“ĐỒNG HỒ SINH HỌC” THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN - Medinet
Có thể bạn quan tâm
Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hồ sinh học” vậy. 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng hay gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.
l Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý) là Đởm kinh hoạt động. Và từ 1 - 3 giờ sáng (giờ Sửu) là Can kinh hoạt động. Có thể xem như Can kinh - Đởm kinh như gan mật, là cơ quan khử độc bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này, nhằm nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi của kinh lạc sau 1 ngày làm việc.
l Từ 3 - 5 giờ sáng (giờ Dần): phế kinh hoạt động, trong thời gian này các triệu chứng hô hấp như ho, sốt, đổ mồ hôi cũng dữ dội hơn. Mặt khác, đây cũng là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
l Từ 5 - 7 giờ sáng (giờ Mão): đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.
l Từ 7 - 9 giờ sáng (giờ Thìn): giờ thịnh Vị kinh, lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
l Từ 9 - 11 giờ sáng (giờ Tỵ): khi Tỳ kinh thịnh, có thể nói lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
l Từ 11 giờ sáng - 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động, là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
l Từ 1 - 3 giờ chiều (giờ Mùi): có thể nói ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
l Từ 3 - 5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.
l Từ 5 giờ chiều - 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận kinh hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bệnh ở kinh Thận - Bàng quang xoa bóp bấm huyệt vị, tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể.
l Từ 7 - 9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.
l Từ 9 - 11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Có thể ví như đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
“Hoàng đế nội kinh” viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Điều này được giải thích như sau, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày thành làm đồng hồ sinh học của bản thân bị lệch, dẫn đến sự mất cân bằng sinh lý tạng phủ trong cơ thể gây ra bệnh tật.
Nguồn:Trích từ bài viết của ThS. BS CKII Trần Minh Quang - Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh
(https://www.facebook.com/460947974017793/posts/3263779583734604/?sfnsn=mo)
Trung Tâm Y Tế Quận 6 - Khoa Khám BệnhTừ khóa » Giờ Của Tạng Phủ
-
BIẾT KHUNG GIỜ LÀM VIỆC CỦA LỤC PHỦ NGŨ TẠNG ĐỂ BẢO ...
-
Thuốc Đông Y - GIỜ HOẠT ĐỘNG CỦA TẠNG PHỦ Sự Thịnh Suy ...
-
Khung Thời Gian Làm Việc Và Phục Hồi Của Các Cơ Quan Trong Cơ Thể
-
Bảo Vệ Sức Khỏe Theo Giờ Làm Việc Của Lục Phủ Ngũ Tạng
-
Khung Giờ Làm Việc Của Cơ Quan Nội Tạng, 8 Khung Giờ Vàng Thải độc ...
-
Tìm Hiểu Sự Vận Hành Kinh Lạc Theo Quy Luật Thời Gian
-
Tìm Hiểu Về Lục Phủ Ngũ Tạng Trong đông Y | Vinmec
-
Đồng Hồ Sinh Học - Kinh Lạc Vận Hành Theo Quy Luật
-
HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ-HỘI CHỨNG BỆNH THƯỜNG GẶP
-
Biết Về Khung Giờ Làm Việc Của Cơ Quan Nội Tạng để Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Mười Hai Canh Giờ đối Lập Thân Thể 12 Cái Ngũ Tạng Lục Phủ đối ứng ...
-
TS Nguyễn Mạnh Hùng: "Rất Nhiều Người đang Ngủ Sai Giờ. Họ ...
-
Thời Gian Hoạt Động Của Cơ Quan Nội Tạng Khi Ngủ