cửa Năm ... - Báo Bạc Liêu
-
Một Số Thách Thức Liên Quan đến Cơ Cấu Và Chất Lượng Dân Số Tại ...
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Ngưỡng Cửa Năm Canh Tý-2020
-
[PDF] NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU - Tổng Cục Thống Kê
-
Xóa Nỗi Lo Chưa Giàu đã Già - Báo Lao động
-
Báo động Tình Trạng Di Cư ở Châu Thổ Cửu Long - Công An Nhân Dân
-
Dân Số Vùng ĐBSCL Gần Như Tăng Trưởng 0% - Tỷ Lệ Di Dân Cao - VOV
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long Có Tỷ Lệ Tăng Dân Số 0% Trong Giai đoạn ...
-
Hướng Mới Phát Triển Nguồn Nhân Lực Đồng Bằng Sông Cửu Long
-
Dân Số - TỈNH CÀ MAU