Động Vật Bên Bờ Tuyệt Chủng | Con Người Và Thiên Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Hệ sinh thái mất đi một loài cũng tai hại như chiếc máy bay mất đi một chiếc đinh tán vậy. Cần làm gì để ngăn chặn động vật tuyệt chủng, như số phận của loài chim Dodo?
Thật khó để đưa ra một con số cụ thể các loài đang biến mất. Song các nhà khoa học có thể khẳng định chắc chắn rằng tốc độ tuyệt chủng các loài đang tăng nhanh, trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu gia tăng, động vật hoang dã mất môi trường sống tự nhiên, bị săn bắt và buôn bán. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) ước tính rằng trong hai thế hệ qua, động vật đã giảm một nửa và mỗi năm có khoảng 10.000 đến 100.000 loài đang bên bờ tuyệt chủng.
Châu Á là nơi có đa dạng sinh học phong phú, đồng thời cũng là khu vực mà các hệ sinh thái đang chịu áp lực theo cấp số nhân bởi sự phát triển kinh tế. Akanksha Khatri – Trưởng ban Hành động vì Thiên nhiên và Đa dạng sinh học của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự đoán: “Nếu chúng ta tiếp tục vận hành mô hình kinh tế hiện tại, khoảng 42% tất cả các loài ở châu Á – Thái Bình Dương có thể bị tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này. Tuyệt chủng loài không nên chỉ là nỗi lo của những người yêu động vật. Theo Báo cáo Kinh tế tự nhiên mới của WEF, gần 2/3 (63%) nền kinh tế của khu vực, đặc biệt là các lĩnh vực như nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên để phát triển.
Tuyệt chủng cũng kìm hãm tiến bộ trong khoa học. Khoảng một nửa số thuốc kê đơn có thành phần dựa trên một phân tử có trong thực vật, trong khi 70% thuốc điều trị ung thư là các sản phẩm tự nhiên hoặc tổng hợp từ tự nhiên. Khi các khu rừng nhiệt đới phải đối mặt với các mối đe dọa từ việc chặt hạ và cháy rừng, các công ty dược phẩm đang mất đi một kho vật liệu di truyền khổng lồ chưa được khám phá, vốn có thể dẫn đến các phát triển đột phá về y học trong tương lai. Theo ước tính, cứ hai năm, một loại thuốc tiềm năng quan trọng bị mất đi.
Khatri cho biết: “Nếu các loài bị tuyệt chủng, tất cả kiến thức di truyền sẽ mất đi cùng với chúng”. Ví dụ như Byetta – một loại thuốc mới được bào chế để giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thành phần chính là exendin-4, được tìm thấy trong nước bọt của quái vật Gila – một loài thằn lằn lớn có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ và tây bắc Mexico.
Quản lý của Ban Đánh giá Đa dạng Sinh học, là đơn vị hợp tác giữa Tổ chức Bảo tồn quốc tế và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) – Neil Cox cho hay: “Mất từng loài riêng lẻ giống như máy bay mất đinh tán vậy”. Ông đề cập đến trường hợp của loài cóc Harlequin được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi được phát hiện lại gần đây trong các khu rừng ở Ecuador. Sự suy giảm số lượng cóc Harlequin dẫn đến việc giảm số lượng rắn săn mồi và các con sông bị tắc nghẽn bởi thức ăn ưa thích của loài cóc là tảo.
Vấn đề nan giải là nguồn tài chính dùng để ngăn chặn tuyệt chủng. Một báo cáo năm 2020 cho thấy nếu không có các chương trình bảo tồn, tỷ lệ tuyệt chủng của chim và động vật có vú từ năm 1993 đến năm 2020 sẽ cao hơn gấp 3-4 lần. Mặc dù tập trung nỗ lực bảo tồn vào các loài then chốt như voi, cá mập hoặc hổ, nhưng cũng không thể bỏ qua mối đe dọa tuyệt chủng của các loài khác khi chúng ta chưa hiểu rõ hết giá trị của chúng với hệ sinh thái.
Trong số khoảng 8,7 triệu loài động thực vật trên thế giới, chỉ có 142.500 loài đã được đánh giá tình trạng bảo tồn. Cox cho biết hơn 40.000 loài được coi là bị đe dọa và danh sách loài được xếp vào Sách Đỏ của IUCN ngày càng dài, thậm chí có nhiều vụ tuyệt chủng xảy ra mà chúng ta không hề hay biết.
Anuj Jain, điều phối viên chương trình Ngăn chặn sự tuyệt chủng loài khu vực Châu Á và chương trình Buôn bán chim trái phép của Tổ chức Birdlife giải thích. Một loài được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ gì rằng cá thể cuối cùng đã chết, thường là 50 năm sau lần ghi nhận cuối cùng. Về mặt kỹ thuật, một loài có thể coi là tuyệt chúng nếu không còn cặp sinh sản hoặc khi quần thể giảm xuống chỉ còn một hoặc hai cá thể cùng giới.
Tuy nhiên, các nhà bảo tồn cũng thận trọng khi cho rằng: tuyên bố một loài đã tuyệt chủng không phải khoa học chính xác. Stu Butchart, nhà khoa học trưởng của BirdLife cho biết: Khi các quần thể đạt đến mức rất thấp, khó có thể dự đoán chính xác sự tuyệt chủng – các sự kiện ngẫu nhiên có thể tiêu diệt số lượng còn lại rất nhanh hoặc một số cá thể có thể tồn tại rải rác ở các khu vực ít bị đe dọa hơn. Trong hầu hết các trường hợp, rất khó để phát hiện ra sự biến mất của những cá thể cuối cùng, vì vậy chúng tôi thường không chắc chắn một loài tuyệt chủng hay chưa sau nhiều năm.
Các nhà bảo tồn thường mô tả các loài sắp tuyệt chủng là những loài có khả năng cao bị biến mất trong vòng 3 đến 5 năm tới. Dưới đây là sáu loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nếu không có hành động thiết thực để bảo tồn.
Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương
Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương dễ bị săn bắt vì chúng bơi chậm, bơi gần bờ, và có xu hướng nổi khi chết. Việc săn bắt cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương đã bị cấm vào năm 1935, nhưng loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Có 34 cá thể đã bị giết kể từ năm 2017 – chiếm 10% quần thể Cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương.
Các mối đe dọa chính là va chạm với tàu thương mại, lưới bị vứt bỏ rải rác trên các tuyến đường di cư, khu vực kiếm ăn, và các vụ nổ khí nén dưới lòng đại dương nhằm thăm dò dầu và khí đốt.
Khoảng 330 cá thể được cho là vẫn còn sống sót, trong đó có khoảng 80 con cái sinh sản. Tổ chức phi lợi nhuận Oceana có trụ sở tại Washington đang vận động để giảm bớt các mối đe dọa đối với cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và Canada đưa ra các hạn chế tốc độ ở những khu vực loài cá voi này và giảm số lượng dây câu nhiều móc.
Ô tác Đại Ấn (Ardeotis nigriceps)
Ô tác Đại Ấn sinh sống tại tiểu lục địa phía tây Ấn Độ, nơi có sinh cảnh chính là các đồng cỏ khô và trảng cây bụi. Môi trường sống của Ô tác Đại Ấn đã bị phá hủy. Trong khi rừng được đánh giá cao về giá trị carbon, đồng cỏ bị coi là đất hoang và đã được bang Rajastan sử dụng để xây dựng các trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Anuj Jain cho biết: “Chúng tôi không chống lại năng lượng sạch, nhưng rõ ràng những những nhà máy năng lượng sạch này đang bị đặt sai vị trí. Khoảng 150 cá thể Ô tác Đại Ấn còn sống, 3/4 quần thể bị suy giảm trong ba thập kỷ qua. Tỷ lệ Ô tác Đại Ấn chết là 15% mỗi năm do va chạm với đường dây điện cao thế.
Nỗ lực để cứu loài chim thân nặng, giống đà điểu này là một dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng địa phương. Nông dân địa phương và những người chăn nuôi sống trong các ngôi làng xung quanh Vườn Quốc gia Sa mạc (Desert National Park) – nơi có Ô tác Đại Ấn, đã được sở lâm nghiệp huấn luyện làm hướng dẫn viên bản địa, giúp họ kiếm thêm thu nhập và khuyến khích họ bảo vệ các loài chim và môi trường sống của chúng.
Yểng Nias (Gracula robusta)
Sự quyến rũ và khả năng bắt chước giọng nói của con người đã khiến Yểng Nias trở thành vật nuôi phổ biến. Trên thực tế, loài này bị săn bắt tới bờ tuyệt chủng trong tự nhiên vì giá trị kinh tế của từ 500 USD đến 1.500 USD – vượt xa khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt của chúng. Quần thể Yểng Nias đã giảm xuống chỉ còn vài trăm cá thể, chỉ tồn tại ở quần đảo Barusan ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia. Một tổ chức địa phương (Ecosystem Impact) đang nỗ lực bảo tồn loài yểng này thông qua các cuộc tuần tra bảo vệ và nhân giống bảo tồn.
Cá heo sông Dương Tử
Cá heo sông Dương Tử, còn được gọi là baiji (cá heo trắng) hoặc Nữ thần của Dương Tử, là một trong bốn loài cá heo sông trên thế giới. Tiến hóa khác biệt, Cá heo sông Dương Tử khác biệt với tất cả các loài cá voi và cá heo khác cách đây hơn 20 triệu năm.
Là một loài hòa đồng thường di chuyển theo nhóm, Cá heo sông Dương Tử có mõm dài, hơi hếch, màu xám xanh và sóng siêu âm rất nhạy để tìm kiếm con mồi dưới đáy sông. Đánh bắt quá mức, xây dựng đập nước, va chạm tàu thuyền và ô nhiễm đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng loài này. Vào năm 2006, Cá heo sông Dương Tử được tuyên bố là đã tuyệt chủng về mặt chức năng – tức là, số lượng của chúng quá nhỏ để hình thành một quần thể sinh sôi. Loài này được thấy lần cuối cùng là vào năm 2007. Năm 2016, một nhóm tình nguyện viên bảo tồn tuyên bố đã phát hiện một sinh vật da màu nhợt với mõm dài liên tục nhảy lên khỏi mặt nước ở tỉnh Anui, vì vậy vẫn còn hy vọng rằng loài này còn sống sót tại một trong những con sông nhộn nhịp nhất thế giới.
Đớp ruồi thiên đường lam sẫm (Eutrichomyias rowleyi)
Đớp ruồi thiên đường lam sẫm là một trong số ít loài chim chỉ được tìm thấy trên quần đảo Sangihe, nằm giữa Sulawesi, Indonesia và Mindanao, Philippines. Khu rừng nhiệt đới nguyên sinh còn lại trên núi Sahendaruman – một ngọn núi lửa đã tắt ở phía nam của Sangihe là thành trì cuối cùng của loài chim này.
Môi trường sống của chúng đang bị đe dọa bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Một công ty khai thác vàng của Canada đã được nhượng quyền bao gồm hơn một nửa diện tích Sangih dù không rõ liệu giấy phép khai thác có hợp lệ hay không.
BirdLife hợp tác với tổ chức phi chính phủ địa phương – Burung Indonesia, đã tham gia cùng cộng đồng để bảo vệ khu rừng núi còn lại.
Tê giác Java
Tê giác Java có màu xám nhạt với chiếc sừng dài 10 inch và thân hình như một chiếc xe chiến đấu bọc thép, từng phân bố từ Ấn Độ đến Indonesia. Săn bắn tê giác lấy sừng làm thuốc và mất môi trường sống đã khiến chúng bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới và bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.
Loài này hiện chỉ còn lại một quần thể chưa tới 70 cá thể trong Vườn Quốc gia Ujung Kulon, ở mũi phía tây nam đảo Java. Vai trò của Tê giác Java trong hệ sinh thái chưa được biết đến đầy đủ, song chúng được cho là có thể giúp phát tán hạt giống cho nhiều loại thực vật. Tê giác Java rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự xáo trộn môi trường sống. Sóng thần, mực nước biển dâng cao và núi lửa phun trào đang đe dọa Vườn quốc gia Ujung Kulon. Vì vậy, nỗ lực bảo tồn Tê giác Java còn là thiết lập một quần thể tê giác thứ hai cách xa công viên.
Nguồn: Thùy Dung/ Tạp chí Bảo vệ Rừng và Môi trườngBài liên quan:
- Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
- Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
- Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
- Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
- Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
- Gia Lai: Từng vạt rừng tự nhiên tiếp tục bị “phá trắng” ở Mang Yang
- Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị
- Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
- Bài 3: Kiến nghị khẩn cấp để bảo vệ các “sứ giả bầu trời”
Từ khóa » Các Loài Thực Vật Sắp Tuyệt Chủng ở Việt Nam
-
Danh Mục Sách đỏ Cây Trồng Việt Nam - Wikipedia
-
Nhiều Loài động-thực Vật Của Việt Nam đối Mặt Nguy Cơ Tuyệt Chủng
-
Top 13 Loài động Vật Sắp Tuyệt Chủng Tại Việt Nam
-
10 Loài Cây Dược Liệu Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng ở Khu Bảo Tồn Thiên ...
-
Nhiều Loài Thực Vật Quý Hiếm Bị đe Dọa Tuyệt Chủng
-
Sách đỏ Việt Nam - Wikiwand
-
Nhiều Loài động-thực Vật Của Việt Nam đối Mặt Nguy Cơ Tuyệt ...
-
Những Loài Thực Vật Bị đe Dọa Tuyệt Chủng Và Hiện Trạng Bảo Tồn ...
-
Cứu Cánh Các Loài Nguy Cấp - Tiền Phong
-
9 Loài Quý Hiếm ở VN Bị Tuyệt Chủng Trong Hơn 10 Năm
-
[PDF] Những Loài Thực Vật Có Nguy Cơ Bị đe Doạ Tuyệt Chủng Ngoài
-
Con Người Có Gây Ra Sự Tuyệt Chủng Của Các Loài Trên Trái Đất Không?
-
Một Loài Vật Tuyệt Chủng Có Thể đe Dọa Cả Thế Giới - BBC