Thời điểm hóa thạch: kỷ Cambri sớm (hóa thạch mới thấy là cuối kỷ Ediacara) - Gần đây, 540–0 triệu năm trước đây TiềnЄ Є O S D C P T J K Pg N
Phân loại khoa học
Liên vực (superdomain)
Neomura
Giới (regnum)
Animalia
Phân giới (subregnum)
Eumetazoa
Nhánh
Bilateria
Nhánh
Nephrozoa
Liên ngành (superphylum)
Deuterostomia
Ngành (phylum)
ChordataBateson, 1885
Các lớp điển hình
Phân ngành Urochordata
Ascidiacea
Thaliacea
Larvacea
Phân ngành Cephalochordata
Phân ngành Vertebrata
Myxini
Conodonta
Cephalaspidomorphi
Hyperoartia
Pteraspidomorphi
Placodermi
Chondrichthyes
Acanthodii
Actinopterygii
Sarcopterygii
Amphibia
Sauropsida/Reptilia
Synapsida (một số tài liệu coi đây là một nhóm của lớp bò sát)
Aves
Mammalia
Động vật có dây sống hay ngành Dây sống (danh pháp khoa học: Chordata) là một nhóm động vật bao gồm động vật có xương sống (Vertebrata), cùng một vài nhóm động vật không xương sống có quan hệ họ hàng gần. Chúng được kết hợp lại do ở một số giai đoạn trong cuộc đời thì chúng đều có dây sống- dây thần kinh ở lưng và rỗng, các khe hở thuộc hầu, trụ trong và đuôi có bắp thịt mở rộng về phía sau hậu môn. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng những loài động vật có dây sống thực thụ cần phải có khoang túi thuộc hầu hơn là các khe hở.
Ngành Chordata được chia thành các phân ngành là: Urochordata (động vật có đuôi sống, Cephalochordata (động vật đầu sống, như lưỡng tiêm) và Vertebrata (động vật có xương sống). Ấu trùng của Urochordata có dây sống và dây thần kinh nhưng mất đi khi chúng trưởng thành. Cephalochordata có dây sống và dây thần kinh nhưng không có xương sống. Ở tất cả các dạng Vertebrata, ngoại trừ cá mút đá myxin, dây thần kinh ở lưng là rỗng được vây quanh bởi xương sống bằng chất sụn hoặc chất xương và dây sống nói chung bị giảm đi.
Ngành dây sống và hai ngành có quan hệ khác là Hemichordata và Echinodermata, tạo thành một siêu ngành gọi là Deuterostomia.
Người ta cũng đưa ra lý thuyết là ngành này có nguồn gốc là kết quả của sự thay đổi trong phát sinh loài, trong đó các dạng trưởng thành của loài vẫn giữ được các đặc điểm trước đó chỉ có ở dạng con non, diễn ra trong dạng tổ tiên nguyên thủy của chúng.
Các nhóm động vật có dây sống hiện còn tồn tại và các họ hàng của chúng được chỉ ra trong cây phát sinh loài dưới đây. Nó không hoàn toàn tương thích với các nhóm theo phân loại học truyền thống, vì phân loại động vật có dây sống luôn thay đổi, quan hệ giữa chúng chưa được hiểu rõ.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]
Phần lớn các động vật phức tạp hơn sứa và các động vật cnidaria khác được chia thành 2 nhóm, Protostomia và Deuterostomia, và Động vật có dây sống thuộc nhóm Deuterostomia.[1] Có thể Kimberella có tuổi 555 triệu năm là thành viên thuộc nhánh Protostomia.[2][3] Nếu vậy, các nhánh Protostomia và Deuterostomia phải tách ra vào thời điểm trước Kimberella ít nhất 558 triệu năm, và do đó trước khi bắt đầu kỷ Cambri.[1]Ernietta hóa thạch Ediacara có tuổi 549 - 543 triệu năm có thể là đại diện của Deuterostomia.[4]
Các hóa thạch của một nhóm chính Deuterostomia, Echinodermata (các thành viên hiện đại của nhóm này gồm sao biển, hải sâm huệ biển) thì khá phổ biến vào đầu kỷ Cambri (542 triệu năm).[6] Hóa thạch Rhabdotubus johanssoni thuộc Giữa Kỷ Cambri đã được phân tích thuộc nhóm Pterobranch Hemichordata.[7] Các ý kiến khác nhau về liệu hóa thạch Yunnanozoon thuộc hệ động vật Chengjiang có từ Cambri sớm là Hemichordata hay Chordata.[8][9] Một hóa thạch khác là Haikouella lanceolata cũng từ Chengjiang được phân tích là một loài thuộc ngành Chordata và có thể là Craniata, vì nó thể hiện các dấu hiệu của tim, động mạch, mang sơi, đuôi, dây thần kinh quấn nhau với não ở phần tận cùng phía trước, và mắt— mặc dù nó cũng có xúc tu quanh miệng của nó.[9]Haikouichthys và Myllokunmingia cũng từ Hệ tầng Chengjiang được xem là cá.[5][10]Pikaia được phát hiện sớm hơn nhiều nhưng từ Đá phiến sét Burgess ở Giữa Kỷ Cambri cũng được xem là động vật có dây sống nguyên thủy.[11] Mặc khác các hóa thạch của động vật có dây sống ban đầu là rất hiếm vì các động vật có dây sống không xương sống không có xương hoặc răng, và chỉ có một loài được thông báo là còn tồn tại trong kỷ Cambri.[12]
Phân loại học
[sửa | sửa mã nguồn]
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]
Ngành Chordata
Phân ngành Urochordata –động vật đuôi sống hay động vật có bao (3.000 loài)
Phân ngành Cephalochordata - động vật đầu sống (30 loài)
Phân ngành Vertebrata (động vật có xương sống; 57.739 loài)
Siêu lớp Cá không hàm Agnatha (động vật có xương sống không hàm; 100+ loài)
Lớp Myxini hay Hyperotreti (cá mút đá myxin; 65 loài)
Lớp Conodonta (động vật răng nón)
Lớp Hyperoartia (cá mút đá)
Lớp Cephalaspidomorphi (cá giáp đầu, không hàm đại Cổ Sinh)
Lớp Pteraspidomorphi (cá không hàm đại Cổ Sinh)
Cận ngành Gnathostomata (động vật có quai hàm)
Lớp Placodermi (các dạng cá da phiến đại Cổ Sinh)
Lớp Chondrichthyes (cá sụn; 300+ loài)
Lớp Acanthodii (cá mập gai đại Cổ Sinh)
Siêu lớp Osteichthyes (cá xương; 30.000+ loài)
Lớp Actinopterygii (cá vây tia; khoảng 30.000 loài)
Lớp Sarcopterygii (cá vây thùy)
Siêu lớp Tetrapoda (động vật bốn chân; 18.000+ loài)
Lớp Amphibia (Động vật lưỡng cư; 6.000 loài)
Loạt Amniota (động vật có màng ối)
Lớp Sauropsida - (bò sát, khủng long, chim)
Lớp Aves (chim; 8.800-10.000 loài)
Lớp Synapsida (bò sát tương tự thú; 4.500+ loài)
Lớp Mammalia (động vật có vú/lớp thú, 5.800 loài)
Phát sinh loài
[sửa | sửa mã nguồn]
Chordata
Urochordata
Larvacea
Thaliacea
Ascidiacea
Cephalochordata
Craniata
Myxini
Vertebrata
Conodonta†
Cephalaspidomorphi†
Hyperoartia
Pteraspidomorphi†
Gnathostomata
Placodermi†
Chondrichthyes
Teleostomi
Acanthodii†
Osteichthyes
Actinopterygii
Sarcopterygii
<font color="white">void
Tetrapoda
Amphibia
Amniota
Synapsida†
<font color="white">void
Mammalia
Sauropsida
<font color="white">void
Aves
Lưu ý: Biểu đồ này chỉ ra quan hệ tiến hóa có thể là đúng nhất, bao gồm cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng với ký hiệu †.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
Phân loại giới Động vật
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]
^ abErwin, Douglas H.; Eric H. Davidson (ngày 1 tháng 7 năm 2002). “The last common bilaterian ancestor”. Development. 129 (13): 3021–3032. PMID 12070079.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Bản mẫu:The Rise and Fall of the Ediacaran Biota
^ Butterfield, N.J. (2006). “Hooking some stem-group "worms": fossil lophotrochozoans in the Burgess Shale”. Bioessays. 28 (12): 1161–6. doi:10.1002/bies.20507. PMID 17120226.
^ Dzik, J. (1999). “Organic membranous skeleton of the Precambrian metazoans from Namibia”. Geology. 27 (6): 519–522. Bibcode:1999Geo....27..519D. doi:10.1130/0091-7613(1999)027<0519:OMSOTP>2.3.CO;2. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008. Ernettia is from the Kuibis formation, approximate date given by Waggoner, B. (2003). “The Ediacaran Biotas in Space and Time”. Integrative and Comparative Biology. 43 (1): 104–113. doi:10.1093/icb/43.1.104. PMID 21680415. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.
^ abShu, D-G., Conway Morris, S., and Han, J (2003). “Head and backbone of the Early Cambrian vertebrate Haikouichthys”. Nature. 421 (6922): 526–529. Bibcode:2003Natur.421..526S. doi:10.1038/nature01264. PMID 12556891. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Bengtson, S. (2004). Lipps, J.H., and Waggoner, B.M. (biên tập). “Neoproterozoic-Cambrian Biological Revolutions”. Paleontological Society Papers(PDF)|format= cần |url= (trợ giúp). 10: 67–78. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp); |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
^ Bengtson, S., and Urbanek, A. (2007). “Rhabdotubus, a Middle Cambrian rhabdopleurid hemichordate”. Lethaia. 19 (4): 293–308. doi:10.1111/j.1502-3931.1986.tb00743.x. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Shu, D., Zhang, X. and Chen, L. (1996). “Reinterpretation of Yunnanozoon as the earliest known hemichordate”. Nature. 380 (6573): 428–430. Bibcode:1996Natur.380..428S. doi:10.1038/380428a0. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ abChen, J-Y., Hang, D-Y., and Li, C.W. (1999). “An early Cambrian craniate-like chordate”. Nature. 402 (6761): 518–522. Bibcode:1999Natur.402..518C. doi:10.1038/990080. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Shu, D-G., Conway Morris, S., and Zhang, X-L. (1999). “Lower Cambrian vertebrates from south China” (PDF). Nature. 402 (6757): 42. Bibcode:1999Natur.402...42S. doi:10.1038/46965. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Shu, D-G., Conway Morris, S., and Zhang, X-L. (1996). “A Pikaia-like chordate from the Lower Cambrian of China”. Nature. 384 (6605): 157–158. Bibcode:1996Natur.384..157S. doi:10.1038/384157a0. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ Conway Morris, S. (2008). “A Redescription of a Rare Chordate, Metaspriggina walcotti Simonetta and Insom, from the Burgess Shale (Middle Cambrian), British Columbia, Canada”. Journal of Paleontology. 82 (2): 424–430. doi:10.1666/06-130.1. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Động vật có dây sống Wikibook Dichotomous Key có một trang Chordata