Dòng Tiền Và Lợi Nhuận Trong Kinh Doanh - Viện Kế Toán

Trang chủ Tin Tài Chính Dòng tiền và lợi nhuận trong kinh doanh Dòng tiền và lợi nhuận trong kinh doanh Dòng tiền là gì? Dòng tiền (Cash Flow) được hiểu là dòng chảy của tiền, sự chuyển động vào, ra của đồng tiền (tức là thu và chi) trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm tài chính nào đó. Ví dụ: Khi chúng ta mua một món hàng tại cưa hang nào đó và trả tiền thì số tiền đó là dòng tiền ra. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, thu góp vốn… thì đó là dòng tiền vào. Dòng tiền trong doanh nghiệp âm, tức là chi nhiều hơn thu trên sổ sách về lý thuyết thì không có, nhưng trong kinh doanh thì doanh nghiệp xuất hiện dòng tiền âm, bổ sung thêm tiền bằng cách vay mượn, huy động thêm vốn… Có rất nhiều nguyên nhân, có thể do kinh doanh thua lỗ, có thể do doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng… Vì vậy cần phải xem xét yếu tố ảnh hưởng để quản trị tốt dòng tiền. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo ra được một dòng tiền dương, tức là làm sao để nhận tiền vào nhiều hơn chi tiền ra. Điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề với dòng tiền của mình. Nếu doanh thu không ổn định, việc thanh toán các chi phí thường xuyên như tiền lương, điện, nước… cũng gặp nhiều khó khăn. Giữ được cho dòng tiền luôn dương là một điều rất “tuyệt” đối với doanh nghiệp nhỏ. Và để báo cáo tình hình dòng tiền của mình, các công ty sẽ lập ra một bản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo này sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về dòng tiền của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Sự khác nhau giữa dòng tiền và lợi nhuận? Dòng tiền phản ánh kết quả của việc thu tiền vào và chi tiền ra, trong khi lợi nhuận là phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nào đó cho dù có thu được tiền hay chưa thu được tiền thì lợi nhuận vẫn được ghi nhận, chính vì vậy, nhiều người nhầm tưởng việc bán được hàng là đã có lợi nhuận, lợi nhuận đó mới chỉ trên giấy, chuyện gì xảy ra nếu không thu được tiền? Và ngược lại, bạn thu được tiền mặt chưa chắc đã có lời, bạn thu được tiền nhưng bán lỗ thì sao? Do vậy, dòng tiền và lợi nhuận là hai khái niệm liên quan với nhau nhưng lại khác nhau. Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Ví dụ đơn giản: Bạn mở một công ty, tháng đầu tiên hoạt động bạn thu được 10 triệu tiền bán hàng. Anh bạn thấy bạn buôn bán có lời, thế là liền đầu tư thêm cho bạn 200 triệu nữa. Vậy ở đây Dòng tiền vào = 200 + 10 = 210 triệu. Trong khi đó doanh thu của bạn chỉ có 10 triệu mà thôi. Những điểm mạnh trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp nhỏ và vừa? Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết phải xây dựng, thiết kế cho doanh nghiệp của mình có kế hoạch dòng tiền ổn định. Trong tam giác B-I của tác giả Robert T. Kiyosaki, thì điều đầu tiên một doanh nghiệp cần có và xây dựng chính là dòng tiền. Những điểm mạnh cần thiết kế đó là:
  • Cần chú trọng xây dựng được hệ thống các quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tiền lương và khen thưởng làm bộ khung cho quản trị dòng tiền, hoạt động quản trị có tính linh hoạt và năng động cao nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
  • Doanh nghiệp cần xây dựng được kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn để cân đối thu chi thường xuyên, sử dụng ít nợ vay trong hoạt động kinh doanh, dựa nhiều vào nguồn vốn chủ sở hữu giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.
  • Việc xây dựng được những chỉ tiêu kiểm soát thường xuyên như: giá thành, doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh, thực hiện phân tích tài chính định kỳ để kiểm soát tình hình tài chính và tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Những hạn chế trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp nhỏ và vừa? Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi bước đầu kinh doanh, khó khăn nhất là duy trì dòng tiền dương để tồn tại. Việc kiểm soát được các khó khăn trong quản trị dòng tiền có ý nghĩa quan trọng, để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các điểm yếu doanh nghiệp cần lưu ý về dòng tiền:
  • Đa số các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng và truyền đạt chiến lược công ty trong nội bộ doanh nghiệp. Chiến lược là cơ sở để phân bổ nguồn lực tiền mặt hiệu quả. Việc không xây dựng được một chiến lược rõ ràng khiến cho công ty thiếu đi cơ sở quan trọng nhất để phân bổ hiệu quả nguồn lực tiền mặt. Những lý do chính thường được đưa ra là hoạt động kinh doanh có độ ổn định thấp, tính không chắc chắn cao nên khó trong việc xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, như nhiều nhà quản trị đã phát biểu, việc có một kế hoạch chiến lược không hoàn hảo thì tốt hơn nhiều so với việc không xây dựng chiến lược. Ngoài ra, các công ty chưa chú trọng việc thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh trong việc lập kế hoạch chiến lược.
  • Chưa xây dựng các chỉ tiêu đo lường chiến lược: Điều này khiến cho việc xây dựng chiến lược vẫn dừng lại ở những yếu tố định tính, khó tạo cơ sở hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả của việc thực thi chiến lược. Các cuộc họp của ban quản trị cấp cao còn tập trung quá nhiều đến các vấn đề tác nghiệp, dành ít thời gian cho việc bàn luận các vấn đề chiến lược.
  • Các doanh nghiệp cũng rất hạn chế xây dựng kế hoạch dòng tiền trong dài hạn (3 - 5 năm) gắn với chiến lược, bên cạnh đó, các kế hoạch ngân sách chi được xây dựng độc lập, hoặc phục vụ cho các mục tiêu riêng lẻ và không phù hợp, tách biệt với chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Việc lập kế hoạch dòng tiền chưa thực hiện phân tích độ nhạy/ phân tích tình huống và kiểm nghiệm sức chịu đựng trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm.
  • Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có các chuyên viên tài chính chuyên nghiệp tách khỏi bộ phận kế toán, phần lớn là làm việc kiêm nhiệm nhưng chủ yếu vẫn là nhiệm vụ kế toán. Năng lực và tầm quan trọng của bộ phận tài chính vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ, kế toán trưởng thường chủ yếu phụ trách mảng kế toán trong khi mảng tài chính vẫn do Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị đảm nhiệm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa ban hành cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ quản trị dòng tiền/ nghiệp vụ tài chính dẫn đến các bộ phận thường gặp khó khăn khi thực hiện các nghiệp vụ này.
Tin liên quan : Quản lý tài chính cá nhân có dễ dàng như mọi người thường nghĩ Nghiệp vụ kế toán cơ bản công ty xây dựng Điều kiện để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, mới nhất Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Dịch vụ thành lập công ty cổ phần nhanh chóng chỉ trong 3 ngày Những điều cấm trong việc đặt tên công ty/doanh nghiệp theo quy định Tổng quan về Bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT LÀ AI? TẠI SAO NÓ LẠI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG? Bình Dương: Chính thức công bố Tân Uyên lên thành phố Các thủ tục, hồ sơ để đăng ký, gia hạn chữ ký số và cách sử dụng chữ ký số 5 yếu tố quyết định chiến lược kinh doanh có hiệu quả hay không 7 bước để có trải nghiệm khách hàng vượt trội Cập nhật 2023: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty mất khả năng thanh toán Dịch vụ thành lập công ty chuẩn 2021 Kê khai thuế ban đầu có phức tạp như mọi người thường nghĩ Thành lập công ty
  • Thành lập công ty Cổ phần
  • Thành lập văn phòng đại diện
  • Thành Lập Công Ty Trọn Gói
  • Thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là gì?
Dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ đại lý chữ ký số
  • Đặt in hóa đơn VAT
  • Dịch vụ Đại lý thuế
  • Dịch vụ Hóa đơn điện tử
  • ĐỐI TÁC
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN
  • Kỹ năng xử lý nghiệp vụ kế toán tổng hợp ghi chép bằng tay
  • Kỹ năng xử lý nghiệp vụ kế toán - Kế toán tổng hợp ứng dụng phần mềm
TÀI CHÍNH
  • Tư Duy Tài Chính Khởi Nghiệp
  • Tham gia Workshop
  • Về Robert Nguyễn Huy
  • Giới Thiệu Sách
  • Lịch Khai Giảng
Copyright © 2018 by VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM Liên hệ Tư vấn (24/7)0916.636.419
Yêu cầu báo giá
Họ Tên Điện thoại Email Gửi
Báo giá dịch vụ kế toán trọn gói
Họ Tên Điện thoại Email Gửi

Từ khóa » Thay đổi Tiền Mặt Ròng Là Gì