Động Từ V-ing Và V-ed Làm Tính Từ - Tiếng Anh Mỗi Ngày
Có thể bạn quan tâm
Mục lục:
- Tính từ V-ing và tính từ V-ed/V3
- Phân biệt tính từ V-ing và V-ed/V3
- Cách dùng tính từ V-ing và V-ed trong câu
- V-ing và V3/V-ed là tính từ hay động từ?
- Một số lưu ý khác
- Tổng kết
1. Tính từ V-ing và tính từ V-ed/V3 là gì?
Bình thường, chúng ta thấy động từ dạng V-ing và V-ed/V3 được dùng trong các cấu trúc ngữ pháp chia thì động từ, ví dụ như các thì tiếp diễn thì dùng V-ing, còn các thì hoàn thành thì dùng V-ed/V3.
Trong tiếng Anh chúng ta cũng có một số tính từ có dạng giống với động từ V-ing và V-ed/V3, chúng ta gọi chúng là tính từ V-ing và tính từ V-ed/V3.
Vì cùng cũng là là tính từ cho nên nếu tính từ bình thường có thể đứng ở vị trí nào trong câu thì tính từ V-ing và V-ed/V3 cũng có thể đứng ở vị trí đó:
-
Nằm trong cụm danh từ, bổ nghĩa cho danh từ:
-
interesting lessons = bài học thú vị
-
a broken TV = một cái TV bị hư
-
-
Đứng sau "to be" hoặc các động từ liên kết:
-
Her English is amazing. = Tiếng Anh của cô ấy đáng kinh ngạc.
-
He became interested in collecting stamps. = Anh ấy trở nên hứng thú với việc sưu tập tem.
-
-
Tính từ đứng sau và bổ nghĩa cho đại từ bất định:
-
He told her something surprising about himself. = Anh ấy nói cho cô ấy nghe một điều gì đó gây ngạc nhiên về bản thân.
-
-
Các cấu trúc khác:
-
She finds the book boring. = Cô ấy thấy quyển sách chán phèo.
-
The dismissal of these workers was regarded as unlawful. = Việc đuổi việc những công nhân này được xem là không đúng luật pháp.
-
broken window
2. Phân biệt tính từ V-ing và V-ed/V3
Bởi vì tính từ V-ing và tính từ V-ed/V3 đều bắt nguồn từ một động từ, nên nghĩa của chúng cũng bắt nguồn từ động từ đó:
- bore = làm cho chán
- boring = làm cho chán
- bored = chán
- satisfy = làm cho thỏa mãn
- satisfying = làm cho thỏa mãn
- satisfied = được thỏa mãn
- shock = gây sốc
- shocking = gây sốc
- shocked = bị sốc
- surprise = gây ngạc nhiên
- surprising = đáng nhạc nhiên
- surprised = ngạc nhiên
- tire = làm cho mệt
- tiring = làm cho mệt
- tired = mệt
Như chúng ta đã thấy ở trên, tuy bắt nguồn từ cùng một động từ nhưng V-ing và V-ed/V3 khác nhau về mặt ý nghĩa:
- V-ing: tính từ mang nghĩa chủ động, nghĩa là chủ ngữ THỰC HIỆN hành động gì đó
- V-ed/V3: tính từ mang nghĩa bị động, nghĩa là chủ ngữ BỊ một thứ khác thực hiện hành động gì đó vào mình
Ví dụ 1:
- The book was boring. → Quyển sách đó làm cho (ai đó) chán. → Quyển sách đó chán phèo.
- I was bored with the book. → Tôi bị quyển sách làm cho chán. → Tôi chán quyển sách đó.
Ví dụ 2:
- I was interested in the lesson. → Tôi bị bài học làm cho thấy hứng thú. → Tôi cảm thấy hứng thú với bài học.
- The lesson is interesting. → Bài học gây hứng thú (cho người khác). → Bài học này thú vị.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của tính từ V-ing và V-ed/V3 và biết khi nào nên dùng loại nào, chúng ta cùng đến với phần tiếp theo:
3. Cách dùng tính từ V-ing và V-ed/V3 trong câu
Dùng V-ing hay V-ed/V3?
Để biết được nên sử dụng tính từ V-ing hay V-ed/V3, chúng ta chỉ cần làm 2 bước:
- Verb (động từ) có nghĩa là gì ?
- Xét xem chủ ngữ thực hiện Verb hay bị thực hiện Verb?
Chúng ta sẽ hiểu rõ 2 bước này thông qua 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1
Ví dụ bạn muốn nói "Đồ ăn trong khách sạn này khá là đáng thất vọng" thì bạn có thể nói "The food in this restaurant was rather _____".
Chúng ta đang phân vân giữa "disappointing" và "disappointed". Để đưa ra quyết định, ta chỉ cần làm 2 bước trên:
- Verb có nghĩa là gì Động từ "disappoint" có nghĩa là "làm cho thất vọng, gây thất vọng"
- Chủ ngữ thực hiện Verb hay bị thực hiện Verb Chúng ta thử cân nhắc xem "đồ ăn trong nhà hàng" thì "gây thất vọng" (chủ động, disappointing) hay "bị làm cho thất vọng" (bị động, disappointed) thì hợp lý hơn. Ở đây, "đồ ăn trong nhà hàng" thì chỉ có khả năng "gây thất vọng" cho thực khách chứ không thể "bị làm cho thất vọng" được (vì đồ ăn thì không có cảm giác). ↪️ vì vậy, chúng ta chọn "disappointing" (chủ động)
The food in this restaurant was rather disappointing.
Ví dụ 2
Ví dụ bạn muốn nói "Anh ấy rất hứng thú với quyển sách" thì bạn có thể nói: "He was very _____ in the book".
Chúng ta đang phân vân giữa "interesting" và "interested". Để đưa ra quyết định, ta cũng cần làm 2 bước trên:
- Verb có nghĩa là gì Động từ "interest" có nghĩa là "làm cho hứng thú, gây hứng thú"
- Chủ ngữ thực hiện Verb hay bị thực hiện Verb Chúng ta thử cân nhắc xem "anh ấy" thì "làm cho quyển sách hứng thú" (chủ động, interesting) hay là "bị quyển sách làm cho hứng thú" (bị động, interested). Ở đây, "anh ấy" thì chỉ có khả năng "bị quyển sách làm cho hứng thú" thôi chứ không thể "làm cho quyển sách hứng thú" được. ↪️ vì vậy, chúng ta chọn "interested" (bị động)
He was very interested in the book.
Trong ví dụ này, nếu dịch là "bị quyển sách làm cho hứng thú" thì không tự nhiên trong tiếng Việt (nhưng hoàn toàn tự nhiên trong tiếng Anh). Vì vậy để dịch sang tiếng Việt một cách tự nhiên hơn, người ta thường dịch là "anh ấy có hứng thú với quyển sách", làm cho nhiều người nghĩa rằng động từ "interest" có nghĩa là "có hứng thú", trong khi thật sự thì nó lại có nghĩa là "làm cho hứng thú".
Chính vì thế, khi muốn dùng V-ing hay V-ed/V3 thì chúng ta nên xét đến nghĩa của động từ gốc là gì, từ đó suy ra nghĩa của V-ing và V-ed/V3 cho chính xác, tránh dịch nghĩa tiếng Việt quá nhiều nhé!
4. V-ing và V3/V-ed là tính từ hay động từ?
Chúng ta cần phân biệt "tính từ có dạng V-ing và V3/V-ed" và "động từ dạng V-ing và V3/V-ed": dù chúng có dạng giống nhau nhưng chức năng ngữ pháp của chúng khác nhau.
Cách dùng của tính từ và động từ thì nhìn chung là khác nhau rõ rệt, tuy nhiên có 2 trường hợp mà chúng có khả năng bị nhầm lẫn với nhau:
- Đứng sau to be:
- The book is boring. = Quyển sách chán phèo.
- The child is sleeping. = Đứa trẻ đang ngủ.
- They were worried. = Họ đã lo lắng.
- They were murdered. = Họ đã bị giết.
- Đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ:
- the boring book = quyển sách chán phèo
- the sleeping child = đứa trẻ đang ngủ
- the worried man = người đàn ông lo lắng
- the murdered man = người đàn ông bị giết
Trong các ví dụ trên, boring và sleeping cùng có dạng V-ing, worried và murdered cùng có dạng V3/V-ed, nhưng boring và worried được xem là tính từ, còn sleeping và murdered được xem là động từ.
Chúng ta có thể biết được nó là tính từ hay động từ bằng cách tra từ điển Oxford, ví dụ khi tra boring thì ta sẽ thấy nó là tính từ, còn khi tra sleeping thì ta sẽ được tự động chuyển về động từ sleep.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xác định dựa vào những đặc điểm ngữ pháp mà chỉ có tính từ mới có mà động từ thì không có:
- Khi tính từ đứng sau động từ to be, ta có thể thay thế to be bằng to seem, còn động từ thì không thể:
- The book seems boring.
- The child seems sleeping. → sai ngữ pháp
- They seem worried.
- They seem murdered. → sai ngữ pháp
- Tính từ thì có thể được bổ nghĩa bởi trạng từ very và too, còn động từ thì không thể:
- The book is too boring.
- The child is too sleeping. → sai ngữ pháp
- They were very worried.
- They were very murdered. → sai ngữ pháp
- a very boring book
- a very sleeping child → sai ngữ pháp
- the very worried man
- the very murdered man → sai ngữ pháp
Bên cạnh đó, chúng còn một điểm khác biệt nữa: động từ V-ing của các ngoại động từ thì bắt buộc phải có tân ngữ (bởi vì ngoại động từ là loại động từ bắt buộc phải có tân ngữ), còn tính từ V-ing thì không có tân ngữ.
- Đứng sau to be:
- You are frightening me. = Bạn đang làm tôi sợ đấy.
- Động từ frighten là ngoại động từ. Trong câu này, me là tân ngữ của nó.
- The noise was frightening. = Tiếng ồn đáng sợ.
- Ở câu này, frightening là tính từ vì nó không có tân ngữ.
- You are frightening me. = Bạn đang làm tôi sợ đấy.
Một lưu ý khác về dạng V-ing của ngoại động từ: nó rất hiếm khi đứng trước để bổ nghĩa cho danh từ, chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt, và nếu có thì vẫn bắt buộc phải có tân ngữ.
- Đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ:
- the noise-cancelling headphones = tai nghe giảm tiếng ồn
- Động từ cancel là ngoại động từ. Khi đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ, nó vẫn phải có tân ngữ. Trong trường hợp này, tân ngữ đứng trước động từ V-ing và có dấu gạch nối với động từ V-ing.
- the frightening noise = tiếng ồn đáng sợ
- Ở đây, frightening chỉ có thể là tính từ, bởi vì động từ frighten là ngoại động từ mà ở đây lại không có tân ngữ.
- the sleeping child = đứa trẻ đang ngủ
- Động từ sleep là nội động từ, nên dạng V-ing có thể đứng trước và bổ nghĩa cho danh từ một cách bình thường.
- the noise-cancelling headphones = tai nghe giảm tiếng ồn
Tóm lại:
- "Tính từ có dạng V-ing và V3/V-ed" và "động từ dạng V-ing và V3/V-ed" có dạng giống nhau nhưng chức năng ngữ pháp của chúng khác nhau.
- Để phân biệt chúng trong một số trường hợp "mập mờ", chúng ta có thể tra từ điển Oxford, hoặc có thể dựa vào các đặc điểm ngữ pháp mà chỉ có tính từ mới có hoặc chỉ có động từ mới có:
- Khi tính từ đứng sau động từ to be, ta có thể thay thế to be bằng to seem, còn động từ thì không thể.
- Tính từ thì có thể được bổ nghĩa bởi trạng từ very và too, còn động từ thì không thể.
- Động từ dạng V-ing của các ngoại động từ thì bắt buộc phải có tân ngữ, còn tính từ thì không có tân ngữ.
- Động từ dạng V-ing rất hiếm khi đứng trước để bổ nghĩa cho danh từ, và nếu có thì vẫn bắt buộc phải có tân ngữ.
Học tiếp với Tiếng Anh Mỗi Ngày
Để học các phần tiếp theo của bài này, cũng như các bài học khác của Chương trình Ngữ Pháp PRO, bạn cần có một Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, hoặc Tài khoản Luyện thi TOEIC.
Với Tài khoản Học tiếng Anh Mỗi Ngày, bạn sẽ được học:
- Toàn bộ 50 chủ đề ngữ pháp tiếng Anh thiết yếu (Chương trình Ngữ pháp PRO)
- Học từ vựng tiếng Anh thông dụng
- Luyện nghe qua audios và videos.
- Tất cả những thông tin hữu ích về kỳ thi IELTS & Hướng dẫn luyện thi.
- và nhiều tính năng học tiếng Anh thiết yếu khác.
(Nếu bạn cũng muốn luyện thi TOEIC, xem chi tiết về các TK Luyện thi TOEIC)
Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈Từ khóa » Cách Dùng V2
-
V1, V2, V3 Trong Tiếng Anh Là Gì? Một Số Ví Dụ - .vn
-
Cách Sử Dụng Thì Quá Khứ đơn - Learn English, Excel, Powerpoint
-
V1, V2, V3 Trong Tiếng Anh Là Gì? Một Số Ví Dụ - Luật Trẻ Em
-
Cách Dùng động Từ Có Quy Tắc Và Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh - ACET
-
V1 V2 V3 Trong Tiếng Anh Là Gì ? Dùng Khi Nào ... - Mister
-
V2 Trong Tiếng Anh Là Gì? Một Số động Từ Có Quy Tắc
-
Bảng Trọn Bộ 360 động Từ Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh Chuẩn Nhất
-
Cách Dùng Một Vài Cấu Trúc P1, P2 Trong Tiếng Anh Là Gì ? V1, V2 ...
-
V1 V2 V3 Trong Tiếng Anh Là Gì ? Dùng Khi Nào? Bảng ...
-
Bài 5: Bí Quyết Nhớ Toàn Bộ động Từ Bất Quy Tắc - Langmaster
-
360 động Từ Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh Và Mẹo Học Nhớ Lâu! - RES
-
Bảng động Từ Bất Quy Tắc Trong Tiếng Anh Chuẩn Nhất
-
Tense: 3 Thì Hoàn Thành (Perfect Tenses) - Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Các Loại Thì Quá Khứ Trong Tiếng Anh - Paris English