Đồng Chí - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng Tác, Dàn ý Phân Tích ...
Có thể bạn quan tâm
Đồng chí - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Sơ Đồ Tư Duy Đồng Chí Của Chính Hữu
- Nội dung bài thơ Đồng chí
- I. Đôi nét về tác giả Chính Hữu
- II. Đôi nét về tác phẩm Đồng chí
- 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí
- 2. Bố cục (3 đoạn)
- 3. Giá trị nội dung bài thơ Đồng chí
- 4. Giá trị nghệ thuật bài thơ Đồng chí
- III. Nghị luận bài thơ Đồng chí
- Cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ "Đồng chí"
- Phân tích bài thơ Đồng chí
- Cảm nhận bài thơ Đồng chí
- Dàn ý Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí
- Văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí
Đồng chí - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Tài liệu gồm các nội dung cơ bản về tác phẩm Đồng chí, giúp các em học sinh dễ dàng triển khai các đề văn liên quan tác phẩm dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Sơ Đồ Tư Duy Đồng Chí Của Chính Hữu
Nội dung bài thơ Đồng chí
Đồng chí
(Chính Hữu)
Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau.Súng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỷĐồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.
I. Đôi nét về tác giả Chính Hữu
- Chính Hữu (1926-2007): Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu
- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh
- Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
⇒ Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
- Sống và hoạt động trong thời điểm đất nước đang trải qua cuộc chiến đấu trường kì để bảo vệ chủ quyền, độc lập, Chính Hữu có ý thức hướng ngòi bút của mình vào hiện thực chiến tranh.
- Quá trình sáng tác:
+ Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947
+ Đề tài chủ yếu trong các sáng tác tác của Chính Hữu là đề tài chiến tranh và người lính
+ Tác phẩm chính làm nên tên tuổi của Chính Hữu là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Ngoài ra các tác phẩm của ông còn có Thơ Chính Hữu (1997),...
- Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc ⇒ Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị.
II. Đôi nét về tác phẩm Đồng chí
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí
- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo”, NXB Văn học, Hà Nội 1972.
2. Bố cục (3 đoạn)
- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.
- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.
- Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
3. Giá trị nội dung bài thơ Đồng chí
Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Mở bài Đồng Chí Chính Hữu
- Kết bài Đồng Chí Chính Hữu
4. Giá trị nghệ thuật bài thơ Đồng chí
Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.
III. Nghị luận bài thơ Đồng chí
Cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ "Đồng chí"
I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu chung về tác phẩm và tình đồng chí, đồng đội được thể hiện trong tác phẩm.
II. Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. Khi đó ông là chính trị viên đại đội, từng theo đơn vị tham gia chiến dịch Việt Bắc và từng sống trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó vượt qua những khó khăn gian khổ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Sau chiến dịch, ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.* Cơ sở hình thành tình đồng chí.
2. Cơ sở hình thành nên tình đồng chí
a) Cùng chung cảnh ngộ, xuất thân:
- Họ đều là những nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
- Thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần nhụy khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ, nơi sinh ra những người lính.
- Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi gian lao vất vả
- Cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ.
=> Sự tương đồng về cảnh ngộ đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
b) Cùng chung lý tưởng chiến đấu:
- Trước khi nhập ngũ, họ đều là những con người xa lạ: “Anh với tôi đôi người xa lạ”
- “Tự phương trời” họ về đây đứng trong cùng đội ngũ, có một lí tưởng chung, cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
- “Chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.
- Họ cùng đi lính, chung lý tưởng chiến đấu vì Tổ quốc, “súng bên súng đầu sát bên đầu” song hành bên nhau trên chiến trường.
- Hình ảnh “súng” – “đầu” sóng đôi tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” như nhấn mạnh tình cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.
c) Sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao và niềm vui với đồng đội
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- “Đêm rét chung chăn” là không chỉ bên nhau trong những chặng đường chiến đấu, họ còn bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau.
- “Tri kỷ”: người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta
=> Vất vả, gian nan đã gắn kết họ lại với nhau và trở thành những người bạn tâm giao gắn bó. Những người chiến sĩ chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.
- Từ “Đồng chí”: vang lên như một lời định nghĩa, cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến.
=> Như vậy, trong tình đồng chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỷ và có sự gắn bó giữa con người cùng chung lý tưởng, chung mục đích chiến đấu.
3. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
a) Cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau:
- Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất ở chốn quê nhà: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”
- Họ cùng nhau xác định lý tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu.
=> Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhau những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ.
- Dù tư thế ra đi dứt khoát, “mặc kệ” nhưng họ vẫn nhớ quê hương da diết.
- Hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà.
=> Tâm tư ấy, nỗi nhớ nhung ấy của “anh” và cũng là của “tôi”, là đồng chí họ thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau. Tình đồng chí đã được tiếp thêm sức mạnh bởi tình yêu quê hương đất nước ấy.
b) Sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia gian lao thiếu thốn của đời lính trên chiến trường.
- Thủ pháp sóng đôi: “anh” – “tôi” tạo sự song hành, gắn bó giữa những người đồng đội.
- “biết từng cơn ớn lạnh”, “run người”, “trán ướt mồ hôi” -> họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét rừng.
- Khó khăn thiếu thốn đời thường : thiếu thuốc men, áo rách vai, quần vá, không giày, chịu đói rét.
- “miệng cười buốt giá”
=> Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lý tưởng:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Họ nắm tay nhau – cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm => Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành, biểu hiện trực tiếp nhất của tình đồng chí.
4. Bức tranh đẹp về tình đồng chí
a) Nhiệm vụ gian khổ của người lính:
- Thời gian: “đêm”, chỉ một đêm phục kích giặc.
- Không gian: “rừng hoang, sương muối”
=> hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt
- Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”
b) Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”
- Chất hiện thực: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng.
- Chất lãng mạn:
+ “Súng” tượng trưng cho chiến tranh, hiện thực.
+ “Trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp hòa bình, lãng mạn.
=> Một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi đẹp.
5. Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
a) Nội dung
Bài thơ nói về tình đồng chí của những người lính cách mạng trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ, nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là tình đồng đội gắn bó thắm thiết của những người nông dân mặc áo lính, cùng chung lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tình cảm ấy đã tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp linh thần của người lính.
b) Nghệ thuật
– Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen linh hoạt.
– Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.
– Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
– Sử dụng nhiều từ ngữ đắt giá.
– Hình ảnh thơ song hành.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và hình ảnh người lính.
Phân tích bài thơ Đồng chí
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu.
- Khái lược nét riêng độc đáo của Chính Hữu và Đồng chí - một bài thơ viết theo đề tài người lính: Chính Hữu xuất hiện trên thi đàn với phong cách thơ bình dị. Bài thơ Đồng chí tuy vẫn đi vào đề tài người lính nhưng đã vượt qua tất cả những xáo mòn để mang đến những cảm xúc rất chân thực về tình đồng chí nơi trái tim.
II. Thân bài
1. Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ có thể đã như một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.
2. 7 câu thơ đầu: Sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí
- Hai câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ:
+ Trước hết, tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
+ Xuất thân từ ngư dân miền biển (nước mặn đồng chua) và nông dân (đất cày lên sỏi đá)
+ Mối quan tâm hàng đầu của “anh” và “tôi” là đất đai: “nước mặn đồng chua” - vùng ven biển, đất khó làm ăn; “đất cày lên sỏi đá” - vùng đồi núi trung du, đất khó canh tác.
=> Đều chung cảnh nghèo khó.
⇒ Sự tương đồng về cảnh ngộ là cơ sở cho sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.
- Hai câu tiếp: Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ “Đôi người xa lạ”: Hai đối tượng “anh”- “tôi” vốn không quen biết
+ “Chẳng hẹn quen nhau”: Tuy sự quen nhau là không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu đã làm họ nảy nở tình cảm cao đẹp.
- 3 câu thơ tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí:
+ Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: Hình ảnh thơ có sự sóng đôi; Tình đồng chí nảy nở và bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.
+ Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.
=> Câu thơ chỉ gồm hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm than tạo thành một điểm nhấn, như tiếng gọi thiết tha, xúc động, vừa như một phát hiện, một kết luận, vừa như bản lề gắn kết hai đoạn thơ, làm nổi rõ một tất yếu: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng sẽ trở thành đồng chí của nhau và mở ra những biểu hiện tiếp theo.
3. 10 câu thơ tiếp: Diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội
- 3 câu đầu: Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương
+ Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” (“Mặc kệ” là quyết ra đi, mang dáng dấp trượng phu, nhưng vẫn nặng lòng gắn bó với quê hương; “Gian nhà không”: vừa gợi cái nghèo nàn, xơ xác, vừa gợi cái trống trải trong lòng người ở lại khi người đàn ông ra trận.)
+ Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu
⇒ Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ
- 7 câu tiếp: Đồng chí là cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính
+ Họ san sẻ cùng nhau, cùng nhau trải qua những “cơn ớn lạnh”, những khi “sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” ⇒ Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét
+ Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày: “Áo anh rách vai...không giày”: Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng
+ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau - cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành
4. 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí
- 2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính
+ Hoàn cảnh: đêm, rừng hoang, sương muối ⇒ hoàn cảnh khắc nghiệt
+ Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”
⇒ Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh, tình đồng chí giúp họ lãng mạn và bình thản trong mọi hoàn cảnh
- Câu cuối “Đầu súng trăng treo”: hình ảnh kết thúc đầy bất ngờ, độc đáo, điểm sáng của toàn bài, gợi liên tưởng thú vị:
+ “Súng”: biểu tượng của chiến tranh
+ “trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa bình
⇒ Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương ⇒ Tình đồng chí của họ càng thêm cao cả và ý nghĩa bội phần
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực
- Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng
- Liên hệ cảm nhận riêng của bản thân về tình bạn trong thời đại hiện nay.
Cảm nhận bài thơ Đồng chí
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.
2. Thân bài
a. Đoạn thơ thứ nhất (Quê hương anh… Đồng chí!).
Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc.
“chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: sự kề vai sát cánh, song hành cùng nhau trên khắp những ngả đường chiến đấu.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”: không chỉ bên nhau trong những chặng đường chiến đấu, họ còn bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau.
“Đồng chí!”: hai tiếng đồng chí thiêng liêng vang lên để khẳng định cho tình bạn keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấu hiểu đến việc cùng chung lí tưởng.
→ Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên chất phác, mộc mạc nhưng giàu tình cảm khiến người đọc thêm thương mến, yêu thương.
b. Đoạn thơ tiếp theo (Ruộng nương… trán ướt mồ hôi)
Sự thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đồng chí: Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng, phải vất vả mưu sinh nhưng họ vẫn gửi lại phía sau để chiến đấu dành độc lập cho tổ quốc.
Quay lại thực tại chiến đấu: cơn sốt rét rừng → hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.
=> Những người lính cùng chịu bệnh tật - những cơn sốt rét rừng ghê gớm, cùng thiếu thốn,... Đó là hoàn cảnh chung của bộ đội ta từ những năm đầu của cuộc khác chiến chống Pháp. Họ nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống.
c. Đoạn thơ tiếp theo (Áo anh rách vai… nắm lấy bàn tay)
Thực tế ở chiến trường: người chiến sĩ không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiếc quần cũng là từ chắp vá từ mảnh vải bỏ đi mà thành thế mà vẫn phải chống chọi với cái rét. Sự lạc quan của người lính được thể hiện ở nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá.
Giữa nơi rừng núi hoang vu đầy gai góc, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày để đi bảo vệ đôi chân của mình, chính vì hoàn cảnh khó khăn thế mà họ hiểu nhau hơn, họ trao nhau cái nắm tay thay cho tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu.
d. Khổ thơ cuối cùng
Không gian: ban đêm, nơi rừng hoang sương muốn.
Hình ảnh người lính: đứng canh gác cạnh nhau giữa trời đất để chờ giặc tới.
“Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu.
3. Kết bài
Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
Dàn ý Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí và đoạn thơ cuối bài.
2. Thân bài
“Đêm nay rừng hoang sương muối”: khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, các anh vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước nhà.
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” tuy điều kiện khó khăn, gian khổ là thế nhưng người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn.
“Đầu súng trăng treo”: đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần.
→ Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu vai trò của bài thơ đối với nền văn học Việt Nam.
Văn mẫu Cảm nhận về hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí
Tình cảm đồng chí, đồng đội trong thời chiến luôn là đề tài bất tận để những nhà thơ, nhà văn khai thác cho các tác phẩm của mình. Dưới ngòi bút tài hoa vốn có, nhà thơ Chính Hữu đã mang đến cho bạn đọc một tình cảm đồng chí, đồng đội chân thành nhất, đặc biệt tình cảm ấy được thể hiện rõ nét nhất qua khổ thơ cuối bài:
Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo
Người chiến sĩ phải chiến đấu trong khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, khó khăn. Trong khi mọi người ngon giấc thì họ phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Khó khăn chồng chất khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ. Giữa nơi rừng hoang nước độc, họ vẫn kiên cường kháng chiến bảo vệ nền độc lập cho nước, sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp. Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn. Đầu súng trăng treo là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn. Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ có thể đỡ được ánh trăng sáng tròn phía xa xa. Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc, khiến bạn đọc hiểu thêm về người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ của họ để từ đó ta thêm trân trọng độc lập, tự do hiện có.
Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp phần không nhỏ làm nên thành công vang dội cho tác giả Chính Hữu cũng như làm dâng trào lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết trong lòng mỗi người dân chúng ta. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nói và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ bạn đọc.
------------------------------------------------------
Ngoài Đồng chí - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Soạn văn 9 và các Tài liệu học tập lớp 9 để học tốt môn Văn hơn. Ngoài ra, Đề thi giữa kì 2 lớp 9 và Đề thi học kì 2 lớp 9 cũng là tài liệu hay cho các em tham khảo, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Từ khóa » Bố Cục Bài Văn đồng Chí
-
Bố Cục Của Bài Thơ Đồng Chí
-
Bài Thơ Đồng Chí - Tác Giả Tác Phẩm (mới 2022) | Ngữ Văn Lớp 9
-
Đồng Chí - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Ngữ Văn 9
-
Đồng Chí - Chính Hữu | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 9
-
Đồng Chí – Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tóm Tắt
-
Bài Thơ Đồng Chí - Nội Dung, Dàn ý, Bố Cục, Tác Giả - Ngữ Văn Lớp 9
-
Bài Thơ Đồng Chí Tác Giả Chính Hữu, Sáng Tác Năm 1948
-
Bài Thơ Đồng Chí - Nội Dung, Dàn ý, Bố Cục, Tác Giả | Ngữ Văn Lớp 9.
-
Ngữ Văn 9: Bài Thơ Đồng Chí - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nêu Bố Cục Bài Đồng Chí Tác Giả Chính Hữu, Sáng Tác Năm 1948
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Đồng Chí - Top Lời Giải
-
Học Tốt Ngữ Văn - Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 9 Bài Đồng Chí
-
Soạn Văn 9 Đồng Chí Tóm Tắt - HOC247
-
Top 11 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đồng Chí Hay Nhất
-
Soạn Bài: Đồng Chí - Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Đồng Chí Chính Hữu – Tìm Hiểu Tác Giả Tác Phẩm - Marathon
-
Nêu Bố Cục Của Bài Thơ “Đồng Chí”. - Hoc24