Dòng Thơ Trong Khối Vuông Rubic Của Thanh Thảo

Thông thường, khi tìm hiểu các đơn vị nằm trong chỉnh thể của bài thơ, người ta phải dừng lại trước hết ở đơn vị câu thơ - đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ và không bao giờ vắng mặt trong bất cứ hình thức hay thể thơ ca nào. Tuy nhiên, trong những tác phẩm thơ trước đây, đặc biệt là các tác phẩm thơ ca cổ điển, câu thơ thường là đơn vị có tính hoàn chỉnh tự thân, có tính độc lập cao, và thường mang trong nó một nội dung ngữ nghĩa trọn vẹn. Nói cách khác, nó là một đơn vị ngữ pháp hoàn chỉnh, có thể nhận diện thành phần nòng cốt, thậm chí cả những thành phần phụ. Ranh giới giữa dòng thơ và câu thơ thường trùng khít với nhau. Đến thơ ca hiện đại, sự trùng khít giữa dòng thơ và câu thơ gần như bị phá vỡ. Mặc dù vẫn có trường hợp câu thơ trùng với dòng thơ nhưng lại có nhiều trường hợp, một dòng thơ bao gồm nhiều câu thơ, ví dụ:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Vội vàng - Xuân Diệu)

và ngược lại, nhiều dòng thơ có thể chuyên chở một câu thơ, bí dụ:

tôi buộc lòng tôi với mọi người để tình trang trải với trăm nơi để hồn tôi với bao hồn khổ

gần gũi nhau thêm mạnh khối đời (Từ ấy - Tố Hữu)

Chính vì vậy, khi nghiên cứu câu thơ hiện đại, ngoài đơn vị câu thơ, người ta

vuông rubic, Thanh Thảo hầu như không sử dụng dấu chấm câu trong toàn bài thơ,

trong đó có dấu chấm kết thúc câu- một dấu hiệu cơ bản để nhận diện câu thơ. Câu thơ vì thế chỉ được nhận diện qua nội dung ngữ nghĩa và ngữ điệu kết thúc. Song, nếu chỉ căn cứ vào đó để nhận diện câu thơ và khảo sát câu thơ thì có thể rơi vào tình trạng áp đặt. Bởi vì khi không sử dụng dấu chấm câu, Thanh Thảo đã tạo ra một khoảng trống, một độ mở nhất định để độc giả đồng sáng tạo. Câu thơ kết thúc ở đâu là tùy vào cảm nhận của từng người đọc. Chính vì thế, nếu chỉ căn cứ vào nội dung ý nghĩa và ngữ điệu kết thúc để xác định câu thì có thể vẫn mang tính chủ quan. Do vậy, trong khoa luận này, chúng tôi chỉ tìm hiểu đơn vị dòng thơ- một đơn vị chứa trong nó khá nhiều điểm độc đáo của phong cách nghệ thuật Thanh Thảo.

Là một đơn vị cơ bản cấu thành nên bài thơ, dòng thơ bao giờ cũng chịu áp lực của cấu trúc thể loại mà nhà thơ lựa chọn và sử dụng. Thể loại có niêm luật, kết cấu chặt chẽ thì dòng thơ cũng tuân theo niêm luật, chịu sự chi phối nghiêm ngặt của các quy tắc kết cấu bài thơ. Thể loại tự do, không hạn định về câu chữ, không chịu sự ràng buộc của niêm luật thì dòng thơ cũng được nới lỏng, co duỗi linh hoạt. Trong Khối vuông rubic, thể thơ mà Thanh Thảo thường sử dụng là thể tự do nên dòng thơ vì thế cũng được tổ chức tương đối linh hoạt. Có những dòng thơ chỉ có một âm tiết, ví dụ: gió cát quay cuồng chiếc lá xốc áo đứng lên

lại có những dòng thơ kéo dài đến hơn hai chục âm tiết, ví dụ: Tổ quốc

nước Nga vặn mình

chín đợt mon B52 bừa qua chương đầu của bản giao hưởng lúc bộ gõ vang lên tiếng giày đinh phát xít

bấy giờ

Lêningrat là cánh rừng tôi đang ở

mùa khô cây trút lá- một khoảng thưa thoáng vàng rực trong tranh Leevitan –

tiếng ve chói sắc trên những hố bom còn khét lẹt

Tuy nhiên, sự co dãn của số âm tiết trong một dòng thơ chưa phải là một đặc

điểm nổi bật của dòng thơ Thanh Thảo. Trong Thư mùa đông, dòng thơ của Hữu Thỉnh cũng dồn nén, co duỗi một cách nhịp nhàng. Có khi dòng thơ từ ba âm tiết giãn ra thành mười âm tiết rồi đột ngột co lại hai âm tiết. Dòng thơ trong Thư viết ở

biển của Hữu Thỉnh là một ví dụ.

Anh xa em. Trăng cũng lẻ. Mặt trời cũng lẻ.

Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Xa cánh buồm một chút đã cô đơn.

Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn. Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím. Sóng chẳng đi đến đâu

nếu không đưa em đến Dù sóng đã làm anh

nghiêng ngả vì em

trong Ánh trăng của Nguyễn Duy, chúng ta cũng có thể bắt gặp những dòng

thơ có độ ngắn dài không đều như vậy, ví dụ: ngày cưới vợ

cũng là ngày xa vợ đến nay là tám năm.

Trộn vào nỗi nhớ, vào thương, từ chiến trường xa xăm là nỗi ước ao

giá mình có một thằng con nhỉ.

(Trở lại khúc hát ru)

Như vậy, có thể thấy, dòng thơ tự do với độ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh

hoạt không phải chỉ có trong Khối vuông rubic của Thanh Thảo mà là kết quả sáng tạo của tất cả những nhà thơ muốn đạp đổ những gò ép cưỡng bức của vần điệu để tìm đến một hình thức mới tự do hơn. Tuy nhiên, trên cái nền chung của những dòng thơ đầy tính tự do, Thanh Thảo vẫn tạo ra dấu ấn riêng của mình trong tổ chức dòng thơ. Mặc dù dòng thơ trong các tác phẩm của Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy có độ co duỗi khá linh hoạt thế nhưng dù ngắn hay dài thì dòng thơ trong các bài thơ viết theo thể tự do của các tác giả này thường là một kết cấu chủ- vị thể hiện một nội dung ngữ nghĩa trọn vẹn. Ranh giới giữa dòng thơ và câu thơ thường trùng khít với nhau. Trong khi đó, ở Khối vuông rubic, dòng thơ không phải bao giờ cũng chứa trong nó nội dung thông báo trọn vẹn, tức là xét về mặt ngữ pháp, nó có thể chỉ là một vế câu, thậm chí là một thành phần phụ trong nòng cốt câu. Nói cách khác, dòng thơ trong Khối vuông rubic phần nhiều là một từ hoặc một cụm từ. So với 377 dòng thơ của 20 bài thơ viết theo thể tự do trong Thư mùa đông của Hữu Thỉnh và 792 dòng thơ của 19 bài thơ viết theo thể tự do trong Ánh trăng của Nguyễn Duy thì số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Khối vuông rubic nhiều hơn hẳn. Điều này thể hiện rõ qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thống kê số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong «Khối vuông rubic » của Thanh Thảo, « Thư mùa đông » của Hữu Thỉnh và « Ánh trăng » của Nguyễn Duy.

là cụm từ/ từ

dòng thơ

Thanh Thảo Khối vuông rubic 409 840 48.6%

Hữu Thỉnh Thư mùa đông 75 377 19.9%

Nguyễn Duy Ánh trăng 322 792 40.6%

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy, số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Khối vuông rubic có tỉ lệ cao hơn hẳn số lượng dòng thơ là từ/ cụm từ trong Thư mùa đông của Hữu Thỉnh và Ánh trăng của Nguyễn Duy. Điều đó cho thấy, nội dung

ngữ nghĩa cũng như mạch cảm xúc trong Khối vuông rubic của Thanh Thảo rất ít khi chỉ được thể hiện trong một dòng thơ mà tuôn chảy, tràn sang những dòng thơ khác tạo nên hiện tượng vắt dòng khá phổ biến trong tập thơ này. Khảo sát 10 bài thơ của tập thơ này, chúng tôi thấy, hiện tượng vắt dòng xuất hiện 215 lần. Trong khi đó, ở tập thơ Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, hiện tượng vắt dòng xuất hiện 75 lần trên tổng số 20 bài thơ, ở tập Ánh trăng của Nguyễn Duy, hiện tượng này xuất hiện 117 lần trên tổng số 19 bài thơ. So với hai tập thơ của Nguyễn Duy và Hữu Thỉnh thì Khối vuông rubic của Thanh Thảo có số lượng câu thơ vắt dòng cao hơn rất nhiều. Điều đặc biệt là hiện tượng vắt dòng trong Khối vuông rubic của Thanh Thảo không chỉ giới hạn trong hai hay ba dòng thơ mà tràn xuống rất nhiều dòng thơ, thậm chí là kéo dài trong cả khổ thơ. Và đoạn thơ sau đây là một trong những ví dụ tiêu biểu:

một thế hệ// mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm// nặng hơn nòng cối tám hai vẫn thường vác trên vai

một thế hệ// thức nhiều hơn ngủ xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

bằng rất nhiều lối mới

Do sự xuất hiện khá phổ biến của hiện tượng vắt dòng nên dòng thơ của Thanh Thảo rất ít khi là một câu có nội dung ngữ nghĩa trọn vẹn. Muốn hiểu được ý nghĩa của dòng thơ, người đọc phải đặt nó trong quan hệ ngữ đoạn với những dòng thơ tiếp theo, và đôi khi, còn phải đặt nó trong quan hệ với cả khổ thơ. Vì vậy, khổ thơ lúc này trở thành một đơn vị để người đọc xác định nội dung ngữ nghĩa của dòng thơ, ví dụ:

từ nước Pháp ông chủ nô đến nước Pháp người nô lệ

từ những bông hồng kiêu kì đến những bông hồng nhục nhã con tàu ấy đã đi qua

Trái ngược hoàn toàn với hiện tượng vắt dòng, trong Khối vuông rubic, ở nhiều bài thơ viết theo thể tự do, còn có hiện tượng một dòng thơ là một từ hoặc một cụm từ đứng tách bạch hẳn, tự mình làm nên một khổ thơ riêng, dường như không có mối liên hệ ngữ đoạn với dòng thơ trước và sau nó. Chẳng hạn, trong Đêm trên cát, từ bao giờ và cụm từ sẽ tới lúc chăng cứ trở đi trở lại trong bài thơ nhưng mỗi lần xuất hiện nó đều đứng tách bạch hoàn toàn với các đoạn thơ, khổ thơ khác:

bao giờ

ta không định ra đi hay ở lại hoa gạo trong sương sớm

nung nấu lòng kẻ xa ……..

bao giờ câu hát thời bé dại

“ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng” sẽ tới lúc chăng

Tuy nhiên, khi đặt những dòng thơ này trong chỉnh thể bài thơ, ta lại thấy những từ ngữ lại tạo ra một sức gợi, một sức ám ảnh vô cùng lớn. Giữa những dòng thơ thể hiện sự suy tàn của triều đại: những con cá vàng ngủ mê trong điện Thái

Hòa/ cặp mắt giấu sau bóng tối/ tiếng thở dài, giữa những dòng thơ thể hiện tâm

trạng u uất, bế tắc của nhân vật: khoảnh khắc ta hụt hẫng/ mây dưới chân tan loãng

rã rời, những từ “bao giờ”, “sẽ tới lúc chăng” hiện lên như những câu hỏi đầy nhức

nhối về mong muốn thoát khỏi sự cương tỏa của triều đình hủ bại, của cuộc đời đầy tăm tối. Đặt những từ này trong toàn bài thơ, ta thấy nó giống như một khoảng lặng trong tâm hồn nhân vật trữ tình, khoảng lặng của con người đang “cắn răng chịu rét mà chờ lộc non”, mong muốn một ngày làm được cái điều chưa bao giờ dám nói ra: “ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng”.

Một ví dụ khác, trong Đàn ghita của Lorca, giữa những dòng thơ mang đậm thi pháp thơ tượng trưng, dòng thơ lila-lila-lila xuất hiện hai lần như một chuỗi âm thanh mơ hồ khó giải thích cũng trở thành một điểm nhấn ngôn từ của tác phẩm này. Giữa những chuỗi ngôn từ sắc gọn của bản đàn được đan dệt theo âm hưởng của điệu Flamenco, tiếng lila – lila – lila vang lên như một cú “vê” ghita mượt mà, tha thiết, tạo nên một dư hưởng khoáng đạt, mênh mang, nhẹ nhàng như tâm hồn phóng khoáng của con người xứ sở Tây Ban Nha. Và hơn thế nữa, sự xuất hiện của những dòng thơ này “một mặt có tác dụng làm nhòe đường viền ý nghĩa của từng hình ảnh, biểu tượng đã được ném ra chừng như lộn xộn, mặt khác, đảm nhiệm một phần chức năng liên kết chúng lại thành một thực thể, nhằm biểu hiện tốt nhất cái nhìn nghệ thuật của tác giả và giải phóng bài thơ ra khỏi sự trói buộc của việc thuật, kể những chuyện đã xảy ra trong thực tế” [6, tr.21]. Với kiểu tạo điểm nhấn

ngôn từ như vậy, Thanh Thảo đã khiến cho mỗi dòng thơ trong tác phẩm của ông một trọng lượng riêng, một giá trị riêng. Và nếu loại bỏ đi những dòng thơ đặc biệt đó, giá trị nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều.

Tóm lại, qua những phân tích trên, có thể thấy, dưới áp lực của thể loại, dòng thơ trong Khối vuông rubic được Thanh Thảo tổ chức khá linh hoạt. Cùng với thể thơ, dòng thơ trong Khối vuông rubic đã thể hiện mong muốn bứt phá ra khỏi giới hạn câu chữ và các quy tắc vần nhịp của thể thơ cách luật để tìm đến những hình thức biểu đạt mới tự do hơn, phóng túng hơn của hồn thơ Thanh Thảo.

Từ khóa » Khối Vuông Ru Bích