Động Từ Là Gì? Phân Loại, Chức Năng động Từ Trong Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN NHÀ TUYỂN DỤNG Email * Mật khẩu * Đăng nhập Bạn quên mật khẩu?Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Xóa thông báo Tìm gia sư Lớp cần tuyển Gia sư Bảng giá Cẩm nang gia sư Đăng tin Đăng nhập Đăng ký Trang chủ Blog Cẩm nang gia sư Động từ là gì? Phân loại, chức năng động từ trong tiếng Việt chuẩn Động từ là gì? Phân loại, chức năng động từ trong tiếng Việt chuẩnCHIA SẺ BÀI VIẾT
Động từ là những từ chỉ hành động của người, vật. Cùng tìm hiểu các loại động từ trong tiếng Việt cũng như chức năng của nó với những ví dụ cụ thể qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
- 1. Động từ là gì?
- 2. Tính chất của động từ trong tiếng Việt
- 2.1. Phân loại động từ trong tiếng Việt
- 2.2. Khả năng kết hợp của động từ
- 2.3. Chức năng của động từ
- 3. Bài tập về động từ Tiếng Việt
1. Động từ là gì?
Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người hoặc vật. Ví dụ động từ chỉ hành động: đi, chạy, nhảy, bơi lội, động từ chỉ trạng thái: tồn tại, vui, buồn...
Động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ:
- Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Nó chạy)
- Ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (Vd: Nam ghét cá)
2. Tính chất của động từ trong tiếng Việt
2.1. Phân loại động từ trong tiếng Việt
Dựa theo tính chất của động từ, động từ được chia thành động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.
-
Động từ chỉ hành động: chơi, nhảy, chạy,...
=> Động từ chỉ hành động dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn
-
Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận, lo lắng,...
=> Động từ chỉ trạng thái dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” như “ăn xong”, “làm xong”,...Còn động từ chỉ trạng thái thì không thể kết hợp được với từ xong, chúng ta sẽ không nói “vui xong”, “buồn xong”, “lo lắng xong”,...
Động từ chỉ trạng thái cũng được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như:
-
Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, hết, có,..
Ví dụ: Anh còn đó không?
-
Động từ chỉ trạng thái biến hóa, thay đổi: thành, hóa, trở nên...
Ví dụ: Cái cây bỗng trở nên tươi tốt
-
Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,..
Ví dụ: Anh ta bị đánh cho nhừ đòn
-
Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,..
Ví dụ: Cậu ấy cao bằng tôi, anh thua rồi, chiều cao của cậu hơn tôi,..
Dựa theo vai trò trong câu, động từ được chia thành “nội động từ” và “ngoại động từ”. Nội động từ là những động từ chỉ hành động của đối tượng, thường không tác động vào đối tượng nào khác. Ngoại động từ là những động từ chỉ tác động của chủ thế lên một đối tượng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
-
Nội động từ: nằm, đi, đứng,...
-
Ngoại động từ: yêu, ghét, kính trọng,...
Để phân biệt được nội động từ, ngoại động từ trong tiếng Việt, bạn có thể đặt những câu hỏi như “ai, cái gì”, nếu có thể dùng bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì động từ đó là ngoại động từ, còn nếu cần sử dụng quan hệ từ thì đó là nội động từ.
Ví dụ: yêu thương ai => yêu thương con. (“yêu thương” là ngoại động từ)
Lo lắng cho ai => lo lắng cho con (“lo lắng” là nội động từ, vì có quan hệ từ “cho”, không thể đặt câu hỏi “lo lắng ai” được).
Một số “nội động từ” (là những động từ chỉ hành động trực tiếp của đối tượng, không có sự tác động lên sự vật, sự việc, đối tượng khác), cũng được xem là động từ chỉ trạng thái như: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...
Ví dụ: Ăn xong anh ấy đi nằm, cô ấy rất lo lắng, hôm nay tôi buồn,...
Một số động từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. Ví dụ như : suy tư,..
Các từ chuyển nghĩa được coi là động từ chỉ trạng thái, ví dụ:
-
Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)
=> Từ “đi” trong câu thơ trên được hiểu với nghĩa “chết”, đây là từ chuyển nghĩa vì vậy được xếp vào động từ chỉ trạng thái trong tiếng Việt.
-
Bác ấy đã đứng tuổi rồi.
=> Từ “đứng” trong câu trên có nghĩa “già”, đây là từ chuyển nghĩa nên được xem như động từ chỉ trạng thái.
2.2. Khả năng kết hợp của động từ
Động từ có thể kết hợp với tính từ, danh từ để tạo ra cụm động từ, ví dụ như: đi (động từ) chậm thôi (tính từ),
Động từ cũng thường được kết hợp với các phó từ như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn,..., ví dụ như: đi chưa?, vẫn nằm, …
Cách hình thành cụm động từ trong tiếng Việt như sau:
Phụ trước | Trung tâm | Phụ sau |
Các từ chỉ quan hệ thời gian (đã sẽ đang,..) Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (vẫn, cứ, còn, cùng,...) Các từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,...) Các từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định hành động (không, chưa, chẳng, có,...) | Các động từ | Các từ chi tiết về đối tượng (danh từ, tính từ) Các từ chỉ hướng (thẳng, ra, lên, xuống,...) Các từ chỉ địa điểm Các từ chỉ thời gian Từ chỉ nguyên nhân, mục đích Từ chỉ phương tiện Từ chỉ cách thức hành động |
2.3. Chức năng của động từ
-
Động từ thường đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.
Ví dụ: Cô ấy đang đi trên đường.
-
Động từ làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ: Xem phim nhiều ảnh hưởng không tốt tới mắt.
=> “Xem phim” là động từ, đóng vai trò làm chủ ngữ
-
Động từ làm định ngữ trong câu:
Ví dụ: Căn nhà đang sơn là nhà của tôi.
=> “Đang sơn” đóng vai trò là định ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
-
Động từ làm trạng ngữ trong câu
Ví dụ: Hiểu theo cách này, tôi thấy sai sai.
=> “hiểu theo cách này” là động từ đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu
3. Bài tập về động từ Tiếng Việt
Bài tập 1: Xác định động từ trong những câu sau:
1. Tôi trông em để bố mẹ đi làm
2. Tôi làm bài tập mỗi tối
3. Em trai tôi đang đọc truyện thiếu nhi
4. Bố mẹ tôi đang nấu ăn
5. Hôm nay, tôi đi học
Đáp án:
1. trông
2. làm
3. đọc
4. nấu
5. đi
Bài tập 2: Xác định danh từ, động từ trong những câu sau:
1. Ánh trăng trong xanh tỏa khắp khu rừng
2. Gió bắt đầu thổi mạnh
3. Lá cây rơi nhiều
4. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc
Đáp án:
1. Danh từ: ánh trăng trong xanh, động từ: tỏa
2. Danh từ: gió, động từ: thổi
3. Danh từ: lá cây, động từ: rơi
4. Danh từ: mặt trăng, động từ: nhỏ lại, sáng
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “động từ là gì” trong tiếng Việt. Đây là phần kiến thức rất quan trọng, đặc biệt đối với các bạn học sinh trung học cơ sở. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn học tốt.
>> Tham khảo ngay:
- Chia động từ Tobe trong tiếng Anh ở những thì cơ bản dễ nhớ nhất
- Phrasal Verb là gì? Những Phrasal Verb thông dụng nhất
MỤC LỤC
- 1. Động từ là gì?
- 2. Tính chất của động từ trong tiếng Việt
- 2.1. Phân loại động từ trong tiếng Việt
- 2.2. Khả năng kết hợp của động từ
- 2.3. Chức năng của động từ
- 3. Bài tập về động từ Tiếng Việt
Chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Chia sẻ lên trang cá nhân (Của bạn) Chia sẻ lên trang cá nhân (Bạn bè) Gửi bằng Chat.vieclam123.vn Gửi lên nhóm Chat.vieclam123.vn Khác Facebook Twitter Linked In Xem các bình luận trước Mới nhất Cũ nhấtNhững người đã chia sẻ tin này
+ Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn Minh Nguyễn Văn MinhChia sẻ lên trang cá nhân của bạn bè
+Tất cả bạn bè
Chia sẻ lên trang cá nhân
+Hà Thị Ngọc Linh
Hà Thị Ngọc Linh 2
cùng với Lê Thị Thu 3, Lê Thị Thu 4 và 1 người khácBạn bè
Thêm vào bài viết
Hủy ĐăngGửi bằng vieclam123.vn/chat
+ Tất cả191
129
121
10
9
Xem thêm5
4
+Tạo bài viết
+Công khai
Thêm ảnh/video/tệp
Thêm cuộc thăm dò ý kiến Thêm lựa chọn Cho phép mọi người chọn nhiều câu trả lời Cho phép mọi người thêm lựa chọnThêm vào bài viết
ĐăngChế độ
Ai có thể xem bài viết của bạn?
Bài viết của bạn sẽ hiển thị ở Bảng tin, trang cá nhân và kết quả tìm kiếm.Công khai
Bạn bè
Bạn bè ngoại trừ...
Bạn bè; Ngoại trừ:
Chỉ mình tôi
Bạn bè cụ thể
Hiển thị với một số bạn bè
Hủy LưuBạn bè ngoại trừ
Bạn bè
Những bạn không nhìn thấy bài viết
Hủy LưuBạn bè cụ thể
Bạn bè
Những bạn sẽ nhìn thấy bài viết
Hủy LưuGắn thẻ người khác
+ XongBạn bè
Tìm kiếm vị trí
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Quảng Yên, Quảng Ninh, Quảng Yên, Quảng Ninh
Cảm xúc/Hoạt động
+ Cảm xúc Hoạt độngĐáng yêu
Tức giận
Được yêu
Nóng
Hạnh phúc
Lạnh
Hài lòng
Chỉ có một mình
Giận dỗi
Buồn
Thất vọng
Sung sướng
Mệt mỏi
Điên
Tồi tệ
Hào hứng
No bụng
Bực mình
Ốm yếu
Biết ơn
Tuyệt vời
Thật phong cách
Thú vị
Thư giãn
Đói bụng
Cô đơn
Tích cực
Ổn
Tò mò
Khờ khạo
Điên
Buồn ngủ
Chúc mừng tình bạn
Chúc mừng tốt nghiệp
Chúc mừng sinh nhật
Chúc mừng giáng sinh
Chúc mừng sinh nhật tôi
Chúc mừng đính hôn
Chúc mừng năm mới
Hòa bình
Chúc mừng ngày đặc biệt
ngày của người yêu
Chúc mừng thành công
ngày của mẹ
Chúc mừng chiến thắng
Chúc mừng chủ nhật
Quốc tế phụ nữ
Halloween
BÀI VIẾT LIÊN QUAN Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện. Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào? ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh. X Đang nghe...Từ khóa » đong Tu La Gi
-
Động Từ Là Gì Lớp 4? Cho Ví Dụ Và Cách Sử Dụng động Từ đúng Cách
-
Động Từ Là Gì? Ví Dụ động Từ - Luật Hoàng Phi
-
Động Từ Là Gì? | Soạn Văn 6 Chi Tiết
-
Động Từ Là Gì ? Phân Loại ? Chức Năng ? Ví Dụ ? Tiếng Việt Lớp 4 ...
-
Động Từ Là Gì? | Khái Niệm Về động Từ - Tech12h
-
Động Từ Là Gì? Phân Loại, Ví Dụ động Từ Trong TV - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Động Từ Là Gì? Cụm động Từ Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập - IIE Việt Nam
-
Động Từ Là Gì? Chức Năng Và Phân Loại động Từ
-
Đông Từ Là Gì Lớp 4 - Học Tốt
-
Động Từ Là Gì, Cụm động Từ Là Gì Ví Dụ Trong Lớp 6
-
Động Từ Là Gì? Động Từ Trong Tiếng Việt - CungDayThang.Com
-
Động Từ Là Gì ? Chức Năng, Phân Loại động Từ - Tiếng ...
-
Động Từ Là Gì ? Chức Năng, Phân Loại động Từ - Tiếng ...