ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: THƠ: GẤU QUA CẦU Độ Tuổi: 4

GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: THƠ: GẤU QUA CẦU Độ tuổi: 4 – 5 tuổi Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC

CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT

ĐỀ TÀI: THƠ: GẤU QUA CẦU

Độ tuổi: 4 – 5 tuổi

Người dạy: Phạm Thị Thanh Thảo

 

  1. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:

Trẻ nhớ tên bài thơ: “Gấu qua cầu” và tên tác giả.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ.

* Kỹ năng:

– Trẻ đọc rõ lời bài thơ.

– Rèn cách đọc thơ diễn cảm, phát triển vốn từ cho trẻ và cách phát âm.

* Giáo dục:

– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn.

  1. Chuẩn bị:

– Giáo án.

– Mô hình bài thơ.

– Tranh minh họa nội dung bài thơ.

– Mũ gấu, mũ ếch đủ cho trẻ, chiếc cầu.

– Nhạc bài: Đố bạn, ta đi vào rừng xanh, rì rà rì rầm.

III. Tiến hành hoạt động:

  1. a) Hoạt động mở đầu:

* Ổn định- giới thiệu:

– Cô và trẻ cùng vận động bài hát “Đố bạn”.

– Các con vừa vận động bài hát gì?

– Trong bài hát có những con vật nào?

– Hưou sao, voi, gấu là những động vật sống ở đâu?

–  Các con rất là giỏi, cô sẽ tặng cho các con 1 món quà. ( Bức tranh)

– Cô cho trẻ quan sát và mời 1 số trẻ nêu cảm nghĩ về bức tranh.

  1. b) Hoạt động nhận thức:

* Cung cấp kiến thức:

– Để biết hai bạn gấu qua cầu bằng cách nào cô mời các con cùng lắng nghe bài thơ “ Gấu qua cầu” của tác giả Nhược Thủy.

– Cô đọc lần 1 diễn cảm

– Các con đã biết hai bạn gấu qua cầu bằng cách nào chưa? ( hỏi trẻ)

– Để biết rõ hai bạn gấu đã qua cầu bằng cách nào, cô mời các con cùng chú ý lắng nghe lại bài thơ “ Gấu qua cầu”

– Cô đọc lần 2: Cô đọc thơ kết hợp mô hình.

– Bài thơ nói về hai bạn gấu tranh giành nhau đi qua một chiếc cầu, ai cũng muốn sang bên kia cầu nhưng không chịu nhường nhau. Nhờ có chú nhái bén khuyên bảo nên cả hai cùng qua cầu được đấy các con!

– Trong khu rừng có rất nhiều điều kỳ diệu, nào chúng ta cùng nhau đi vào rừng xanh ( Hát “ Ta đi vào rừng xanh” chuyển đội hình)

– Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?

– Bài thơ của tác giả nào?

– Các con cùng lắng nghe lại bài thơ

–  Lần 3: Trích dẫn tranh, giảng từ khó.

–  “Từ đầu….cãi nhau mãi không thôi” :

+ Cả hai chú gấu cùng muốn qua cầu nhưng chiếc cầu thì bé tẹo nên hai chú gấu không thể qua cùng một lúc, cả hai cãi nhau mãi không ai nhường ai.

– “ Chú nhái bén…có anh ngã chết” :

+  Vừa lúc đó có chú nhái bén đang bơi qua thì thấy hai bạn gấu đang cãi nhau liền khuyên bảo hai bạn.

– “ Bây giờ …cùng qua được” :

+ Chú nhái bén nghĩ ra cách rất hay để giúp hai bạn gấu cùng nhau qua cầu.

– Giải thích từ “ đoàn kết ”: nghĩa là yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

* Đàm thoại:

– Chia thành 2 đội chơi, 2 đội hãy lắng nghe cô đọc câu hỏi, nhiệm vụ của 2 đội là sau khi nghe cô đọc câu hỏi thì hội ý và rung chuông, đội nào rung chuông trước thì giành quyền trả lời trước, đội nào trả lời đúng sẽ được tặng quà, các đội rõ chưa nào?

Câu hỏi dự kiến:

+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Trong bài thơ có những nhân vật nào?

+ Hai bạn gấu đang làm gì?

+ Hai bạn Gấu đang cãi nhau thì ai xuất hiện?

+ Chú Nhái bén đã nói gì với hai bạn Gấu?

+ Chú Nhái bén khuyên hai bạn Gấu qua cầu bằng cách nào?

+ Qua bài thơ Gấu qua cầu các con có nhận xét gì về hai bạn gấu?

+ Nếu con là hai bạn gấu thì con sẽ làm gì?

* Giáo dục: Bạn bè thì các con phải biết đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau dù việc gì khó khăn chúng ta cũng có thể vượt qua

– Cho trẻ hát bài: Rì rà rì rầm chuyển đội hình

+ Trẻ đọc thơ:

– Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức.

– Lớp đọc

– Mời từng tổ đọc thơ

– Đọc luân phiên: Các tổ đọc thơ hay bây giờ các tổ sẽ đọc theo tay cô nhé, khi cô đưa tay về tổ nào là tổ đó đọc .

– Cá nhân đọc: mời bạn đại diện của 3 tổ lên đọc thơ. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

– Chúc mừng cả 3 tổ đã đọc thơ rất hay.

– Cô chú ý quan sát những trẻ đọc chưa rõ .

* Trò chơi: “ Bé làm diễn viên”

– Cách chơi: Cô có những chiếc mũ các nhân vật trong bài thơ rất dễ thương, các con hãy chọn cho mình một chiếc mũ và hóa thân vào nhân vật đó.

– Cô cho trẻ nhận mũ và nhân vật

– Cho trẻ tham gia đóng kịch theo nội dung bài thơ

– Nhận xét, tuyên dương

* Kết thúc hoạt động:

– Cô cho trẻ đọc lại bài thơ “ Gấu qua cầu”

Từ khóa » Kể Chuyện Gấu Qua Cầu