Đồng Hồ VOM Là Gì? Cách Sử Dụng đồng Hồ Vom điện Tử - TKTech

Mục lục

Toggle
  • Đồng hồ VOM là gì? Cách sử dụng đồng hồ vạn năng vôm chính xác nhất
    • Đồng hồ vạn năng VOM là gì?
    • Đồng hồ đo VOM dùng để làm gì?
    • Cách sử dụng đồng hồ VOM
      • Cách dùng đồng hồ VOM đo điện áp xoay chiều
      • Cách dùng đồng hồ vôm điện tử đo điện áp một chiều DC
      • Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị này để đo điện trở 
      • Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng VOM
    • Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện
    • Nên chọn mua loại đồng hồ vạn năng VOM loại nào?
Đồng hồ VOM là gì? Cách sử dụng đồng hồ vạn năng vôm chính xác nhất

Đồng hồ đo VOM chính là những chiếc đồng hồ vạn năng mà bạn vẫn thường hay thấy. Chúng là thiết bị dùng để đo và kiểm tra mạch điện, các thiết bị điện vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đồng hồ đo điện này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thiết bị đồng hồ VOM điện tử tại bài viết dưới đây nhé!

Đồng hồ vạn năng VOM là gì

Đồng hồ vạn năng VOM là gì?

Đồng hồ đo điện VOM (đồng hồ vom) là thiết bị đo lường không thể thiếu đối với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào. Bởi nó mang trong mình những ưu điểm mà các thiết bị khác không có:

  • Chức năng đo đa dạng, thời gian đo nhanh chóng
  • Kiểm tra được nhiều loại linh kiện
  • Thấy được sự phóng/nạp của tụ điện

Đồng hồ đo VOM dùng để làm gì?

Những chiếc đồng hồ vạn năng này mang lại giá trị sử dụng vô cùng lớn. Những thiết bị này sẽ là công cụ hoàn hảo để:

  • Đo chỉ số của điện trở
  • Đo điện áp một chiều và xoay chiều
  • Kiểm tra sự phóng/nạp của tụ điện
  • Đo được cường độ dòng điện

Đo thông mạch để biết mạch có nối với nhau không. Ví dụ như bạn muốn đo một sợi dây điện xem nó có đứt hay không. Hãy thực hiện chỉnh đồng hồ về thang X1Ω . Nếu đồng hồ về 0 thì là thông mạch, còn nó không hiển thị về 0 thì chứng tỏ dây điện đã bị đứt.

Đây được xem là một thiết bị quen thuộc trong ngành điện dân dụng, điện công nghiệp, ô tô… Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm rõ cách sử dụng của đồng hồ điện tử VOM là điều hết sức quan trọng.

Đồng hồ vạn năng VOM có nhiều chức năng khác nhau. Tùy vào từng thương hiệu, mỗi một chiếc đồng hồ đo điện này sẽ có những điều chỉnh chức năng khác nhau.

Cách sử dụng đồng hồ Vôm

Cách sử dụng đồng hồ VOM

Đồng hồ VOM (Vạn Năng Ống) là một dụng cụ đo lường đa năng được sử dụng rộng rãi trong ngành điện và điện tử. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ VOM cơ bản:

Cách dùng đồng hồ VOM đo điện áp xoay chiều

Để đo điện áp xoay chiều, bạn cần chuyển thang đo về thang AC. Sao cho thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc.

Ví dụ: Khi đo điện áp AC 220V, bạn phải để thang AC ở 250V. Nếu bạn để thang AC thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ đo điện VOM sẽ báo kịch kim. Còn nếu để thanh AC quá cao thì kim sẽ báo số liệu thiếu chính xác.

Lưu ý

Nếu để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC sẽ có thể làm hỏng các điện trở trong đồng hồ.

Nếu bạn để thang đo ở dòng DC mà lại đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ sẽ không báo, và đồng hồ sẽ không bị ảnh hưởng.

Cách dùng đồng hồ vôm điện tử đo điện áp một chiều DC

Trước tiên, bạn hãy nhớ chuyển thang đo về DC. Đặt que màu đỏ vào cực dương (+) của nguồn, que màu đen vào cực âm (-) của nguồn. Và nhớ để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc.

Trường hợp người dùng để sai thang đo:

Nếu bạn đang đo điện áp DC nhưng lại để đồng hồ tại thang xoay chiều (AC) thì đồng hồ sẽ báo sai. Thường giá trị báo sai sẽ cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC. Tuy nhiên cũng sẽ không làm cho đồng hồ bị hỏng.

Chú ý

Khi muốn đo điện áp một chiều (DC), tuyệt đối không được để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở. Nếu nhầm sẽ có thể làm cho đồng hồ đo điện VOM bị hỏng.

Sanwa PC510A

Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị này để đo điện trở 

Khi sử dụng thang đo điện trở trên đồng hồ đo điện VOM, người dùng có thể đo đạc được nhiều dữ liệu như:

  • Đo và kiểm tra giá trị của điện trở
  • Đo, kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn hoặc một đoạn mạch, cuộn biến áp
  • Đo, kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
  • Đo, kiểm tra tụ điện rò, chập..
  • Đo, kiểm tra các trở kháng của một mạch điện
  • Đo và kiểm tra đi ốt, bóng bán dẫn

Để có thể thực hiện các chức năng đo này, đồng hồ vôm điện tử phải được lắp 2 Pin tiểu 1,5V bên trong. Để sử dụng các thang đo 1KΩ hay 10KΩ, bạn cần lắp Pin 9V.

Kyoritsu 1021R

Cách đo trị số điện trở bằng đồng hồ đo điện VOM

Bước 1: Đưa thang đồng hồ về thang đo trở. Nếu điện trở nhỏ thì bạn để thang x1Ω hoặc x10Ω. Nếu điện trở lớn thì phải để thang xlKΩ hoặc 10KΩ. Sau đó, tiến hành chập hai que đo lại với nhau và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

Bước 2: Đặt que đo của đồng hồ vạn năng vôm vào hai đầu điện trở và đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được sẽ bằng chỉ số thang đo X thang đo. Ví dụ: Nếu bạn để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 25. Bạn nhận được giá trị đo bằng 100 x 25 = 2500 Ω (2,5 KΩ).

Lưu ý:

Nếu để thang đo quá cao thì kim chỉ thị sẽ bị nhảy lên một chút. Nếu để thang đo quá thấp thì kim nhảy lên quá nhiều. Như vậy sẽ làm cho trị số đo được không chính xác.

Khi đo điện trở, bạn nên chọn thang đo sao cho kim báo gần về vị trí giữa vạch chỉ số. Điều này sẽ cho độ chính xác cao nhất khi đo.

Nhóm bài viết liên quan

Đồng hồ vạn năng kyoritsu

Đồng hồ đo điện áp

Cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng VOM

Chúng ta sẽ thực hiện đo dòng điện qua thang đo dòng và thang đo áp DC.

Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng vôm, người dùng  đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ. Lưu ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn với giá trị của thang đo cho phép. Quy trình thực hiện theo các như bước sau:

Bước 1: Đặt đồng hồ vạn năng VOM vào thang đo dòng cao nhất. Xoay núm vặn chức năng đến vị trí đo dòng điện (A)

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đo màu đỏ về chiều dương (+) cổng A và que đo màu đen về chiều âm (-) cổng COM.

Bước 3:

  • Mở mạch điện nơi cần đo dòng điện.
  • Nối que đo màu đỏ vào điểm đầu vào của tải.
  • Nối que đo màu đen vào điểm thoát của tải.
  • Đảm bảo kết nối chắc chắn để có kết quả đo chính xác.

Đồng hồ vạn năng bỏ túi Hioki 3244-60

Lưu ý:

Nếu kim đo lên thấp quá thì cần giảm thang đo, còn nếu kim lên kịch kim thì hãy tăng thang đo. Trường hợp đã để thang đo cao nhất mà vẫn kịch thì đồng hồ không đo được dòng điện này. Lúc này, chỉ số kim báo trên đồng hồ sẽ cho ta biết giá trị dòng điện.

Ví dụ: (mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy từng loại VOM)

Giả sử ta cần đo dòng điện chạy qua bóng đèn 60W đang được bật. Ta thực hiện các bước sau:

  1. Chọn thang đo dòng 20A trên đồng hồ VOM.
  2. Cắm que đo đen vào cổng COM, que đo đỏ vào cổng A.
  3. Mở mạch điện và nối que đo đỏ vào dây dẫn vào bóng đèn, que đo đen vào dây dẫn ra khỏi bóng đèn.
  4. Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình đồng hồ. Giả sử giá trị là 0.5A, tức là dòng điện chạy qua bóng đèn là 0.5A.
  5. Tắt nguồn điện, ngắt kết nối que đo.

Dùng thang đo áp DC

Bước 1: Chọn thang đo áp DC phù hợp để kết nối que đo

  • Xoay núm vặn chức năng đến vị trí đo điện áp DC (V).
  • Chọn thang đo áp cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ, nếu dự kiến điện áp cần đo là 12V, ta nên chọn thang đo 20V.
  • Cắm que đo màu đen vào cổng COM (chung).
  • Cắm que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.

Bước 2: Kết nối que đo với nguồn điện

  • Đảm bảo nguồn điện đã tắt.
  • Kết nối que đo màu đỏ với cực dương (+) của nguồn điện.
  • Kết nối que đo màu đen với cực âm (-) của nguồn điện.
  • Đảm bảo kết nối chắc chắn để có kết quả đo chính xác.

Bước 3: Bật nguồn điện đọc kết quả đo

Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình đồng hồ, ngắt kết nối qua đo khỏi đồng hồ và nguồn điện

Ví dụ: (mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy từng loại VOM)

Giả sử ta cần đo điện áp của pin 9V. Ta thực hiện các bước sau:

  1. Chọn thang đo áp DC 20V trên đồng hồ VOM.
  2. Cắm que đo đen vào cổng COM, que đo đỏ vào cổng V/Ω.
  3. Kết nối que đo đỏ với cực dương (+), que đo đen với cực âm (-) của pin.
  4. Bật nguồn điện (bật công tắc của pin).
  5. Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình đồng hồ. Giả sử giá trị là 9.2V, tức là điện áp của pin là 9.2V.
  6. Tắt nguồn điện (tắt công tắc của pin), ngắt kết nối que đo.

Một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện

Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều, nếu bạn để nhầm thì chiếc đồng hồ đo điện của bạn sẽ bị hỏng ngay lập tức.

  • Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC, điều này sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
  • Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC, làm hỏng các điện trở trong đồng hồ đo điện vạn năng.
  • Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
  • Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không bị hỏng.
  • Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC, có khả năng gây hỏng đồng hồ
  • Nếu  để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC, đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong.

Đồng hồ vạn năng Hioki DT4256

Nên chọn mua loại đồng hồ vạn năng VOM loại nào?

Bạn có thể tham khảo một số loại đồng hồ vạn năng vôm đo dòng điện, đo điện áp được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Đồng hồ vôm điện tử Kyoritsu 1109S
  • Đồng hồ đo VOM Kyoritsu 1021R
  • Đồng hồ vạn năng VOM Hioki 3244-60
  • Đồng hồ đo VOM Kyoritsu 1009
  • Đồng hồ vôm điện tử Hioki DT4256…

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009

Đây đều là các dòng đồng hồ vạn năng cao cấp đến từ những thương hiệu nổi tiếng. Mỗi sản phẩm đều có độ bền cao, khả năng đo chính xác, thang đo đa dạng, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hiện nay, các thiết bị này đều được nhập khẩu chính hãng cùng chính sách bán hàng cực tốt tại TKTech. Nếu có nhu cầu tìm mua, bạn có thể liên hệ với cửa hàng qua hotline 028 668 357 66

Trên đây là những thông tin chi tiết về đồng hồ đo VOM. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Từ khóa » Cách Sử Dụng đồng Hồ Vom Kim