Đông Nam Á Trong Chiến Lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Của ...
Có thể bạn quan tâm
11/08/2022
Mô tả: Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng (Chủ biên) ; PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh ; TS.Trương Quang Hoàn ; TS. Hà Lê Huyền ; TS. Dương Trọng Trung ; TS.Trần Thế Tuân ; ThS. Nguyễn Thị Lý ;
Cơ quan soạn thảo: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ; Nhà xuất bản Khoa học xã hội ; Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ;
Năm xuất bản: 2021
Địa chỉ liên hệ: 176 Thái Hà
Số trang: 270
Từ khóa: Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, Mỹ, Chiến lược
Nội dung:
Cuối năm 2019, Hoa Kỳ (Mỹ) tuyên bố “Tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở rộng” (tầm nhìn FOIP). Cùng với sự xuất hiện khái niệm chiến lược FOIP và những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của nước Mỹ. Trong bối cảnh đó, khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đưa ra đã làm sáng tỏ lập trường đa phương hóa của Mỹ ở châu Á. Nói cách khác, với việc các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phải đối phó với sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc cả về vấn đề kinh tế và an ninh, chiến lược An ninh quốc gia (NSS) do chính phủ Mỹ công bố đã hướng tới thực hiện tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở rộng và tự do, khẳng định cam kết của Mỹ với hòa bình và an ninh của khu vực.
Để giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề này, tháng 9/2021, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã phát hành cuốn sách “Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” do PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) chủ biên. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Sự ra đời và quá trình triển khai của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Cung cấp các thông tin liên quan đến bối cảnh khu vực và quốc tế; Sự ra đời của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Chiến lược); Nhân tố dẫn đến sự ra đời của Chiến lược; Mục tiêu, nội dung và thực tế triển khai của Chiến lược. Qua đó nhóm tác giả nhận định: Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Mỹ công bố và triển khai trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi như: sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc; Cực tăng trưởng đang chuyển dịch sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Vai trò và sự ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới đang có xu hướng suy giảm; Mỹ và Trung Quốc đều nhận diện được tầm quan trọng trong chiến lược khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc thực thi chính sách cũng như quan điểm của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump có sự điều chỉnh để “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” với mục tiêu cụ thể là tạo ra một khu vực tự do, hòa bình, thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, mục tiêu quan trọng và cốt lõi là “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” nhằm thể hiện vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực cũng như kìm chế Trung Quốc….
Chương 2: Vị thế và vai trò của Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
Cung cấp các vấn đề liên quan đến: Quan điểm của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia; Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), ASEAN; Vị thế, vai trò của Đông Nam Á và ASEAN; Một số đánh giá, nhận xét về vai trò và vị thế của ASEAN và Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Qua đó, nhóm tác giả nhận định: Hầu hết tất cả các bên tham gia như: Mỹ, Nhật Bản, Australia (Úc) và Ấn Độ đều đánh giá cao vao trò của quan trọng của ASEAN/ Đông Nam Á. Khẳng định ASEAN thực sự là trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và có vai trò trung tâm trong tầm nhìn chung mà Mỹ đang xây dựng. Ngay cả ASEAN khi công bố Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) cũng thể hiện việc ASEAN khi xây dựng tầm nhìn cũng nhấn mạnh đến vai trò trung tâm, quan trọng của mình trong chiến lược của Mỹ. Trong khi đó mặc dù EU và hai nước thành viên là Pháp và Đức chưa thể hiện rõ lập trường cũng như quan điểm của mình đối với vai trò và vị thế của ASEAN, hay Trung Quốc cũng chưa thể hiện ý kiến gì về vấn đề này, thì hầu hết các bên và các nước cũng như các tổ chức liên quan đều đánh giá cao vai trò quan trọng và khẳng định vị trí trung tâm của ASEAN/ Đông Nam Á trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.
Chương 3: Tác động, triển vọng của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và một số hàm ý chính sách
Thông qua việc tìm hiểu các vấn đề như tác động của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (đối với khu vực và thế giới; đối với Đông Nam Á và ASEAN; đối với Việt Nam; đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; đối với vị thế và vai trò của Việt Nam trong ASEAN); Tìm hiểu triển vọng của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (tiếp cận theo chiều cạnh bối cảnh mới và cơ sở dự báo triển vọng; Triển vọng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương); Một số hàm ý cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam nhóm tác giả nhận định: Với thế giới, việc triển khai Chiến lược là sự khởi đầu cho một trật tự mới, cục diện mới. Nhìn chung, các tác động có xu hướng làm tăng vai trò trung tâm và vị thế của ASEAN trong khu vực. Với Việt Nam, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã giúp Việt Nam gia tăng được vị thế an ninh, quốc phòng cũng như địa chính trị. Thông qua thúc đẩy hợp tác và tham gia vào Chiến lược, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản trị, tăng cường năng lực quốc phòng, cân bằng được quan hệ với các nước… Ngoài ra, việc triển khai Chiến lược cũng giúp Việt Nam tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và làm tăng vị thế của Việt Nam trong ASEAN và trên trường quốc tế.
Nhóm tác giả cũng dự báo, trong thời gian tới, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể được triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhưng chưa xảy ra căng thẳng mang tính đối đầu với Trung Quốc. Theo đó, cục diện trong khu vực nhiều khả năng sẽ theo xu hướng vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước lớn nhưng hợp tác có chiều hướng suy giảm và có khả năng xảy ra là Hoa Kỳ và đối tác khác sẽ gây áp lược lên Trung Quốc, buộc quốc gia này phải trở lại thực thi hành vi đầu tư và thương mại theo quy tắc quốc tế thông thường… Do đó, Việt Nam cần bám sát, theo dõi và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp nhằm tận dụng cơ hội vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển; cần chuẩn bị cho việc thiết lập một kiến trúc khu vực mở và bao trùm, chú ý đến cấu trúc hợp tác khu vực: Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn FOIP của Mỹ.
Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc được nhóm tác giả tham khảo, phân tích và tổng hợp dựa các nguồn tư liệu uy tín. Với những nội dung được phân tích sắc sảo, hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho độc giả, những người quan tâm tới vấn đề này.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Phạm Vĩnh Hà
Từ khóa » Chiến Lược Foip
-
Chiến Lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tầm Nhìn Và Thực Tiễn
-
“Chiến Lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự Do Và Rộng Mở” Của ...
-
Nỗ Lực Của Bộ Quốc Phòng Trong Tầm Nhìn "Ấn Độ Dương
-
Thư Viện Số: Đông Nam Á Trong Chiến Lược Ấn Độ Dương
-
Tác động Của Chiến Lược Ấn Độ Dương - Thái Bình ... - Thư Viện Số
-
Top 15 Chiến Lược Foip
-
Chiến Lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở Và Tự Do Của Mỹ
-
FOIP - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Trong Chiến Lược Của Các Nước Lớn
-
Mỹ đang Xây Dựng Một "NATO Châu Á"? - Công An Nhân Dân
-
Chiến Lược Indo-Pacific Trong Bước Chuyển Mới - Báo Thanh Niên
-
[PDF] Vai Trò Của Việt Nam Trong Cấu Trúc Khu Vực ấn độ Dương – Thái Bình ...
-
Thúc đẩy Vai Trò Trung Tâm Của ASEAN Trong Liên Kết Kinh Tế Quốc Tế
-
[PDF] VIỆT NAM TRONG BÓI CẢNH CẠNH TRANH CHIÊN LƯỢC MỸ