Động Cơ Điện - Motor Điện - Mô Tơ Điện Xuất Khẩu ... - MinhMOTOR

Động cơ điện còn gọi là motor điện là thiết bị chuyển hóa từ điện năng thành cơ năng. Có nhiều loại động cơ điện với ứng dụng khác nhau, cụ thể được trình bày dưới đây.

Nội dung

  • 1) Ứng dụng động cơ điện
  • 2) Ưu điểm động cơ điện
  • 3) Cấu tạo motor điện
  • 4) Phân loại motor điện
    • a) Phân loại động cơ điện theo hiệu điện thế
    • b) Động cơ điện theo có tốc độ phổ biến
    • c) Phân loại motor điện theo nguồn điện:
    • d) Phân loại động cơ điện theo cách đấu điện
    • e) Phân loại động cơ điện theo tính năng, ứng dụng
    • f) Phân loại motor điện theo kích thước
    • g) Các motor điện tiết kiệm điện
    • h) Các loại động cơ điện giảm tốc
    • i) Motor điện 1 chiều
  • 5) Các hãng motor điện nổi tiếng uy tín trên thị trường
    • a) Motor điện Đức: Siemens, SEW, NORD, Lenze
    • b) Động cơ điện Trung Quốc: hãng danh tiếng nhất Châu Á: Parma GL
    • c) Motor điện Nhật: Toshiba, Hitachi, Mitsubishi, Sumitomo
  • 6) Nhà cung cấp motor điện lớn nhất Việt Nam

1) Ứng dụng động cơ điện

Motor điện dùng để:

  • Chế tạo quạt điện và máy bơm nước 3 pha là ứng dụng phổ biến nhất của động cơ 3 pha.

  • Động cơ điện chế tạo bơm chân không vòng nước, cho nghề gạch, máy bún phở, hút khí đốt, men thực phẩm, làm ghế, giầy da.

  • Sản xuất ra motor giảm tốc làm băng tải, vít tải, gầu tải, cẩu hàng, cửa quấn, máy trộn, lò nướng.
  • Chế tạo ra motor rung, động cơ sàng rung còn gọi là đầm rung hay đầm xây dựng, 220v, 380v.

2) Ưu điểm động cơ điện

  • Là động cơ sử dụng phổ biến nhất trong dân dụng và công nghiệp
  • Đa dạng công suất, từ loại mini vài W đến vài chục kW
  • Động cơ vận hành êm, hiệu suất cao, ít hỏng hóc
  • Thiết kế động cơ nhỏ gọn, dễ lắp đặt
  • Kết nối điện trực tiếp từ điện lưới dân dụng hoặc công nghiệp
  • Giá thành rẻ, nhiều hãng sản xuất và nhiều dòng động cơ để lựa chọn

3) Cấu tạo motor điện

Động cơ điện thường có cấu tạo như hình dưới đây:

Cấu tạo motor 3 pha

Cấu tạo motor 3 pha gồm những bộ phận quan trọng: nhìn vào hình trên ta thấy có rotor, stator, cánh quạt làm mát, vòng chặn dầu, dây đồng, cầu điện domino, lỗ bắt ốc vít, giấy cách điện, vòng bi, trục motor, rãnh cavet, ...

4) Phân loại motor điện

a) Phân loại động cơ điện theo hiệu điện thế

  • Motor điện 3 pha còn được hiểu là motor 380v, motor công nghiệp, động cơ điện xoay chiều AC 380v- 2000v. Công suất phổ biển 0.37kw tới 200kw.
  • Motor điện 1 pha còn được hiểu là motor 220v, động cơ điện xoay chiều 1 pha hay motor kéo dân dụng. Công suất phổ biến 180w tới 3.7kw.

b) Động cơ điện theo có tốc độ phổ biến

  • Động cơ điện 4 cực, trục ra quay 1400-1500 vòng phút, tiếng Anh là motor 4 pole. 1400- 1500 RPM
  • Động cơ điện 2 cực chạy 2800, 2900, 3000 vòng/phút, còn gọi là motor nhanh tua
  • Động cơ điện 6 cực: 900, 960, 1000 vòng/phút

c) Phân loại motor điện theo nguồn điện:

Motor AC điện xoay chiều Alternating Current, VD: motor 380v, motor 400v, motor 415v, motor 220v phổ biến trong ứng dụng tải vừa và tài nặng.

Motor DC điện 1 chiều, ví dụ: DC motor 12v, motor 24v, motor 48 vdc: phổ biến trong việc tải nhẹ.

d) Phân loại động cơ điện theo cách đấu điện

  • Motor 3 pha dưới 4kw thường có điện áp 220v/380v
  • Motor 3 pha trên 4kw thường có điện áp 360v/660v

e) Phân loại động cơ điện theo tính năng, ứng dụng

Motor có phanh, động cơ có phanh YEJ: dùng nhiều trong thang máy chở người, vận thăng chở hàng.

Động cơ điện phòng nổ YB2 YB3: dùng nhiều nơi hầm mỏ, ẩm ướt, môi trường hóa chất, xăng dầu.

Động cơ điện rotor dây quấn YZR, còn gọi là motor cẩu trục, dùng nhiều ở cảng biển, cầu hàng, tời kéo hàng.

+ Động cơ điều tốc: motor điện thay đổi tốc độ dựa vào bộ điều tốc cơ UDL.

Động cơ điện biến đổi tần số từ 5hz tới 100 Hz để điều chỉnh tốc độ, có quạt chạy bằng điện DC ở phía đuôi motor điện để làm mát

f) Phân loại motor điện theo kích thước

Motor điện thông dụng là từ 0.37kw tới 200kw, mã vỏ 71 tới 315

Motor mini còn gọi là động cơ mini, thường là dưới 450w, chiều dài không quá 400 mm đường kính không quá 150mm nên xếp vào loại motor công suất nhỏ, mini.

g) Các motor điện tiết kiệm điện

Động cơ điện 1 pha chạy được điện yếu

Cấu tạo motor 1 pha gồm những bộ phận quan trọng: nhìn vào hình trên ta thấy có nắp sampo bảo vệ cánh quạt, rotor, cánh quạt làm mát, vòng cao su chặn dầu, dây đồng, cầu điện domino, tụ ngâm, tụ đề, lỗ bắt ốc vít, giấy cách điện, vòng bi, trục motor, rãnh cavet, gioăng cao su bảo vệ chống nước, ...

Motor IE2, IE3 XK Châu Âu tiết kiệm tiền điện

Hầu hết các động cơ 3 pha dùng tại việt Nam là IE1 - EFF1, tiêu chuẩn tiết kiệm điện năng tối thiểu. Người Việt ưa dùng IE1 - Y3 Y2 vì là motor điện giá rẻ.

Ngoài ra có động cơ điện IE2 là motor điện tiết kiệm năng lượng tiêu chuẩn nâng cấp.

Động cơ điện IE3, motor tiết kiệm điện tiêu chuẩn cao cấp, các nước Đức Nhật Mỹ đang dùng tiêu chuẩn này.

Tiền điện luôn cao hơn tiền motor sau 1-2 năm sử dụng nên với motor công suất lớn IE2 và IE3 tiết kiệm được vài chục triệu tiền điện mỗi năm là chuyện thường. Ví dụ như động cơ điện 3 pha Parma MinhMotor, 355kw dưới đây:

Phương hướng lắp đặt động cơ điện

Có 4 hướng chính:

Motor 3 pha chân đế nằm ngang, motor 3 pha mặt bích nằm ngang (hỉnh 2,3 phía trên)

Động cơ 3 pha mặt bích úp xuống đất (như hình 1), hoặc ngửa lên trời

h) Các loại động cơ điện giảm tốc

+ Motor giảm tốc chân đế trục thẳng

Công suất 200w 1/4HP tới 7.5kW 10HP, tỉ số truyền giảm 3 lần tới 300 lần.

+ Motor giảm tốc mặt bích

Công suất phổ biến: 0.37kw tới 11kw. Gồm bích tròn đồng tâm và mặt bích vuông.

+ Động cơ giảm tốc trục vít WP bánh răng

Ratio tỉ số truyền: 1/10, 1/20, 1/30. 1/40, 1/50, 1/60 luôn có sẵn

Công suất thường dùng 0.75kw tới 11kw

+ Động cơ liền hộp giảm tốc NMRV

i) Motor điện 1 chiều

Thông số kỹ thuật motor điện 1 chiều 50w, 60w, 40w đường kính trục 8mm, có mã hàng: 4-DC-round shaft

Bản vẽ kích thước motor điện 1 chiều 250w, 180w, 200w, 300w, mã hàng 5-DC-round shaft, cốt trục 11mm

Thông số hình học motor điện 1 chiều 450w, 400w, 370w, mã hàng 5-DC-round shaft có đường kính trục 11mm

5) Các hãng motor điện nổi tiếng uy tín trên thị trường

a) Motor điện Đức: Siemens, SEW, NORD, Lenze

Có thể click tại đây để xem các công suất của Motor Siemens

b) Động cơ điện Trung Quốc: hãng danh tiếng nhất Châu Á: Parma GL

Xuất khẩu tới 80 quốc gia, chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu: Parma – Guanglu. Doanh số tại Việt Nam: 1300 tỉ / 8 năm qua. Mẫu như hình dưới đây:

c) Motor điện Nhật: Toshiba, Hitachi, Mitsubishi, Sumitomo

Toshiba, Hitachi, Mitsubishi, Sumitomo là 4 hãng phổ biến nhất.

Động Cơ Điện Chân Đế Toshiba Nhật Bản

Động Cơ Điện Mặt Bích Toshiba Nhật Bản, gắn đầu giảm tốc thành Motor Toshiba giảm tốc

Động Cơ Điện Hitachi chân đế Nhật Bản

Động Cơ Điện Mặt Bích Hitachi Nhật Bản, gắn đầu giảm tốc thành Motor Hitachi giảm tốc

Động Cơ Điện Mitsubishi Nhật Bản

Motor điện Đài Loan: motor Teco, Tatung, Liming

Động Cơ Điện Mặt Bích Teco gắn đầu giảm tốc thành Motor Teco giảm tốc

Motor Điện ABB Thụy Sĩ, hơn 100 năm lịch sử

Motor điện tại Việt Nam: Điện Cơ Việt Hung, Điện Cơ Hà Nội, Nhà máy Motor Teco Bình Dương Đồng Nai

6) Nhà cung cấp motor điện lớn nhất Việt Nam

Video cách kiểm tra chất lượng từng bộ phận motor điện

Video chứng nhận chất lượng motor từ Bộ Công Thương, Bộ Khoa Học

Video kho hàng động cơ điện lớn nhất Việt Nam, có sẵn motor 315kw 6 cực, 4 cực

Từ khóa » Các Loại Motor điện