Đồng Phục Công An Việt Nam - Ý Nghĩa Màu Sắc & Quy Định Từng ...

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng được nhìn thấy những bộ trang phục lẫm liệt, oai phong của lực lượng Công an Việt Nam. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về từng loại trang phục cũng như màu sắc của từng ban ngành. Mời các bạn cùng Đồng phục Hải Triều tìm hiểu về Đồng phục Công an Việt Nam – Ý nghĩa màu sắc & quy định từng ngành!

  • Ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam – giá trị qua các thời kỳ lịch sử
  • Trang phục truyền thống của 11 nước Đông Nam Á (ASEAN)

Hinh anh dong phuc cong an nhan dan Viet Nam

  1. I. Công an nhân dân Việt Nam
    1. 1. Khái niệm
    2. 2. Lịch sử ra đời
  2. II. Đồng phục Công an Việt Nam và ý nghĩa của từng loại đồng phục
    1. 1. Đồng phục khối An ninh nhân dân
    2. 2. Đồng phục khối Cảnh sát nhân dân
    3. 3. Lễ phục của Công an Nhân dân
  3. III. Một số quy định khi mặc đồng phục Công an Việt Nam

I. Công an nhân dân Việt Nam

1. Khái niệm

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng nồng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ trật tự, an toàn cho Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Lịch sử ra đời

Những đội tự vệ đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1903 – 1931) được xem là nguồn gốc lực lượng của công an nhân dân ngày nay. Ngoài ra Đảng Cộng sản Đông Dương còn thành lập các đội Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh nhằm chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng. Những đội ngũ được Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập đều là tiền thân của lực lượng công an nhân dân ngày nay.

Chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự sau ngày 19 – 8. Và sau đó Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng Công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi là Công an. Và từ đó Ngày 19 tháng 8 hằng năm được lấy làm ngày truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam.

II. Đồng phục Công an Việt Nam và ý nghĩa của từng loại đồng phục

Lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam được chia thành hai khối là An ninh và Cảnh sát. Bởi vậy mà đồng phục Công an Việt Nam sẽ khác nhau tuỳ theo từng khối.

Ngoài ra đồng phục Công an Việt Nam còn có Lễ phục được mặc theo quy định tại Điều 27 Thông tư 17/2012/TT-BCA như: Dự Đại hội Đảng, dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế; cán bộ, chiến sĩ được thăng cấp bậc hàm, vinh danh học hàm, học vị khoa học tại buổi lễ đón nhận…

1. Đồng phục khối An ninh nhân dân

Đồng phục của An ninh Nhân dân với gam màu chủ đạo là xanh cỏ úa. Được chia thành hai mùa rõ rệt:

  • Xuân – hạ: Áo sơ mi tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần dài màu rêu sẫm, tất màu xanh non, giày da thấp cổ. Mũ kepi màu rêu sẫm gần giống với màu quần. Với cấp tướng mũ bọc thêm dạ đen và có hai cành tùng màu vàng.

Trang phuc khoi an ninh

  • Thu đông: Áo sơ mi trắng, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi. Thắt lưng màu nâu nhưng mặt khoá lại là màu vàng. Áo gillet được cấp thêm cho sĩ quan cấp tá, còn áo panto được trang bị cho cấp đại tá trở lên. Giày, mũ, tất giống với trang phục xuân – hạ.

2. Đồng phục khối Cảnh sát nhân dân

Với khối Cảnh sát nhân dân, có nhiều ban ngành khác nhau như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát điều tra tội phạm. Nhưng đa phần các ban ngành đều có đồng phục giống nhau, chỉ riêng Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có sự khác biệt hoàn toàn.

a. Đồng phục chung của khối Cảnh sát

  • Xuân – hè: Áo sơ mi cọc tay màu mạ non, nẹp bong. Quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da màu đen, tất màu mạ non, mũ kêpi màu mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kêpi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng.

Dong phuc khoi canh sat

  • Thu – đông: Áo sơ mi dài tay màu trắng. Áo vest 4 túi, cổ áo kiểu veston, cà vạt màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Giày, tất, mũ giống với trang phục xuân – hè.

b. Đồng phục Cảnh sát Giao thông

Đồng phục của CSGT tương tự như đồng phục chung của khối nhưng áo vest, quần âu và nón kepi có màu vàng như lúa chín. Ngoài ra khi làm nhiệm vụ còn mang thêm găng tay màu trắng.

Dong phuc canh sat giao thong

Trong kháng chiến chống Mỹ lực lượng CSGT luôn là đội quân nồng cốt bám đường, bám sông để bảo vệ các chuyến tàu, các chuyến xe chở hàng chi viện cho chiến trường kháng chiến. Mặc dù bom rơi đạn nổ, nhưng hình ảnh những chiếc áo vàng vẫn xông pha trong mọi mặt trận quyết tâm áp tải, mở đường thông tuyến đảm bảo được sự an toàn cho các chuyến xe đi xa.

Và cho đến nay, tuy đã trải qua những lần thay đổi trang phục. Nhưng CSGT vẫn chung thuỷ với những chiếc áo màu vàng lung linh như những tia nắng luôn có mặt mọi nơi trên mọi miền đất nước để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Có sắc phục áo vàng đi muôn nơi, mọi người ở những nơi xa xôi không còn lo lắng những nguy hiểm rình rập cận bên nữa.

Hay những nơi phố xá đông đúc, cảnh ùn tắc đường vẫn thường xuyên xảy ra thì đâu đó chúng ta lại thấy người chiến sỹ CSGT lại như giọt nắng lấp lánh, nhanh chóng điều chỉnh mọi sự việc lại đi vào nề nếp trật tự. Có lẽ vậy mà màu sắc vàng của bộ đồng phục luôn được gìn giữ cho đến bây giờ.

Canh sat giao thong lam nhiem vu

c. Đồng phục Cảnh sát cơ động

Đồng phục của Cảnh sát cơ động đặc biệt hơn những ngành khác đó là áo dài tay màu đen cổ bẻ. Quần dài bỏ ống quần vào trong ống giày cổ cao. Cảnh sát đặc nhiệm có chữ Police màu trắng.

Dong phuc canh sat co dong

Đối với CSCĐ bình thường thì có chữ CSCĐ màu đỏ nền vàng nằm ngang trên lưng áo, còn phía trước ngực thì nằm dọc. Có mũ trùm kín đầu. Khi thực hiện nhiệm vụ còn có thêm áo chống đạn hoặc áo vũ trang…

Canh sat co dong dien tap

d. Đồng phục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Đối với đồng phục của Cảnh sát PCCC khi ra hiện trường sẽ có những thiết kế như sau:

  • Áo: cổ trụ cao nhằm bảo vệ phần cổ và cằm để tránh được nhiệt độ cao của lửa, chữ “CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH” được thêu trên lưng; logo được thêu và may bên phía tay phải. Thân áo và 2 tay áo có dải phản quang. Ngực bên phải có bảng tên và móc treo búa.
  • Quần: Đai quần làm bằng chun chịu nhiệt, phía sau ống quần có khoá kéo, hai bên có hai túi để đựng đồ. Dưới mép quần có hai dải phản quang.
  • Mũ: Mũ chữa cháy được thiết kế để bảo vệ phần đầu, cổ. Mũ được làm bằng màu đỏ dùng cho lính chữa cháy và mũ có màu vàng được trang bị cho chỉ huy. Mũ có kính che mặt, có tấm trùm bảo vệ sau gáy làm bằng vật liệu chống cháy.
  • Găng tay: Găng tay chữa cháy được thiết kế chuyên dụng xỏ kín 5 ngón để giúp cán bộ chiến sĩ chống lại các tác động xấu của môi trường trong các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Găng tay chữa cháy gồm 4 lớp có khả năng chịu mài mòn, kháng cắt, chống đâm xuyên, chống thấm.
  • Giày: Giày chữa cháy là loại giày cao cổ được làm bằng da dày, mũi giày được lót bằng sợi thủy tinh nhằm bảo vệ ngón chân, đế giày có khả năng chống nước, cách nhiệt, chống trơn trượt, chống đâm xuyên, chống ăn mòn…

Dong phuc canh sat phong chay chua chay

3. Lễ phục của Công an Nhân dân

Như đã được nói ở trên thì ngoài những bộ đồng phục dành riêng cho từng khối ban ngành. Công an nhân dân có có thêm một bộ Lễ phục được mặc vào các dịp đặc biệt theo quy định tại Điều 27 Thông tư 17/2012/TT-BCA. Đối với Lễ phục sẽ có những thiết kế như sau:

  • Áo sơ mi trắng, áo ngoài được may theo kiểu veston, cổ bẻ hình chữ B, có lé màu đỏ. Thân trước áo được may 4 túi ốp ngoài, ngực có một hàng cúc 4 chiếc, cúc trên cùng tạo với 2 nắp túi ngực thành một đường thẳng nằm ngang, may bật vai đeo cấp hiệu, bên trong ngực bổ túi viền. Thân sau áo may chắp sống lưng, có xẻ sống. Trên vai áo đeo cấp hiệu, đầu cổ áo gắn cành tùng đơn màu vàng.
  • Quần được may theo kiểu cạp rời có 2 túi sườn chéo. Thân trước quần mỗi bên xếp 2 ly lật về phía dọc quần, cửa quần may khoá kéo bằng nhựa.
  • Lực lượng tiêu binh được may găng tay bằng vải dệt kim màu trắng, lực lượng hộ tống danh dự nhà nước được may bằng da nhưng cũng màu trắng.
  • Đối với lễ phục, giày được thiết kế theo dạng boot. Được làm bằng da có màu đen, cao cổ. Có ghi nơi sản xuất và đế giày có làm hoa văn để chống trơn trượt.
  • Đối với lễ phục của Công an Nhân dân thì tông màu chủ đạo là trắng, cũng có chia ra hai mùa nhưng chỉ có khác nhau là lễ phục của thu – đông bên trong áo ngoài có lót (không may gia vai), giữa lót cạp của quần thu đông có may một dây chống xô áo khi sơ vin, dây lưng nhỏ da có khoá.

III. Một số quy định khi mặc đồng phục Công an Việt Nam

  • Sự chỉnh chu: Với những bộ đồng phục của Công an nhân dân khi được khoác lên người đòi hỏi sự chỉnh chu, gọn gàng, sạch sẽ, không nhăn nhúm. Ngoài ra còn phải đeo cà vạt đối với những trang phục thu đông.
  • Quy tắc với nữ: Khi mang trang phục ngành đòi hỏi bảng tên phải được đeo ở bên phải nhưng chính giữa. Còn độ cao thì ngang với hàng nút thứ nhất tính từ trên xuống. Tất cả các loại trang phục phải được bỏ áo vào quần riêng áo bludong được ngoại lệ.
  • Quy tắc với nam: Với trang phục của nam thì phải đeo bảng tên hoặc phù hiệu ở bên phải cách nắp túi 3mm. Những bộ trang phục vào mùa xuân và mùa hè bắt buộc phải sơ vin.
  • Không tàng trữ trang phục trái phép: Đối với đồng phục Công an nhân dân, mọi người không được phép mua, may hay tàng trữ một cách trái phép.
  • Thay đổi chi tiết trên trang phục: Không ai được thay đổi, sửa những chi tiết được thiết kế trên trang phục và tuyệt đối không được viết hay vẽ bậy lên.

Như chúng ta đã thấy, mỗi ban ngành đều có những mẫu đồng phục khác nhau, màu sắc khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều thể hiện được sự trang nghiêm và niềm tự hào của lực lượng tiên phong trong công cuộc bảo vệ con người, bảo vệ xã hội và quan trọng hơn hết là bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Xem thêm:

  • Quốc kỳ là gì? Quy định pháp luật về Quốc kỳ
  • Kích thước lá cờ Tổ quốc Việt Nam tiêu chuẩn
  • Ý nghĩa màu sắc đồng phục – Kinh nghiệm chọn màu áo thể hiện bản sắc!

Qua bài viết trên hy vong mọi người đã hiểu rõ hơn về Đồng phục Công an Việt Nam và cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa các loại đồng phục. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

gio to nghe xay dung 2012 am lich
Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]

3 Bình luận

06 Th10 tong hop logo truong dai hoc cao dang vietnam
Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam

Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]

5 Bình luận

22 Th9 nhung hanh vi bi cam trong in an photocopy
Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy

Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]

7 Bình luận

09 Th8 in lua in luoi la gi
In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]

12 Bình luận

07 Th8 tim hieu cac loai muc in lua pho bien
Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]

10 Bình luận

07 Th8 hinh in vai chuyen nhiet tai xuong hai trieu
In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt

Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]

8 Bình luận

07 Th8

Từ khóa » đồng Phục Của Công An Gọi Là Gì