Đông Phi – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Đông Phi
Bản đồ Đông Phi thuộc Anh năm 1911

Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa khác nhau tùy theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây tạo thành Đông Phi.

  •  Kenya,  Tanzania và  Uganda, cũng là những thành viên của Cộng đồng Đông Phi (EAC).
  •  Djibouti,  Eritrea,  Ethiopia và  Somalia, thường được biết đến với tên gọi vùng Sừng châu Phi.
  •  Mozambique và  Madagascar, đôi khi được xem là thuộc Nam Phi.
  •  Malawi,  Zambia và  Zimbabwe, thường được xem là thuộc Nam Phi.
  •  Burundi và  Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi.
  •  Comoros,  Mauritius và  Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương.
  •  Réunion và  Mayotte, những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương.

Theo cách xác định của Liên minh Châu Phi, Đông Phi chỉ bao gồm 13 quốc gia ở trên cộng thêm Sudan và không bao gồm Burundi, Mozambique, Malawi, Zambia, Zimbabwe, Reunion, Mayotte, các lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Gần đây, Đông Phi thường được dùng để chỉ các quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi và Somalia.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số vùng Đông Phi nổi tiếng bởi có nhiều động vật hoang dã, chẳng hạn như nhóm 5 con vật lớn tiêu biểu của châu Phi: voi, trâu, sư tử, báo và tê giác. Tuy nhiên, số lượng các con vật này đã giảm nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là tê giác và voi.

Địa hình Đông Phi nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp và những danh thắng lớn của châu Phi như thung lũng tách giãn Lớn, đỉnh núi Kilimanjaro và núi Kenya, 2 đỉnh núi cao nhất châu Phi, hồ nước ngọt lớn thứ 2 thế giới, hồ Victoria và hồ sâu thứ 2 thế giới, hồ Tanganyika.

Địa hình có thể trồng trọt được đã khiến Đông Phi trở thành một mục tiêu quan trọng cho những nhà thám hiểm châu Âu cũng như quá trình thực dân hóa trong thế kỷ 19. Ngày nay, du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế các nước Kenya, Tanzania và Uganda.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn là thuộc địa của các nước châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Phi trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là nơi các nước thực dân lớn của châu Âu tranh giành ảnh hưởng. Trong suốt giai đoạn giành giật thuộc địa giữa các nước tư bản phương Tây, hầu như mọi quốc gia thuộc vùng Đông Phi ngày nay đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.

Đế quốc Bồ Đào Nha là 1 trong những quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập sự có mặt vững chắc ở miền nam Mozambique và dần dần tiến lên miền bắc Mozambique, đến Mombasa ở khu vực ngày nay là Kenya. Tại hồ Malawi, họ đụng độ những thuộc địa mới do người Anh thiết lập, xứ bảo hộ Nyasaland (ngày nay là Malawi).

Đế quốc Anh đã chiếm giữ những vùng đất giàu tiềm năng và tài nguyên nhất của vùng này mà nay là Uganda và Kenya. Xứ bảo hộ Uganda và thuộc địa Kenya nằm ở vùng đất trồng trọt màu mỡ có thể trồng cấy nhiều loại cây trồng có giá trị như cà phê và trà, cũng như chăn nuôi các loại gia súc và những sản phẩm từ gia súc. Hơn nữa, vùng này có tiềm năng trở thành 1 khu dân cư thích hợp cho người Anh đến sống. Điều kiện thời tiết và khí hậu trong vùng đã cho phép hình thành những khu dân cư theo phong cách châu Âu như Nairobi và Entebbe.

Đế quốc Pháp chiếm giữ hòn đảo lớn nhất ở Ấn Độ Dương (và lớn thứ 4 trên thế giới) Madagascar cùng một số đảo nhỏ xung quanh đó, như Réunion và Comoros. Madagascar trước đó là 1 thuộc địa của Anh và đã được đổi cho Pháp để lấy vùng Zanzibar, 1 vùng sản xuất gia vị quan trọng gần Tanganyika. Thực dân Anh cũng chiếm giữ một số thuộc địa đảo trong vùng như Seychelles, một hòn đảo đất đai phì nhiêu và Mauritius, một hòn đảo trước đó thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp.

Đế quốc Đức kiếm soát một vùng đất rộng lớn có tên Đông Phi thuộc Đức, bao gồm vùng đất ngày nay là Rwanda, Burundi và phần đất liền của Tanzania. Năm 1922, Đế quốc Anh được nhận quyền ủy trị Tanganyika và đã chiếm đóng vùng này cho tới khi độc lập được trao trả lại cho Tanganyika vào năm 1961. Sau cuộc Cách mạng Zanzibar năm 1965, nhà nước độc lập Tanganyika đổi tên thành Cộng hòa liên bang Tanzania bằng cách thành lập 1 liên bang với đất liền và với đảo Zanzibar. Zanzibar ngày nay là 1 bang tự trị trong một liên bang với đất liền thường được biết đến dưới cái tên chung là Tanzania. Đông Phi thuộc Đức, dù rất rộng lớn, không có tầm quan trọng về chiến lược bằng các thuộc địa của Anh ở vùng này do những vùng thuộc địa của Đức rất khó thành lập các khu dân cử bởi điều kiện thời tiết và địa hình khắc nghiệt.

Đế quốc Ý kiểm soát nhiều phần thuộc Somalia trong thập niên 1880. 3/4 lãnh thổ Somalia ở phía nam trở thành xứ bảo hộ của Ý (Somalia thuộc Ý).

Năm 1884, một phần đất hẹp ở ven biển phía bắc Somalia bị người Anh chiếm đóng (Somalia thuộc Anh). Vùng phía bắc này nằm đối diện với thuộc địa của Anh ở Vịnh Aden trên bán đảo Ả Rập. 2 thuộc địa này của Anh đã trở thành gọng kềm để Đế quốc Anh khống chế đường biển dẫn vào Ấn Độ, khi đó cũng là 1 thuộc địa của Anh.

Năm 1890, bắt đầu bằng việc mua lại 1 thị trấn cảng nhỏ, Assab, từ 1 sultan ở Eritrea, thực dân Ý dần dần thôn tính cả Eritrea.

Năm 1895, từ những căn cứ Somalia và Eritrea, thực dân Ý tiến hành cuộc Chiến tranh Ý–Ethiopia lần thứ nhất tấn công Đế chế Chính thống giáo ở Ethiopia. Năm 1896, thực dân Ý sa lầy và cuộc chiến trở thành 1 thảm họa với đất nước Ý. Kết quả là Ethiopia trở thành quốc gia duy nhất giữ được nguyên vẹn nền độc lập ở khu vực Đông Phi. Ethiopia giữ được nền độc lập của mình cho tới năm 1936 khi, sau cuộc Chiến tranh Ý–Ethiopia lần thứ hai, nước này trở thành một phần của Đông Phi thuộc Ý. Đế quốc Ý chiếm giữ Ethiopia cho tới năm 1941.

Thực dân Pháp cũng xem Đông Phi là 1 bàn đạp để liên kết với Đông Dương thuộc Pháp.

Xung đột vũ trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tới ngày nay, nhiều chính quyền ở các nước Đông Phi bị lên án vì nạn tham nhũng và không kiểm soát được tình hình chính trị. Nhiều nước vẫn chưa thoát ra khỏi các cuộc đảo chính chính trị, xung đột sắc tộc và các chính thể độc tài. Kể từ khi giành được độc lập, vùng này đã trải qua rất nhiều cuộc xung đột vũ trang, bao gồm:

  • Nội chiến Ethiopia
  • Chiến tranh giành độc lập Eritrea
  • Chiến tranh Ethiopia–Eritrea
  • Chiến tranh Ogaden
  • Nội chiến Sudan lần thứ hai
  • Nội chiến Somalia
  • Nội chiến Burundi
  • Chiến tranh Uganda-Tanzania
  • Xung đột vũ trang ở Uganda
  • Nạn diệt chủng Rwanda
  • Thảm họa nhân đạo ở Darfur

Kenya và Tanzania may mắn là những nước được sống trong hòa bình tương đối dài. Tuy nhiên, những bất ổn về chính trị vẫn diễn ra liên tục.

Danh sách các thủ đô và thành phố lớn

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Thủ đô Thành phố lớn nhất Thành phố lớn thứ hai
Nam Sudan Cộng hòa Nam Sudan Juba Yei
Ethiopia Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Addis Ababa Dire Dawa
Eritrea Nhà nước Eritrea Asmara Assab
Djibouti Cộng hòa Djibouti Djibouti Ali Sabier
Somalia Cộng hòa Liên bang Somalia Mogadishu Hargeisa
Somaliland Cộng hòa Somaliland Hargeisa Berbera
Uganda Cộng hòa Uganda Kampala Gulu
Rwanda Cộng hòa Rwanda Kigali Gitarama
Burundi Cộng hòa Burundi Bujumbura Muyinga
Kenya Cộng hòa Kenya Nairobi Mombasa
Tanzania Cộng hòa Thống nhất Tanzania Dodoma Dar es Salaam Mwanza
Mozambique Cộng hòa Mozmbique Maputo Nampula
Malawi Cộng hòa Malawi Lilongwe Blantyre
Zambia Cộng hòa Zambia Lusaka Kitwe
Zimbabwe Cộng hòa Zimbabwe Harare Bulawayo
Madagascar Cộng hòa Madagascar Antananarivo Toamasina
Mauritius Cộng hòa Mauritius Port Louis Beau Basin-Rose Hill
Comoros Liên bang Comoros Moroni Mutsamudu
Seychelles Cộng hòa Seychelles Victoria Anse Etoile
Réunion Réunion (Pháp) Saint-Denis Saint-Paul
Mayotte Mayotte (Pháp) Mamoudzou Dzaoudzi
  • x
  • t
  • s
Các khu vực trên thế giới
Châu Phi
  • Địa Trung Hải
  • Bắc 
    • Vòng cung Gibraltar
    • Maghreb (Bờ biển Berber)
    • Barbara (khu vực)
    • Dãy núi Atlas
    • Sahara
    • Sahel
    • Ai Cập (Thượng Ai Cập, Trung Ai Cập, Hạ Ai Cập, Bashmur)
    • Nubia (Hạ Nubia)
    • Sông Nin
    • Châu thổ sông Nin
    • Trung Đông
  • Hạ Sahara
    • Tây
    • Đông
    • Đới tách giãn Đông Phi: Thung lũng tách giãn Lớn, Thung lũng Tây hay Đới tách giãn Albertine, Thung lũng Đông hay Đới tách giãn Gregory, Thung lũng Đới tách giãn Nam, Hồ Thung lũng Đới tách giãn (Hồ Lớn)
    • Trung
    • Mittelafrika
    • Nam
    • Sừng
    • Cao nguyên Ethiopia (Nóc nhà châu Phi)
  • Sudan
  • Khu vực Guinea
  • Rhodesia (khu vực) (Bắc Rhodesia, Nam Rhodesia)
  • Negroland
  • Mayombe
  • Igboland (Mbaise)
  • Maputaland
  • Bồn địa Congo
  • Bồn địa Tchad
  • Bờ biển Swahili
  • Pepper Coast
  • Bờ Biển Vàng (khu vực)
  • Bờ Biển Nô lệ
  • Bờ Biển Ngà
  • Châu Phi Nhiệt đới
  • Các đảo
  • Madagascar
Bắc Mỹ
  • Hoa Kỳ lục địa
  • Bắc
    • Tây Bắc Thái Bình Dương
    • Đông Bắc Hoa Kỳ
    • New England
    • Trung Tây Hoa Kỳ
    • Trung-Đại Tây Dương
    • Tây Hoa Kỳ
    • Tây Nam Hoa Kỳ
    • Llano Estacado
    • Các tiểu bang miền Núi
    • Trung Nam Hoa Kỳ
    • Nam Hoa Kỳ
    • Đông Duyên hải
    • Tây Duyên hải
    • Duyên hải Vịnh
    • Vành đai Kinh Thánh
    • Rust Belt
    • Appalachia
    • Đại Bình nguyên Bắc Mỹ
    • Hồ Lớn
    • Đông Canada
    • Tây Canada
    • Bắc Canada
    • Thảo nguyên Canada
    • Canada Đại Tây Dương
  • Bắc México
  • Vịnh Mexico
  • Tây Ấn
  • Vùng Caribe (Đại Antilles, Tiểu Antilles, Quần đảo Lucayan
  • Vùng Tây Caribe
  • Trung
  • Eo đất Panama
  • Bờ biển Mosquito
  • Đại Trung
  • Trung Bộ châu Mỹ
  • Aridoamerica
  • Oasisamerica
  • Ănglê
  • Pháp
  • Latinh (Tây Ban Nha)
  • Nam Mỹ
  • Nam
  • Bắc (Las Guyanas)
  • Tây
  • Tây Ấn
  • Patagonia
  • Pampas
  • Pantanal
  • Amazon
  • Altiplano
  • Andes
  • Cao nguyên Brasil
  • Nam Mỹ Caribe
  • Gran Chaco
  • Los LLanos
  • Hoang mạc Atacama
  • Cordillera Mỹ
  • Cerrado
  • Latinh (Tây Ban Nha)
  • Vành đai lửa Thái Bình Dương
  • Châu Á
  • Trung
    • Biển Aral
    • Sa mạc Aralkum
    • Biển Caspi
    • Biển Chết
  • Viễn Đông
    • Nga
  • Đông 
    • Đông Bắc
    • Nội Á
  • Đông Nam
    • Đất liền
    • Hải đảo
  • Bắc
    • Siberia
  • Nam
    • Tiểu lục địa Ấn Độ
  • Tây
    • Kavkaz
      • Nam Kavkaz
    • Đại Trung Đông
      • Trung Đông
      • Cận Đông
    • Địa Trung Hải
  • Châu Á-Thái Bình Dương
  • Châu Âu
    • Trung
    • Bắc
      • Nordic
      • Tây Bắc
      • Scandinavie
      • Bán đảo Scandinavie
      • Baltic
    • Đông
      • Đông Nam
      • Balkan
      • Bắc Kavkaz
      • Nam Nga
      • Tây Nga
      • Trung Đông
    • Nam
      • Iberia
      • Đông Nam
      • Địa Trung Hải
    • Tây
      • Tây Bắc
      • Quần đảo Anh
    • Đức ngữ
    • Roman ngữ
    • Celt
    • Slav
    Châu Đại Dương
  • Australasia
    • Châu Đại Dương
    • New Guinea
    • New Zealand
  • Quần đảo Thái Bình Dương
    • Micronesia
    • Melanesia
    • Polynesia
  • Địa cực
  • Vùng Bắc Cực
  • Vùng Nam Cực
  • Đại dương
  • Bắc Băng Dương
  • Đại Tây Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Thái Bình Dương
    • Rạn san hô Great Barrier
    • Rãnh Mariana
    • Vành đai lửa
  • Nam Đại Dương
    • Đới hội tụ Nam Cực
  • Lòng chảo nội lục
    • Aral
    • Caspi
    • Biển Chết
    • Salton
  • Bản mẫu Lục địa / Danh sách biển / Trái Đất tự nhiên

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đông Phi.

    Từ khóa » đông Phi ở đâu