Đóng Cuốn Tài Liệu - Gia Công Sản Phẩm Sau In Chuyên Nghiệp

banner cta Đóng cuốn là một trong những dịch vụ gia công sau in, tập trung vào làm đẹp và giúp cho thành phẩm tiện dụng hơn, đặc biệt là tài liệu và hồ sơ. Có thể đóng cuốn nhiều vật liệu, hình thức và kích thước, từ khổ giấy A0-A4 hoặc có thể đóng theo yêu cầu riêng. Cùng tìm hiểu về đóng cuốn là gì? Tại sao nên đóng cuốn tài liệu sau khi in ấn?

Mục lục

Toggle
  • Các hình thức đóng cuốn phổ biến
    • Đóng cuốn gáy lò xo
      • Đóng cuốn gáy bằng lò xo kẽm
      • Đóng cuốn bằng lò xo nhựa
    • Đóng cuốn bấm ghim dán băng keo
    • Đóng cuốn dán keo nhiệt

Các hình thức đóng cuốn phổ biến

Đóng cuốn gáy lò xo

Đóng cuốn gáy lò xo là hình thức khá phổ biến, giúp cố định tài liệu bằng cách bấm lỗ đều nhau, gắn lò xo để cố định ở gáy sách, sổ, lịch treo tường.

đóng cuốn lò xo

Lợi ích khi đóng cuốn bằng lò xo là dễ dàng lật mở trang, bỏ bớt hoặc thêm vào những trang mới cho sổ. Lò xò có khả năng tháo lắp nên khi cần có thể tháo ra và sắp xếp lại tài liệu, sau gắn lại lò xò để cố định tài liệu.

Đóng gáy lò xo cho phép bạn đóng tài liệu lên tới 500 trang giấy.

Bạn cũng có thể thêm bìa cứng, bìa kiếng ở trước và sau tài liệu để giúp cho tài liệu cứng cáp hơn, được bảo vệ tốt hơn. Lò xo ít bị giãn và tăng độ bền đáng kể.

Có 2 loại đóng lò xo thường được sử dụng hiện nay:

Đóng cuốn gáy bằng lò xo kẽm

Ưu điểm của lò xo làm bằng kẽm là độ bền cao, dẻo và không bị ăn mòn, kích thước của lò xo phụ thuộc vào số lượng trang tài liệu, các loại lịch treo tường hay sổ tay thường sử dụng cách đóng và loại lò xò này.

Kích thước lò xo 4.7mm – 31.8mm. Có nhiều màu để lựa chọn nhưng phổ biến nhất là trắng và đen.

Đóng cuốn bằng lò xo nhựa

Lò xo bằng nhựa cũng sử dụng kỹ thuật tương tự đóng lò xo kẽm, tuy nhiên lại sử dụng phổ biến cho những tài liệu như: giáo trình học tập, catalogue cho doanh nghiệp gửi khách hàng hay các sổ tay thương hiệu…

Đóng cuốn bấm ghim dán băng keo

Hình thức đóng cuốn này chỉ bao gồm 2 thao tác:

– Đầu tiên là sử dụng ghim để bấm cố định sách.

– Tiếp sau đó là dùng băng keo để dán, thường là màu xanh dương hoặc đỏ.

Mục đích dán keo để cố định thêm cho cuốn sách, ngoài ra thì che đi phần ghim bấm, tạo đường viền ở gáy sách, giúp tài liệu sử dụng lâu hơn. Hình thức này cũng có thể thêm bìa kiếng ở trước và sau tương tự gắn lò xo để bảo vệ, hạn chế tài liệu bị ướt cũng như dễ dàng lau chùi hơn.

Đóng keo và dán keo là hình thức gia công có giá rất rẻ, thao tác dễ nên được sử dụng rất phổ biến, hầu hết những tiệm photocopy đều có sử dụng phương pháp này để gia công tài liệu sau khi sao chép.

Đóng cuốn dán keo nhiệt

Đóng cuốn dán keo nhiệt – hình thức cố định trang bằng keo ở phần gáy của tài liệu, sử dụng cho các loại sách có nhiều trang, thường từ 200 trang trở lên.

đóng cuốn dán keo nhiệt

Phương pháp này có thể sử dụng chỉ để nối trang lại trước để tăng thêm khả năng cố định, sau đó mới dán keo và ép cố định cho sách.

Đây là hình thức gia công đóng cuốn khá thẩm mỹ và được sử dụng cho các loại sách in màu. Do dán kéo cả bìa ngoài nên gáy sách không bị lỗ, không sử dụng ghim nên nhìn thẩm mỹ và đẹp hơn.

Các khổ giấy A3, A4, A5 thường được khuyến nghị sử dụng cho phương pháp này. Các tài liệu có kích thước quá lớn thì không nên sử dụng phương pháp này.

Tóm lại nếu bạn muốn đóng cuốn tài liệu thẩm mỹ thì nên chọn gia công đóng cuốn keo nhiệt.

kỹ thuật đóng cuốn tài liệu

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn một số phương pháp đóng cuốn phổ biến nhất hiện nay, ưu nhược điểm của từng phương pháp, tùy vào mục đích và nhu cầu để có thể chọn cách làm phù hợp cho sản phẩm của mình. Chúng tôi là xưởng in ấn và gia công sau in chuyên nghiệp tại TPHCM, nếu bạn có nhu cầu muốn in số lượng nhiều thì có thể liên hệ để được nhân viên tư vấn và báo giá ngay.

Từ khóa » Cách đóng Cuốn Tài Liệu