Đồng Khánh Khải Định Chính Yếu

Đồng Khánh Khải Định chính yếu

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu phản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao.

Đồng Khánh Khải Định chính yếu

Quốc sử quán Triều Nguyễn; Nguyễn Văn Nguyên (dịch)

Thời đại – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây

2010

Tóm tắt

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu được biên soạn trong khoảng thời gian chưa đầy một năm, từ khoảng tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922) đến tháng 6 năm Khải Định thứ 8 (1923), gồm hai phần: Đồng Khánh chính yếu, 6 quyển, chép sự kiện trong hơn 3 năm thời Đồng Khánh (từ tháng 8/ 1885 đến 12/1888) và Khải Định chính yếu sơ tập, 10 quyển, chép sự kiện từ tháng 4 năm 1916 đến hết năm Khải Định thứ 7 (1923).

Sách biên soạn về lịch sử đến trước thời điểm này đã có Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục ghi chép về lịch sử chung các triều đại, từ thời Hùng Vương cho đến khi kết thúc triều Lê (1789); có Đại Nam thực lục, biên chép lịch sử từ thời các chúa Nguyễn (1558) từ triều Gia Long cho tới kết thúc triều Đồng Khánh (năm 1888). Đồng Khánh, Khải Định chính yếu là sự tiếp nối và hoàn tất bộ sách lịch sử trên, cũng là tài liệu lịch sử cuối cùng do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.

Tuy nhiên việc biên soạn cuốn sách có mục đích trực tiếp, cụ thể nên quy cách có đổi mới so với các bộ sử trước. Trong tấu trình của các sử thần, sách này làm ra cho Thái tử Vĩnh Thụy học để nắm được chính sự nước nhà trong lúc đang du học Tây phương, vì thế nên biên soạn ngắn gọn, ghi chép những việc chính thể, bang giao cốt lõi và hoàn thành trong thời gian ngắn. Vua Khải Định cho những lí lẽ này là rất sát thực và chuẩn tấu.

Đồng Khánh, Khải Định chính yếu phản ánh hơn hai chục chủ đề chính trong hoạt động chính trị của triều đình gồm Chính thống, Kính thiên, Pháp tổ, Hiếu trị, Gia pháp, Cần chính, Ái dân, Đôn thân, Thể thần, Dụng nhân, Huấn sắc, Giáo hóa, Túc lễ, Thận hình, Gia thưởng, Minh phạt, Cầu ngôn, Trọng nông, Văn trị, Võ công, Thể chế và Bang giao. Theo dịch giả Nguyễn Văn Nguyên “Đồng Khánh, Khải Định chính yếu rõ ràng đã vượt quá mục đích dùng làm tài liệu tham khảo cho Hoàng Thái tử học tập như lời giải trình của sử thần, mà thực sự là một bộ sách lịch sử chính thức của triều đình phản ánh giai đoạn lịch sử đặc biệt này”

Trích dẫn

Quốc sử quán Triều Nguyễn; Nguyễn Văn Nguyên ( Dịch). Đồng Khánh Khải Định chính yếu, Thời đại – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2010.

Bộ sưu tập

Lịch sử - Địa lý

Tài liệu liên quan

Đồng Khánh Khải Định chính yếuQuan hệ Việt Nam - Liên Xô (1917-1991): những sự kiện lịch sửVăn hóa Châu Âu: Lịch sử - Thành tựu - Hệ giá trị

Đồng Khánh Khải Định chính yếu

Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (1917-1991): những sự kiện lịch sử

Văn hóa Châu Âu: Lịch sử - Thành tựu - Hệ giá trị

Mã QR

Đồng Khánh Khải Định chính yếu

Nội dung

  • Thứ Năm, 15:49 01/07/2021

Tags: ĐH Công nghiệp Hà Nội Sách Thư viện Giáo trình Quốc sử quán Triều Nguyễn Đồng Khánh Khải Định.

Từ khóa » đồng Khánh Khải định Chính Yếu