Đồng Tiền Vạn Lịch - Cổ Tích Việt Nam

Truyện mới

  • Sự tích dưa hấu

  • Sự tích trầu, cau và vôi

  • Thần trụ trời

  • Vàng lấy con vua

  • Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

  • Ba anh em

  • Anh chàng nghèo khổ

  • Sự tích trái sầu riêng

  • Sự tích cây huyết dụ

  • Sự tích chim hít cô

  • Anh và em gái

  • Sự tích hoa cẩm chướng

  • Công chúa ngủ trong rừng

  • Chó sói và bảy chú dê con

  • Bà chúa tuyết

  • Ba sợi tóc vàng của quỷ

  • Chú mèo đi hia

  • Người nghèo, người giàu

  • Thạch Sanh

  • Sự tích chim tu hú

  Đồng tiền Vạn Lịch Trước Tiếp theo Đánh giá: 5/5 - 4 phiếu

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xửa ngày xưa có một người tên là Vạn Lịch làm nghề lái buôn ở vùng nọ. Việc buôn bán của hắn ta rất thuận lợi, hàng năm thu về được không biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải. Số tài sản mà hắn có được xếp vào hạng nhất nhì cả vùng. Hắn phải có tới trăm chiếc thuyền chuyên dùng để chở hàng hóa. Hắn còn có một chiếc thuyền riêng, chiếc này rất lớn, còn có cả buồng nằm, buồng ăn,... chẳng khác gì một ngôi nhà trên đất liền cả. Hắn còn dùng rất nhiều đồ trang sức làm từ gấm vóc để đặt quanh chỗ ngồi của mình. Đồ dùng thì toàn bằng vàng bằng bạc.

(Đọc truyện cổ tích Bác sĩ Vạn Năng)

Hơn nữa Lịch còn có người vợ rất trẻ đẹp tên là Mai thị. Mỗi lần phải đi buôn bán ở xa nhà thì hắn thường hay nghi ngờ vợ không thật lòng với mình. Tính hắn lại còn xét nét từng tý một, khiến cho Mai thị tuy rằng có được cuộc sống sung sướng nhưng lại khổ tâm vô cùng.

Vào một ngày, thuyền của Vạn Lịch nghỉ tại một bãi vắng. Nàng Mai thị không có việc gì làm bèn ngồi ở trước mũi thuyền mà nhìn ngắm quang cảnh chung quanh. Đột nhiên từ đâu có người đánh giậm đi đến bên cạnh thuyền để xin miếng trầu. Vì thấy người đó chỉ đóng khố, cả người lại lấm láp vô cùng, Mai thị cũng thương hại mà hỏi thăm đôi câu, sau đó cầm cơi vàng của mình, lấy ra mấy miếng trầu đưa cho.

Không ngờ đúng lúc ấy, Lịch vốn ngủ trong buồng lại tỉnh giấc đi ra ngoài, trông thấy vậy thì nổi cơn ghen tuông. Đợi cho người đánh giậm đã đi xa thì hắn ta mới bắt đầu gây gổ với Mai thị, hắn xỉ vả nàng vô cùng thậm tệ. Dù cho Mai thị có nói hết nước hết cái, dù nàng có thề thốt bao nhiêu thì hắn cũng chẳng chịu nghe một lời. Sau đó hắn liền đem xống áo vứt trả cho nàng, sau đó còn vứt cho nàng thêm một thoi vàng cùng một thoi bạc rồi đuổi nàng đi.

Mai thị bị chồng ruồng bỏ, nàng bơ vơ trên bãi biển mà chẳng biết làm sao. Rồi nàng lại gặp người đánh giậm khi nãy, nàng gạt hết nước mắt mà đem sự tình của mình kể lại. Người đánh giậm nghe xong thì ngẩn cả người, cũng chẳng hiểu chuyện gì cả. Lúc biết là anh ta còn chưa cưới vợ, hiện sống một thân một mình, Mai thị liền nói:

- Hắn đã nói tôi với anh dan díu. Âu cũng là do số của tôi không được lấy kẻ giàu sang, vậy tôi xin được lấy anh làm chồng, sau này dù có khổ sở ra sao thì tôi cũng cam chịu. Chúng ta cùng làm ăn mà nuôi nhau.

Nghe Mai thị nói vậy, anh đánh giậm cũng chẳng biết phải từ chối như thế nào, sau cùng thì vẫn phải dẫn nàng về chỗ túp lều cũ dựng bên sông của mình. Và rồi họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày thì người chồng vẫn theo nghề cũ, người vợ lại ở nhà mà chăn thêm con gà con vịt. Tuy rằng cuộc sống nghèo khó nhưng lại rất ấm êm, chẳng bao giờ họ có chuyện xô xát cả.

Thời gian như thoi đưa, vèo cái đã ba năm qua. Vào một ngày trời mưa, người chồng rỗi việc nên ở nhà, người vợ ngồi đó vá quần áo. Người chồng ngồi trông đàn gà, thấy chúng cứ thi nhau mà mổ thóc trong thúng, sẵn tiện thấy có thỏi vàng để trong thúng khâu của vợ, hắn cũng chẳng biết đấy là vật gì nên cầm luôn để ném đám gà kia. Không may là ném mạnh quá nên thỏi vàng bay luôn xuống dưới sông. Tiếc của, người vợ trách:

- Ô kìa, người đâu mà lại ngu đần thế chứ! Anh biết vừa nãy đã ném mất cái gì không hả?

Người chồng tỉnh bơ đáp lại:

- Chả biết.

- Trời ạ, đấy là vàng, là thứ quý giá nhất trên đời này đấy.

- Ơ, cái đấy thì thiếu gì chứ. Lần trước đi bắt cá chỗ vũng kia thì tôi nhặt được nhiều lắm, nhưng mà chẳng biết làm gì nên vứt lại rồi.

Giờ thì đến lượt người vợ ngẩn người. Sau đó nàng vội vàng giục chồng mình đi nhặt về. Người chồng cũng nghe lời vợ mà đi, một lúc sau đem về rất nhiều vàng, quả nhiên là vàng thật, hơn nữa, trên mỗi thỏi vàng ấy lại có dấu hiệu đặc biệt của Vạn Lịch.

Hóa ra là từ ngày Vạn Lịch đuổi vợ đi, công việc buôn bán bị thua lỗ nhiều. Trong một lần đi buôn, thuyền không may gặp bão nên bị đắm, tuy là Lịch thoát thân nhưng tất cả của cải, vàng bạc đều chìm hết xuống dưới nước, sau đó thì dạt hết vào đây. Vậy là kho vàng kho bạc ấy của Lịch bây giờ thuộc về vợ chồng của Mai thị.

Kể từ ngày có của ăn của để, Mai thị cho xây nhà dựng cửa đoàng hoàng, cũng mua đồ ăn cái mặc cho chồng tử tế. Vì thấy chồng của mình ngờ nghệch quá nên nàng mới dặn phải năng đi chơi bời cùng mọi người, để mà học thêm cái khôn cái khéo, có vậy mới mong được nở mặt với đời được.

Người chồng cũng răm rắp nghe theo lời vợ dạy, tìm vào trong xóm để bắt chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên khi chàng bắt chuyện làm quen thì chẳng có ai quan tâm cả, vì họ chẳng muốn chơi cùng một thằng vừa nghèo lại vừa đần độn nổi tiếng trong vùng. Liên tục mấy hôm hắn chỉ đi không rồi về. Người vợ hỏi:

- Thế đã chơi được với người nào chưa?

- Chưa.

Thấy vậy thì Mai thị cũng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, nàng thì thầm một mình:

- Người gì mà u mê được thế. Cả mấy ngày trời mà cũng chẳng quen thêm được ai cả. Họa chăng có chơi với phỗng mà thôi!

Người vợ lầm bầm như vậy, nhưng chồng nghe được lại cứ tưởng là vợ đang bảo mình nếu không chơi được với người rồi thì hãy cứ đi chơi cùng với phỗng. Vì vậy hắn liền tìm đến chỗ ngôi đền vắng rất xa xóm làng.

Hắn cứ lân la tới toan làm quen cùng mấy tượng phỗng được đặt ở hai bên của sân đền. Vì thấy mấy bức tượng phỗng này tượng nào tượng nấy đều nhe răng cười, thì hẵn cũng học mà cười theo, sau đó còn quàng vai rồi bá cổ tượng giống như là chơi đùa cùng với người thật vậy.

Không chỉ thế, hắn còn ra chợ mua bún lòng tới để mời phỗng ăn cùng, hắn nhét cho mỗi bức tượng một miếng. Nhưng mà lại chẳng thấy tượng phỗng nói năng gì, hắn tức mình liền xô phỗng ngã lăn từ trên bệ xuống dưới đất, rồi hậm hực bỏ về nhà. Tới khi được vợ hỏi thì hắn cũng thành thực mà kể lại mọi chuyện. Mai thị nghe xong chỉ biết giẫm chân mà kêu trời, sau cũng đành giữ hắn ở nhà để mà dạy khôn.

Có ai ngờ được rằng ngôi đền nơi anh đánh giậm kia đến chơi lại chính là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi tượng phỗng bị anh kia xô đổ thì nhà vua tự nhiên bị đau và bại hẳn nửa người. Danh y khắp nơi được triệu kiến vào trong cung nhưng chẳng người nào đủ cao minh để chữa được bệnh của thiên tử cả.

Có một quan thái bốc liền gieo quẻ rồi báo tin ngôi đền bị động. Vì vậy triều đình lập tức phái quan binh về để làm lễ tạ. Và họ cũng chú ý tới bức tượng phỗng ở sân đền bị đổ kia. Tuy nhiên, lúc mà họ dựng tượng dậy, điều kì lạ đã xảy ra, dù có hàng chục người cùng mó vào nhưng vẫn chẳng thể nâng được. Quan liền cho gọi mấy tên cơ lính tới dùng đòn dây cùng khiêng, ấy vậy mà vẫn chẳng ăn thua, tượng phỗng vẫn chẳng hề nhúc nhích một chút nào.

Tin ấy được truyền về kinh đô khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng, vì vậy lập tức hạ lệnh cho hầu cận dán yết bảng thông báo cho tất cả dân chúng trong nước rằng, chỉ cần người nào có thể dựng tượng phỗng lên thì sẽ được hậu thưởng.

Mai thị hôm ấy đi chợ, vô tình đi qua nên trông thấy yết bảng, khi về nhà mới hỏi chồng mình:

- Hôm ấy thì anh làm sao mà đẩy ngã được bức tượng phỗng xuống thế?

Hắn đáp cụt lủn:

- Tôi khẽ đẩy là nó đổ ngay.

- Vậy giờ có dựng nó lên được không?

- Tôi làm gì chả được.

Thế là Mai thị liền dẫn chồng tới giật yết bảng và xin quan cho chồng mình được vào thử nâng tượng. Quả nhiên, anh đánh giậm chỉ mó tay vào là tượng kia đứng được lên ngay.

Cũng kể từ hôm ấy thì nhà vua được khỏi bệnh. Nhà vua rất vui mừng, vì thế nên sai người đem rất nhiều vàng bạc để thưởng cho hai vợ chồng. Nhưng mà họ lại từ chối, chỉ xin được làm chân tuần ty ngay sông Cả mà thôi.

Bởi vì chức tuần ty này chỉ ngồi thu thế, cũng không nhất thiết phải biết chữ nghĩa nên nhà vua cũng ưng thuận. Sau đó vợ chồng Mai thị lập tức tới nhậm chức. Lại sẵn có vàng bạc nên họ liền thuê người xây nhà rất lớn ở ngay cửa sông. Kể từ đó trở đi thì họ cũng nổi tiếng là giàu có một vùng.

Vào một ngày, thuyền buôn của Vạn Lịch phải đi qua đây, Lịch đỗ lại và phái người đi nộp thuế. Biết tin, Mai thị hạ lệnh bắt buộc chủ thuyền phải tự mình đến nộp thuế. Khi vào công đường thì Lịch vô cùng ngạc nhiên vì thấy người đang ngồi trước án kia lại chính là vợ cũ cùng người đánh giậm trước kia. Mai thị liền mỉa mai mà bảo hắn rằng:

Biết rằng anh vẫn đi buôn,

Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.

Dù anh buôn bán xa gần,

Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe vợ cũ nói vậy thì Vạn Lịch xấu hổ vô cùng. Hắn liền từ tạ mà trở lại thuyền. Sau đó, vì vừa thẹn lại vừa uất, nghĩ mình chẳng còn tí mặt mũi nào để gặp lại vợ nữa. Đoạn hắn liền lấy giấy mực ra làm kê khai, đem hết của cải của mình ra biếu Mai thị để chuộc lại lỗi lầm xưa, sau đó thì tự tử.

Khi biết tin này thì Mai thị cũng hối hận lắm, nàng vốn chẳng không muốn ép Vạn Lịch tới bước ấy, nhưng ai ngờ đâu. Sau đó nàng liền đem hết số tài sản mà Vạn Lịch để lại cho mình mà tâu xin nhà vua được đúc ra một thứ tiền tên là "Vạn Lịch", sau đó đem đi phân phát cho người nghèo khổ khắp cả nước.

Ngày nay thì thi thoảng vẫn có người nhặt được vài đồng tiền ấy. Trong dân gian còn truyền nhau câu hát là:

"Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,

Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu."

(Hãy đọc thêm truyện cổ tích hay Truyền thuyết về thần Tô Lịch nhé)

truyện cổ tích , đồng tiền vạn lịch , ngày xửa ngày xưa , ghen tuông

Xem ngay truyện hay khác

  1. Vàng lấy con vua (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Ba sợi tóc vàng của quỷ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Con lợn ống tiền (Tạo lúc: 12/03/2015)
  4. Chử Đồng Tử (Tạo lúc: 17/03/2015)
  5. Ba cô tiên (Tạo lúc: 24/03/2015)
  6. Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột (Tạo lúc: 24/03/2015)
  7. Sự tích hoa mai vàng (Tạo lúc: 25/03/2015)
  8. Con rùa vàng (Tạo lúc: 20/04/2015)
  9. Nàng tiên thứ chín (Tạo lúc: 21/04/2015)
  10. Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử (Tạo lúc: 17/05/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

  • Facebook

Tìm kiếm

Danh mục

  • Thần thoại (1479)
    • Thần thoại Bắc Âu (105)
    • Thần thoại châu Âu (48)
    • Thần thoại Ai Cập (67)
    • Thần thoại Celtic - Ireland (62)
    • Thần thoại Việt Nam (164)
    • Thần thoại Hy Lạp (331)
    • Thần thoại Baltic - Litva (5)
    • Thần thoại Ấn Độ - Hindu (66)
    • Thần thoại La Mã (17)
    • Thần thoại Ả Rập (10)
    • Thần thoại Nhật Bản (110)
    • Thần thoại Slavic - Người Slav (Xla-vơ) (26)
    • Thần thoại Triều Tiên (40)
    • Thần thoại Trung Hoa (84)
    • Thần thoại Aztec (23)
    • Thần thoại Maori (17)
    • Thần thoại Lưỡng Hà (24)
    • Thần thoại Polynesia - các quần đảo (17)
    • Thần thoại Philippines (42)
    • Thần thoại người Semitic (6)
    • Thần thoại người Inca (10)
    • Thần thoại Maya (10)
    • Thần thoại Trung Đông - Cận Đông (11)
    • Thần thoại Ba Tư và Hỏa Giáo (21)
    • Thần thoại người da đỏ - châu mỹ - bắc mỹ (47)
    • Thần thoại Brazil (7)
    • Thần thoại Romania (2)
    • Thần thoại châu Phi (29)
    • Thần thoại Trung Á (6)
    • Thần thoại Australia (17)
    • Thần thoại Mã Lai - Malaysia (30)
    • Thần thoại của người Yoruba (16)
    • Thần thoại Campuchia (2)
    • Thần thoại Thái Lan (7)
  • Truyện cổ nhà Phật (176)
  • Cổ tích Việt Nam (486)
  • Truyện cổ Grimm (202)
  • Cổ tích thế giới (117)
  • Truyện cổ Andersen (93)
  • Cổ tích Nhật Bản (147)
  • Truyền thuyết Việt Nam (178)
  • Truyện xưa tích cũ (102)
  • Nghìn lẻ một đêm (45)
  • Những câu truyện cổ tích Nga (10)
  • Truyện cổ Do Thái (33)
  • Truyện cổ Tây Tạng (34)
  • Truyện cổ Ả Rập (14)
  • Truyện cổ Xyri (14)
  • Truyện cổ Philippines (15)
  • Truyện ngụ ngôn (193)
  • Truyện cổ Trung Quốc (29)

Chủ đề hay bạn quan tâm

vợ chồng truyện cổ tích truyện cổ grimm truyện cổ andersen truyền thuyết việt nam truyền thuyết rồng trằn tinh tiều phu thiên đàng than lua thợ săn thổ địa thọ thần thoại việt nam thần mặt trời thần kim quy thần khổng lồ thăng long thông minh thánh pétrus thánh mẫu số phận sơn tinh thủy tinh sơn tinh rồng quả dứa phù thủy nghèo khổ ngọc hoàng ma qủy mùa xuân long vương lửa thần khai thiên lập địa hoàng tử con khỉ chĩnh khí long đỗ công chúa bảy con quạ đức phật

Hài hước - vui nhộn

  • Trạng Quỳnh
  • Truyện cười Vova
  • Việt Nam vô đối
  • Tam Quốc chế cực hài
  • Cười tình cảm
  • Thơ - triết lý - ca dao siêu chuối

Từ khóa » đồng Tiền Vạn Lịch Tóm Tắt