TPO - Dòng sông dài 6,4 km, nhiệt độ nước sông luôn dao động từ 50 đến 90 độ C, có khúc tới 100 độ, đủ để khiến bất kỳ ai chạm vào dù chỉ vài giây cũng bị bỏng cấp độ 3.
1. Dòng sông nào nóng nhất thế giới?
icon
Sông Boiling
icon
Sông Congo
icon
Sông Nile
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Telegraph, sông Boiling nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, là dòng sông nóng nhất thế giới. Người dân địa phương gọi sông là “Shanay-timpishka”, tức “sôi sục với sức nóng của Mặt Trời”. Sông Boiling rộng khoảng 25 m và sâu 6 m nhưng chỉ kéo dài khoảng 6,4 km. Nhiệt độ nước sông luôn dao động từ 50 đến 90 độ C, có khúc tới 100 độ, đủ để khiến bất kỳ ai chạm vào dù chỉ vài giây cũng bị bỏng cấp độ3.
2. Dòng sông Boiling nằm ở nước nào?
icon
Colombia
icon
Peru
icon
Ecuador
Câu trả lời đúng là đáp án B: Peru, tên chính thức là Cộng hòa Peru, nằm ở Nam Mỹ, phía bắc giáp Ecuador và Colombia, phía đông giáp Brazil, phía đông nam giáp Bolivia, phía nam giáp Chile và phía tây Peru là Thái Bình Dương. Diện tích quốc gia khoảng 1.285.000 km2, dân số hơn 32,6 triệu, thủ đô là Lima. Năm 2011, nhà khoa học Andrés Ruzo đã tận mắt chứng kiến con sông này. Mirror thông tin anh Ruzo được nghe ông kể về Shanay-timpishka từ khi mới 12 tuổi. Theo những gì được kể lại, dòng sông là do người dân Tây Ban Nha phát hiện ra khi vào rừng sâu tìm vàng. Một số người trong đoàn khi quay trở lại nói vùng đất này nguy hiểm đầy nước độc, rắn ăn thịt người, đói khát, bệnh tật, một con sông sôi sục từ dưới đáy. Sau đó, anh còn được chính người dì của mình quả quyết đã nhìn thấy dòng sông. Vốn đang học tiến sĩ địa chất tại Đại học Southern Methodist, Ruzo thực sự tò mò về dòng sông này. Anh tham khảo từ đồng nghiệp ở trường, các công ty dầu, khí đốt và khai thác mỏ, tất cả cho rằng dòng sông không có thật vì những sông hồ nước sôi trên thế giới thường có mối quan hệ với núi lửa. Trong khi Amazon hầu như không có dấu hiệu của núi lửa nào. Mặc cho mọi giả thuyết bị phản bác, Ruzo vẫn quyết đi sâu vào rừng và lần được vị trí của dòng sông đã chữa bệnh cho người dân Ashaninka ở Mayantuyacu. Dòng sông nước sôi tưởng chừng nằm ngoài thế giới nhưng Ruzo đã khám phá ra nó. Anh đã viết một cuốn sách về dòng sông này vào năm 2016 mang tên The Boiling River, Adventure and Discovery in the Amazon (tạm dịch là Dòng sông sôi, cuộc phiêu lưu và khám phá trong rừng rậm Amazon) với hy vọng cuốn sách sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng đến kỳ quan thiên nhiên có thật và để tâm bảo vệ nó trước các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp.
3. Nơi nào nóng nhất Trái Đất có nhiệt độ như đi trên chảo nung?
icon
Sa mạc Dasht-e Lut
icon
Sa mạc Sahara
icon
Sa mạc Kalahari
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo trang Oddity Central (Anh), sa mạc Dasht-e Lut, tiếng Ba Tư có nghĩa là “vùng đồng bằng trống trải”, là một sa mạc muối lớn. Các nhà khoa học tin rằng vùng sa mạc được mệnh danh là “chảo lửa” của Trái Đất này được hình thành dưới đáy biển. Hàng triệu năm trước, sự thay đổi kiến tạo kiến đáy biển dâng cao, nước cũng dần bốc hơi do nhiệt độ tăng lên. Ngày nay, Dasht-e Lut trở thành một vùng đất cằn cỗi có diện tích khoảng 51.800 km, bốn phía bao quanh bởi các dãy núi trùng điệp. Điều này đã ngăn không khí ẩm từ Địa Trung Hải và biển Ả Rập vào sa mạc, góp phần hình thành nên nhiệt độ cao kỷ lục tại nơi đây. Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải trung bình được lắp đặt trên vệ tinh Aqua của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thực hiện các cuộc khảo sát toàn cầu từ năm 2003 đến năm 2010. Dữ liệu thu thập được cho thấy nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Dasht-e Lut là 70,7 độ C vào năm 2005. Theo dữ liệu vệ tinh, sa mạc Iran này có nhiệt độ hàng năm cao nhất trong 5-7 năm.
4. Hồ nào sau đây sôi quanh năm?
icon
Hồ nước nằm trong đảo Dominica, Caribbean
icon
Hồ Kivu, Rwanda, châu Phi
icon
Hồ Karachay, Nga
Câu trả lời đúng là đáp án A: Đây là một hồ nước sôi, nằm trong công viên quốc gia thuộc đảo Dominica, vùng Caribbean. Hồ nước này rộng 61m, sâu 59m, nước có màu xanh xám. Nhiệt độ ở rìa hồ nước này đạt khoảng 82-92 độ C, mặt hồ cũng thường phủ thêm một lớp mờ sương trắng. Rất nhiều người tò mò vì sao hồ này lại sôi quanh năm. Nguyên nhân là dưới đáy hồ có một vòi phun nước, nó có thể phun ra nhiều loại khí khác nhau như: carbon dioxide, sulfur dioxide... Những loại khí này có thể tạo ra những đợt sủi bọt cao tới 2-3m, trông như mặt hồ đang sôi sùng sục. Trên thực tế, điều kinh khủng nhất của hồ nước này không phải là nhiệt độ mà chính là khí độc. Các loài thực vật và động vật xung quanh hồ nước bị ảnh hưởng rất nhiều. Hầu hết các nhà máy đã phá sản và khu vực xung quanh không có người sinh sống.
5. Hồ nào sau đây được ví như là "hồ giết người vô hình"?
icon
Hồ Kivu, Rwanda, châu Phi
icon
Hồ Blue Lagoon, Iceland
icon
Hồ Karachay, Nga
Câu trả lời đúng là đáp án C: Hồ nước này nhìn từ xa rất đẹp, nhưng không có bất kỳ một sinh vật nào có thể sống sót bên trong. Mặt hồ nhìn rất yên bình, tĩnh lặng, trông như một hồ nước bình thường, thậm chí còn rất đẹp khi nước rất trong, phản chiếu bầu trời xanh mây trắng xuống mặt hồ. Hồ chỉ đẹp khi đứng từ xa nhìn vì bên dưới hồ nước này toàn là chất độc. Nếu đứng gần hồ nước 1 tiếng đồng hồ, người ta sẽ chết vì ngộ độc. Vì vậy, hồ nước này còn được ví như là "hồ giết người vô hình".
6. Đâu là nơi nóng nhất trái đất tồn tại sự sống của con người?
icon
Dallol
icon
Thung lũng Tử Thần
icon
Thu lũng chết
Câu trả lời đúng là đáp án A: Dallol là nơi nóng nhất trái đất, tuy nhiên vẫn là nơi sinh sống của người Afar, một bộ tộc du mục sống trong những túp lều di động. Dallol nằm trong vùng lòng chảo sa mạc Danakil, một khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía bắc Ethiopia, giáp với Eritrea. Đây là một nơi rất xa xôi và ít được khám phá nhất trên thế giới. Bên cạnh lượng nhiệt do ánh nắng mặt trời thì Dallol còn chịu nhiệt từ lưu huỳnh nóng và hồ dung nham, làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây luôn ở mức 34,4 độ C.
7. Nơi nào có nhiệt độ bề mặt nóng nhất trên Trái Đất?
icon
Thung lũng chết
icon
Sa mạc Lut
Câu trả lời đúng là đáp án B: Nghiên cứu mới về nhiệt độ bề mặt cao nhất trên Trái Đất hé lộ sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran ở Bắc Mỹ nóng hơn so với Thung lũng Chết ở Mỹ. Sa mạc Lut giữ vị trí đầu bảng về nhiệt độ mặt đất cao nhất thế giới. Từ năm 2002 đến 2019, vùng đất cát này thường xuyên chạm ngưỡng nhiệt độ cao nhất, nhiều khả năng do vị trí nằm giữa những ngọn núi, khiến không khí nóng bị giữ lại phía trên đụn cát, đặc biệt là những khu vực bao phủ bởi đá núi lửa đen. Phát hiện mới phù hợp với nghiên cứu công bố năm 2011 với kết luận sa mạc Lut là một trong những điểm nóng nực nhất trên Trái Đất. Từ năm 2004 tới năm 2007 và năm 2009, sa mạc Lut trải qua nhiệt độ bề mặt cao nhất hành tinh. Năm 2005, dữ liệu sơ bộ cho thấy khu vực có nhiệt độ lên tới 70,7 độ C, dù nhóm tác giả nghiên cứu mới nhận định ước tính trên nhiều khả năng còn thấp hơn thực tế. Từ phân tích ban đầu đó, NASA công bố phiên bản phần mềm vệ tinh mới, cho phép xác định nhiệt độ mặt đất trên Trái Đất chuẩn xác hơn. Sử dụng phiên bản cập nhật, các nhà nghiên cứu có thể kết luận nhiệt độ ở sa mạc Lut trên thực tế cao hơn 10 độ so với suy đoán trước đây. Sa mạc Sonoran nằm ở biên giới giữ Mỹ và Mexico cũng có độ nóng tương tự, dù không thường xuyên chạm ngưỡng cao nhất như sa mạc Lut. Độ cao thấp của sa mạc có nghĩa không khí ít có khả năng bốc lên cao và hạ nhiệt.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Đỗ Hợp (t/h) Xem nhiều
Giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - vừa học vừa 'xoay' - Bài cuối: Sửa sai từ đâu?
Giáo dục
Nữ giáo viên bị đề xuất kỷ luật do tổ chức dạy thêm tại nhà cho học sinh
Giáo dục
SCG Sharing the Dream: Hành trình nâng bước thế hệ trẻ
Giáo dục
Nam sinh lớp 11 chia sẻ bí quyết chinh phục 9.0 IELTS ngay lần thi đầu tiên
Giáo dục
Hà Nội tặng Giấy khen cho học sinh Olympic khoa học trẻ quốc tế
Tin liên quan
Vị trạng nguyên nào nổi tiếng với bài toán cân voi của sứ thần Trung Quốc?
Sứ thần nước Việt có vế đối chấn động vua quan nhà Thanh, được treo ở cổng Thiên An Môn?
Vị vua nào bị người đời mỉa mai là ‘tổ sư của nghề nịnh nọt’?
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Ngày xét xử tranh chấp thừa kế của NS Vũ Linh; Số phận Thảo cầm viên
Nhịp sống phương Nam TPO - Xử lý shipper, tài xế và tiếp viên xe buýt "loạn đả" trên đường; Ấn định ngày xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh; Tổ chức xe trung chuyển khách đến Bến xe Miền Đông mới;...là những tin đáng chú ý ở TPHCM trong tuần này.
Ngư dân Bình Định cứu hộ rùa biển loại nguy cấp bị dính câu, thả về đại dương
Xã hội TPO - Ngày 14/12, Chi Cục thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định) cho biết, trong quá trình khai thác thủy sản, ngư dân của tỉnh đã cứu hộ cá thể rùa biển bị dính câu và thả về đại dương.
Vụ cô gái 19 tuổi bị sát hại ở phòng trọ: Nghi can là anh rể nạn nhân
Pháp luật TPO - Qua trích xuất camera, cơ quan công an ghi nhận anh rể là người cuối cùng xuất hiện tại phòng trọ của cô gái 19 tuổi nghi bị sát hại và người này rời đi cùng với xe máy của nạn nhân. sông nóng nhiệt độ thế giới sinh sống