Đồng Chí Chính Hữu – Văn 9 – Tìm Hiểu Tác Giả Tác Phẩm

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-da7e5-2a358.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu là một bài tác phẩm văn học 9 có ý nghĩa sâu sắc về nội dung và cả những giá trị nghệ thuật. Dưới đây là bài tổng hợp về tác giả và phân tích chi tiết tác phẩm Đồng Chí của Chính Hữu từ Marathon Education cho các em học sinh lớp 9 dùng làm tài liệu học tập và ôn tập hiệu quả. 

Đồng Chí

Tác giả Chính Hữu

Tác giả Chính Hữu
Nhà thơ Chính Hữu (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

Nhà thơ Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động xuyên suốt trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Chính Hữu bắt đầu sự nghiệp sáng tác vào năm 1947, hầu hết các tác phẩm của ông chỉ viết về chủ đề người lính và chiến tranh. 

2. Phong cách sáng tác

Thơ Chính Hữu không nhiều thể loại nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, nhiều cảm xúc dồn nén với ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc nội dung. Bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu cũng thể hiện nét độc đáo đặc trưng trong thơ Chính Hữu: ít chữ nhưng nhiều nghĩa, hàm ý, ngòi bút tinh tế, biết tinh lọc, cô đọng những chi tiết, gợi lên những hình ảnh cụ thể, ẩn chứa một tâm hồn tha thiết, da diết từ bên trong.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

ĐĂNG KÝ NGAY

Tìm hiểu chung về bài thơ Đồng Chí Văn 9

Bài thơ Đồng Chí Văn 9 (Nguồn: Internet)
Bài thơ Đồng Chí Văn 9 (Nguồn: Internet)

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ được Chính Hữu sáng tác vào đầu năm 1948, đây là giai đoạn sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) và đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

Ý nghĩa nhan đề

“Đồng” nghĩa là “cùng”, chí là “chí hướng”, “đồng chí” là chỉ những con người có cùng chí hướng trong một cộng đồng, tập thể.

Chính Hữu đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí” không chỉ nhắc đến những con người cùng chung chí hướng, lý tưởng, cùng làm chung một đơn vị cơ quan mà còn  muốn thể hiện sâu sắc về tình đồng đội, về những con người đồng cam cộng khổ, chung sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Bố cục

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có thể chia thành 3 phần:

  • Phần 1: 6 câu thơ đầu

→ Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

  • Phần 2: 11 câu tiếp theo

→ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí và sức mạnh của cả tình cảm ấy trong những người lính

  • Phần 3: 3 câu thơ cuối
Đàn Ghi-Ta Của Lorca - Thanh Thảo - Ngữ Văn 12

→ Nhiệm vụ gian khổ của những người lính

Tóm tắt

Bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu kể về cuộc sống chiến đấu của những người lính cụ Hồ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn, gian khổ. Họ đều là những người có xuất thân từ những miền quê nghèo khó, dám hi sinh rời gia đình, rời bỏ làng quê để đến với cách mạng, đến và chiến đấu với cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Tuy cuộc sống và chiến đấu nơi rừng núi hoang vắng vô cùng thiếu thốn và hiểm nguy, nhưng những trở ngại ấy không làm họ sờn lòng. Những người lính đã chia sẻ cho nhau những vật chất đơn sơ và cùng chăm sóc nhau khi ốm đau bệnh tật, cùng nhau đồng lòng, sát cánh chiến đấu. Hơn thế, họ cũng có những giây phút mơ mộng, luôn hướng về cái đẹp trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Chính tình đồng chí ấm áp, thiêng liêng ấy đã tiếp thêm sức mạnh, giúp những người lính quả cảm vượt qua nghịch cảnh để chiến thắng kẻ thù.

Dựa vào bố cục đã chia, các em có thể phân tích bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu theo những gợi ý bên dưới:

Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

2 câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ

  • Xuất thân từ ngư dân vùng biển “nước mặn đồng chua”; xuất thân từ nông dân “đất cày lên sỏi đá”
  • Là những hoàn cảnh nghèo khó, vất vả

→ Qua đó thể hiện sự tương đồng về cảnh ngộ, đều là những người có xuất thân nghèo khó đây là cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng

2 câu tiếp: Hoàn cảnh gặp gỡ của những người lính

  • Từ những người không quen biết “Đôi người xa lạ”
  • Tuy sự quen nhau là không hẹn trước “chẳng hẹn quen nhau” nhưng chính sự đồng cảm, có hoàn cảnh xuất thân giống nhau, cùng nhau tham gia chiến đấu nên giữa họ đã nảy nở tình cảm cao đẹp – tình đồng chí

3 câu tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí    

  • Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” thể hiện tình đồng chí được nảy nở và gắn kết bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • “đêm rét chung chăn” những người chiến sĩ đã chia sẻ với nhau những gian khó đời thường để có thể hiểu rõ về nhau và trở thành “tri kỉ”.
  • Hai từ “Đồng chí!” được tác giả nhấn mạnh như lời gọi vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là sự kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp – tình đồng chí.
Văn 12: Chiếc Thuyền Ngoài Xa - Nguyễn Minh Châu

Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

3 câu thơ đầu: Tình đồng chí còn là sự cảm thông giữa những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương

  • Họ hiểu hoàn cảnh ra đi của nhau, bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất nơi quê nhà “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
  • Họ cùng nhau xác định lý tưởng, ra đi để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những gì thân thuộc nhất với mình, thái độ dứt khoát thể hiện sự quyết tâm chiến đấu.

→ Tác giả dùng thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ để biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến nhớ về quê nhà. Qua đó, cho thấy tình đồng chí thắm thiết, họ chia sẻ với nhau những gì riêng tư thân thuộc trong cuộc sống của họ.

7 câu tiếp:  Cùng sẻ chia với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính cách mạng

  • Cùng nhau trải qua những vất vả, khó khăn đời thường “cơn ớn lạnh” những khi “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Đây đều là những hình ảnh chân thực, họ chia sẻ cho nhau và trở nên thương yêu nhau hơn khi cùng nhau trải qua những cơn sốt rét.
  • Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày “áo anh rách vai, quần anh có hai mảnh vá…không giày”. Sự thiếu thốn về vật chất không làm cho tình cảm của họ phai nhạt đi mà ngược lại, chính những điều này đã làm cho họ quyết tâm hơn vì lý tưởng của chính mình
  • Họ thương nhau, đồng cam cộng khổ không rời “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” như truyền hơi ấm để tiếp thêm sức lực, hi vọng và sự quyết tâm. Đây là những cử chỉ cảm động, chứa chan tình cảm chân thành, nồng hậu của những người lính.

Biểu tượng của tình đồng chí

2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính

  • Hoàn cảnh: đêm, rừng hoang, sương muối → Cho thấy hoàn cảnh khắc nghiệt, vất vả khôn cùng
  • Nhiệm vụ của người lính là đứng gác, phục kích sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào “chờ giặc tới”

→ Qua đó cho thấy tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, hình ảnh của họ luôn đứng cạnh nhau, luôn bền vững làm mờ nhạt đi sự gian khổ, khó khăn và phai mờ cả tính chất ác liệt của chiến tranh, tình cảm này lãng mạn giúp họ bình thản trong mọi hoàn cảnh.

Câu cuối:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” kết thúc đầy bất ngờ và vô cùng độc đáo, đây cũng là điểm sáng nhất của bài thơ Đồng Chí – Chính Hữu. Hình ảnh này gợi lên cho người nghe nhiều liên tưởng thú vị:

  • “Súng” là biểu tượng của chiến tranh
  • “Trăng” biểu tượng cho thiên nhiên, hòa bình trong sáng
Ngữ Văn 12: Phân Tích Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành

→ Qua đó thể hiện sự hòa hợp giữa trăng và súng, toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính vừa tôn vinh ý nghĩa của việc cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương yên bình, vừa làm cho tình đồng chí thêm gắn kết

Giá trị nội dung

Tình đồng chí của những người lính cách mạng đồng chung cảnh ngộ, chung chí hướng lý tưởng thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, bền vững. Điều này góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng, hi sinh tuổi trẻ, sức lực để bảo vệ quê hương, đất nước.

Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chân thực
  • Ngôn ngữ giản dị, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
  • Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật so sánh, hoán dụ làm nổi bật tình cảnh, nét đẹp của người lính

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7

Trên đây là bài phân tích tác giả và chi tiết tác phẩm thơ Đồng Chí – Chính Hữu trong chương trình Ngữ Văn 9. Đây là một bài thơ rất hay về người lính cách mạng, tác phẩm mang nhiều giá trị nghệ thuật và nội dung sâu sắc khiến chúng ta luôn tự hào về ông cha ngày trước. Để học online trực tuyến môn văn và nhiều môn học khác, các em hãy nhanh tay đăng ký lớp học online livestream cùng Marathon Education ngay hôm nay!

Từ khóa » Nguyên Văn Bài Thơ đồng Chí Lớp 9