Đóng Vai Người Lính Trong Bài Thơ Ánh Trăng Kể Lại Bài Thơ

Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại bài thơ

Hãy đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại diễn biến của bài thơ theo trình tự các khổ thơ. Ánh trăng là bài thơ hay về tình cảm thủy chung gắn bó và nhắc nhở con người đừng quên điều đó. Đón xem bài nhập vai dưới đây.

Chú ý

Khi đóng vai người lính học sinh cần quan tâm 3 thời điểm quan trọng trong bài thơ:

– Khi còn nhỏ và lúc chiến tranh: ánh trăng như người bạn thân tình, gắn bó.

– Khi hòa bình: ánh trăng như người dưng xa lạ, không ai đoái hoài.

– Khi mất điện: kí ức xưa quay về. Ánh trăng vẫn chung thủy như xưa, chỉ có con người vô tình lãng quên đi nó.

Khi đóng vai, học sinh cần quan tâm 3 thời điểm quan trọng trên. Một vài ví dụ sẽ giúp các bạn viết văn tốt.

Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng

Đã bao giờ bạn tự hỏi tri âm tri kỉ được định nghĩa như nào chưa. Tri âm tri kỉ nghe có gì đó rất lớn lao, xa xăm nhưng mấy ai biết được rằng đó đôi khi lại là những thứ thân thuộc, giản đơn xung quanh cuộc sống này. Với tôi có lẽ là như vậy. Nếu tôi nói tri âm tri kỉ của tôi là ánh trăng thì bạn có tin không? Ánh trăng đơn sơ, ấy liệu có gì để con người ta gắn bó nhỉ? Và đó là một câu chuyện dài.

Tôi được sinh ra và lớn lên bên những cánh đồng quê hương ngào ngạt hương lúa, bên tiếng ve của những buổi trưa hè oi ả, tiếng ếch nhái râm ran mỗi khi màn đêm buông xuống lả lơi. Lũy tre làng với con đê, dòng sông đỏ nặng phù sa đã bồi đắp nên tuổi thơ tươi đẹp trong tôi

Cứ ngỡ rằng những năm tháng thanh bình ấy sẽ kéo dài mãi mãi nhưng không, chiến tranh nổ ra, quê hương bị tàn phá ác liệt. Cảnh vật, con người bị tàn phá ác liệt. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc tôi lên đường nhập ngũ. Thay vào việc thả hồn bên những cánh đồng bát ngát tôi quen dần với việc hành quân trong những cánh rừng rậm rạp, u tối, hiểm nguy rình rập, quen với tiếng thét gào gầm gữ của thiên nhiên hoang dại. Nhưng trong tôi lúc nào cũng chan chứa môt nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về quê hương. Để rồi những đêm dài, tranh thủ phút nghỉ ngơi hiếm hoi tôi lại gửi hết tâm tình vào ánh trăng. Ánh trăng sáng soi tỏ không gian như chăng cũng soi tỏ lòng tôi. Chẳng biết tự bao giờ trăng trở thành người bạn tri âm của tôi, đồng hành cùng tôi, sẻ chia tâm sự với nỗi lòng tôi. Biết bao tâm tư, bao nước mắt, và cả bao kỳ vọng và nhớ nhung tôi đều gửi gắm qua ánh trăng. Vầng trăng tình nghĩa ấy theo chân tôi, đồng hành cùng tôi suốt những năm tháng mưa bom bão đạn nơi chiến trường ác liệt. Trăng tình nghĩa nâng bước tôi giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa hiểm nguy chiến tranh. Trăng giản dị, mộc mạc nhưng lại tình nghĩa và ấm áp vô ngàn.

Khi chiến tranh kết thúc, tôi may mắn cùng các anh em đồng đội được trở về đoàn tụ với gia đình. Tôi được Nhà nước cấp cho một ngôi nhà nhỏ nơi thành thị đông đúc. Cuộc sống bộn bề, các tòa nhà cao ngất, phố thị đèn kết hoa khiến ánh trăng trở nên xa vời với tôi.  Ánh trăng giờ đây đã bị lu mờ bởi ánh điện của cuộc sống xa hoa, ồn ã. Lâu dần tôi bỗng quên mất sự hiện diện người bạn tình năm ấy của mình. Thương biết mấy rồi cũng hóa người dưng, ánh trăng đi qua tôi như ngươi xa lạ, không quen, chẳng biết và cũng chẳng đậm đà như trước.

Tạo hóa luôn đặt con người ta vào những khoảnh khắc thật trớ trêu. Rồi một ngày nọ, cũng có lúc phố thị rời xa sự sáng lóa. Căn phòng cao tầng bị mất điện. Theo phản xạ, tôi bật tung cửa sổ kiếm tìm cho mình chút nguồn ánh sáng thay thế. Bồng tôi gặp lại người xưa – ánh trăng. Mặt đối mặt, có chút gì đó rưng rưng đến lạ kỳ. Bao kỉ niệm, bao tình cảm trước kia bỗng ùa về trong tâm trí tôi, ồ ạt, nồng nàn và đắm say. Nhưng càng đắm say tôi lại càng thấy bẽ bàng. Đối diện với trăng tôi thấy bản thân thật đáng trách, đáng hận. Bao năm qua đi trăng vẫn thế, vẫn sáng vẫn tròn vành vạnh, vẫn nghĩa tình đậm sâu. Còn tôi thì sao, lòng tôi liệu còn coi trăng như đã từng. Trăng im lặng, tôi cũng im lặng nhưng trong lòng lại biết bao dậy sóng. Những cơn sóng lòng tự trách, áy náy dày vò, dạt dào trong tâm can.

Tôi không nén nổi những giọt nước mắt trào dâng nơi khóe mắt. Tôi khóc để oán trách bản thân, khóc vì nhớ trăng thật nhiều, khóc vì những gì đã qua, những gì đã để vụt mất và khóc cho những khoảnh khắc ở hiện tại.

Gặp lại người cũ không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là giây phút gặp gỡ ấy lòng ta lại chông chênh, chới với, dằn vặt. Vật chất có thể tạo ra nhưng tình cảm lại rất khó để xây đắp. Sự thủy chung, son sắt  và cả lòng trân thành sẽ mang lại cho ta những tình cảm quý báu. Trăng nói chung, con người nói riêng luôn là những thứ đáng để ta trân trọng và khắc ghi.

Bạn có nhận xét gì về bài viết đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng. Để lại nhận xét ngay bên dưới giúp tác giả hoàn thiện hơn nhé.

Xem thêm >>> Văn mẫu lớp 9: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy (Dàn ý + 7 mẫu)

Hướng dẫn soạn bài Ánh Trăng

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

-Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ (1948) quê ở Thanh Hóa.

2. Tác phẩm

Bài Ánh Trăng viết sau năm 1975, rút ra từ tập thơ Ánh trăng.

3. Bố cục

Phần 1: 2 khổ đầu: tuổi thơ và đời lính gắn liền với ánh trăng thiên nhiên.

Phần 2: 2 khổ tiếp: cuộc sống ở thành phố và quan hệ vầng trăng với  tác giả.

Phần 3: Còn lại: Suy ngẫm của nhà thơ về vầng trăng.

II.Phân tích nội dung

1. Quan hệ tác giả với vầng trăng thuở nhỏ và thời lính

-Vầng trăng với tuổi thơ: đó là tuổi thơ đẹp đẽ, trong sáng với những kỉ niệm hồn nhiên và rất bình dị.

-Vầng tăng với người lính:vầng trăng tri kỉ.

-Tình cảm đó sẽ còn mãi và không bị phai nhạt, những đêm trăng công kích đối diện với kẻ thù, đó là những lúc người lính đọc thư nhà, vầng trăng đẹp và cũng đầy sự lãng mạn.

– Sau chiến tranh, hòa bình trở lại thì người lính về với cuộc sống, cuộc sống người lính có sự đổi thay =>cuộc sống đầy đủ tiện nghi =>vầng trăng tình nghĩa của trước kia bỗng trở nên xa lạ.

Tóm lại : Hoàn cảnh đã thay đổi sẽ làm cho tình cảm con người thay đổi theo, con người sẽ lãng quên đi quá khứ.

2. Vầng trăng xuất hiện

– Nguyên nhân điện bị mất: tác giả khó chịu bức bối, đi tìm nguồn sáng -“Vội bật tung cửa sổ”:sử dụng một loạt động từ, hành động diễn tả trạng thái vội vã, nhanh chóng đi tìm nguồn sáng mới khi mất điện.

– Vầng trăng đột ngột xuất hiện: Vầng trăng ngày xưa khi là tri kỉ rồi  lại bị lãng quên rồi lại xuất hiện đột ngột.

* Hình ảnh vầng trăng: “vầng trăng tròn” và kỉ niệm xưa bỗng nhiên trở về.

3.Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ

– Kỉ niệm tuổi ấu thơ.

-Kỉ niệm người lính trở về.

=> Kỉ niệm của kí ức: tác giả cảm thấy lương tâm có lỗi khi đã thờ ơ với vầng trăng tình nghĩa khi xưa.

– Hình ảnh vầng trăng tròn ngày này vẫn tròn vành vạnh, ánh trăng im phăng phắc: trăng không thay đổi , vẫn thủy chung, bao dung, tha thứ.

-“Giật mình”: chính là sự tỉnh ngộ của tác giả.

– Chúng ta liên hệ với bản thân: ai cũng cần nhớ đến quá khứ của mình, ai đã giúp chúng ta có được ngày hôm nay, đồng thời nên biết trân trọng sự bình dị nhất của thiên nhiên mang lại.

– Vầng trăng còn mang ý nghĩa là quê hương, đồng đội.

Ánh Trăng trong chương trình Ngữ Văn 9 là một tác phẩm hay, mang nhiều ý nghĩa thông điệp, đừng lãng quên đi quá khứ và tận hưởng vẻ đẹp từ thiên nhiên.

Lớp 9 -
  • Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất

  • Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Viếng lăng bác

  • Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà hay và cảm động

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể cuộc gặp gỡ anh bộ đội nhân ngày 22/12

  • Bài viết số 3 lớp 9 đề 3: kể kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô cũ

  • Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

  • Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện ngắn Lặng lẽ Sapa

Từ khóa » Kể Lại ánh Trăng