Động Vật Nhai Lại – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Thông tin khác
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Bò và bê

Động vật nhai lại là bất kỳ động vật móng guốc nào mà quá trình tiêu hóa thức ăn của chúng diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày. Giai đoạn thứ hai, chúng ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại. Động vật nhai lại bao gồm trâu, bò, dê, gold atula, lạc đà, lạc đà không bướu, hươu cao cổ, bò rừng bizon, hươu, nai, linh dương đầu bò và linh dương. Phân bộ Ruminantia bao gồm gần như tất cả các loài này, ngoại trừ lạc đà và lạc đà không bướu, là các loài thuộc về phân bộ Tylopoda. Động vật nhai lại cũng chia sẻ các đặc trưng giải phẫu khác ở chỗ chúng đều là động vật có số lượng ngón chân chẵn (Bộ Guốc chẵn).

Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sáchdạ múi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Gần như tất cả glucoza tạo ra nhờ sự phân hủy xenluloza được các vi khuẩn cộng sinh sử dụng. Động vật nhai lại thu được năng lượng từ các axít béo dễ biến đổi do các vi khuẩn này tạo ra: chẳng hạn axít axêtic, axít propionic và axít butyric.

Thông tin khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một trong những yêu cầu của Kashrut (luật về chế độ ăn kiêng của người Do Thái) đối với động vật sống trên đất liền là động vật nhai lại thức ăn của chúng.
  • Từ "nhai lại" trong tiếng Việt khi dùng trong văn chương còn có nghĩa ẩn dụ, chỉ sự lặp lại một điều gì đó của người khác mà không cần suy nghĩ gì. Nó khác với phép ẩn dụ trong tiếng Anh, trong đó động từ ruminate (nhai lại) lại có nghĩa ẩn dụ là sự suy nghĩ thấu đáo hay suy nghĩ sâu sắc.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Động vật một dạ dày
  • Phân bộ Nhai lại Ruminantia

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sinh lý học tiêu hóa của động vật ăn cỏ Lưu trữ 2017-03-21 tại Wayback Machine - Đại học Colorado
  • Động vật nhai lại tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Động vật nhai lại. Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Động_vật_nhai_lại&oldid=69078404” Thể loại:
  • Bộ Guốc chẵn
  • Động vật ăn cỏ
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback

Từ khóa » Giải Phẫu Dạ Dày Bò