Động Vật Thân Mềm – Wikipedia Tiếng Việt

Động vật thân mềm
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara hoặc kỷ Cambri - gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Nhánh Nephrozoa
Nhánh Protostomia
Nhánh Spiralia
Liên ngành (superphylum)Lophotrochozoa
Ngành (phylum)MolluscaLinnaeus, 1758
Tính đa dạng[1]
85 000 loài còn sống được công nhận
Các lớp

Aplacophora Bivalvia Caudofoveata Cephalopoda Gastropoda † Helcionelloida Monoplacophora Polyplacophora † Rostroconchia Scaphopoda

† Tentaculita
sên biển
Một số loài ốc nón (Limpet)

Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 93.000 loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc và hơn 70.000 loài đã tuyệt chủng. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà.

Ngành Thân mềm có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hoặc 10 lớp, trong đó có 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Các loài chân đầu (Cephalopoda) như mực ống, mực nang và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao nhất trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực khổng lồ hay mực ống khổng lồ là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Năm 1877, người ta đã phát hiện xác của loài này dạt vào ven bờ Đại Tây Dương, dài 18m (kể cả tua miệng), cả cơ thể nặng khoảng hơn một tấn. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi là nhuyễn thể học.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng phân loại này gồm có 8 lớp thân mềm hiện hữu và 2 lớp đã tuyệt chủng.

Lớp Hình thái đặc trưng Số loài hiện hữu Phân bố
Caudofoveata Những loài thân mềm dạng giun (Các loài thuộc nhóm này không có chân và cũng không có rãnh bụng. Tất cả các loài đều có một lưỡi sừng và một đôi mang lược, sống hoan toàn ở biển vùi mình trong đáy bùn). 120 200 đến 3.000m dưới đáy biển
Aplacophora (Không vỏ) Solenogasters, những loài thân mềm dạng giun 200 200 đến 3.000m dưới đáy biển
Polyplacophora (Nhiều tấm vỏ) Ốc song kinh (chitons) 1,000 vùng đá thủy triều và đáy biển
Monoplacophora (Vỏ một tấm) Dạng ốc nón (limpet-like) 31 1.800 đến 7.000m dưới đáy biển, có loài ở độ sâu 200m
Gastropoda (Chân bụng) Bào ngư, ốc nón (limpet), ốc xà cừ (conch), sên biển, thỏ biển, bướm biển, ốc sên, ốc nước ngọt, sên trần 70,000 Biển, nước ngọt, trên cạn
Cephalopoda (Chân đầu) Mực ống, bạch tuộc, mực nang, ốc anh vũ 900 Biển
Bivalvia (Vỏ 2 tấm) Hến, hàu, sò, ,trai 20,000 Biển, nước ngọt
Scaphopoda Ốc ngà voi 500 Sống ở biển độ sâu từ 6m đến 7.000m
Rostroconchia † Hoá thạch; dạng vỏ 2 tấm đã tuyệt chủng Biển
Helcionelloida † Hoá thạch; dạng ốc (snail-like) đã tuyệt chủng Biển

Đa dạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Khoảng 80% loài động vật thân mềm được biết đến là lớp Chân bụng (Ốc và sên biển), bao gồm con Cowry trong ảnh (một loài sên biểnl).[3]

Ước tính số loài hiện hữu đã miêu tả được chấp nhận trong nhóm động vật thân mềm dao động từ 50.000 đến tối đa 120.000.[1] Năm 1969 David Nicol đưa ra con số phỏng đoán 107.000 trong đó có khoảng 12.000 loài chân bụng nước ngọt và 35.000 loài trên cạn. Động vật hai mảnh vỏ (Bivalvia) có thể chiếm khoảng 14% tổng số và 5 nhóm khác chiếm ít hơn 2% trong số các loài động vật thân mềm hiện hữu.[4] Năm 2009, Chapman ước tính số loài hiện hữu đã được miêu tả là 85.000.[1] Haszprunar năm 2001 ước tính khoảng 93.000 loài đã được đặt tên, trong đó gồm 23% các loài ở biển đã được đặt tên.[5] Động vật thân mềm là nhóm xếp thứ hai sau Arthropoda (chân khớp) về số lượng loài hiện hữu[3]—cách rất xa so với Arthropoda là 1.113.000, nhưng dẫn trước Chordata với 52.000.[6] Có khoảng 200.000 loài còn sinh tồn theo ước tính trên tổng số,[1][7] và 70,000 loài hóa thạch, mặc dù số loài tổng cộng của động vật thân mềm đã từng tồn tại, hoặc không được bảo tồn phải lớn hơn nhiều so với số lượng còn sinh tồn ngày nay.[8]

Động vật thân mềm có nhiều dạng hơn so với bất kỳ nhóm nào khác trong ngành động vật. Chúng bao gồm ốc sên, ốc và các loài động vật chân bụng; clam và các loài bivalve khác; mực và các loài Cephalopoda khác; và các loài ít được biết đến hơn nhưng là nhưng phân nhóm riêng biệt có tính tương đồng. Phần lớn các loài vẫn sống trong các đại dương, từ vùng ven bờ đến vùng biển thẳm, nhưng một số là thành phần quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trên cạn. Động vật thân mềm cực kỳ đa dạng trong các vùng nhiệt đới và ôn đới, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở tất cả các vĩ độ. Khoảng 80% trong số các loài động vật thân mềm đã được biết đến là động vật chân bụng.[3] Cephalopoda như mực, bạch tuộc là những động vật có hệ thần kinh tiến bộ nhất trong nhóm các loài động vật không xương sống.[9] Mực khổng lồ, cho đến gần đây đã không được quan sát còn sinh tồn ở dạng cá thể trưởng thành,[10] là một trong những động vật không xương sống lớn nhất, nhưng mẫu vật được bắt gần đây của loài Mesonychoteuthis hamiltoni dài 10m và nặng 500 kg có thể đã vượt qua loài mực khổng lồ.[11]

Động vật thân mềm nước ngọt và trên đất liền thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Những ước tính về số loài động vật thân mềm không sống trong biển thì nằm trong một khoảng rộng, một phần là do nhiều khu vực không được khảo sát kỹ lưỡng. Ngoài ra còn có sự thiếu hụt các chuyên gia có thể xác định tất cả các loài động vật trong bất kỳ một khu vực đến cấp loài. Tuy nhiên, năm 2004 Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa bao gồm gần 2.000 loài động vật thân mềm sống trong môi trường nước ngọt và đất liền bị đe dọa. Để so sánh, phần lớn các loài động vật thân mềm sống trong biển, nhưng chỉ có 41 trong số này có mặt trong Sách Đỏ năm 2004. Khoảng 42% các loài đã tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500 là động vật thân mềm, bao gồm gần như toàn bộ các loài không sống trong biển.[12]

Vai trò thực tiễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoạn này đang ở dạng danh sách và cần được chuyển thành văn xuôi. Bạn có thể giúp chỉnh sửa đoạn nếu thấy cần thiết. Xem trợ giúp sửa đổi.
  • Lợi ích:

- Làm thực phẩm cho con người.

- Làm thức ăn cho động vật khác.

- Làm sạch môi trường nước.

- Nguyên liệu xuất khẩu.

  • Tác hại:

- Là vật trung gian truyền bệnh.

- Ăn hại cây trồng.

Đặc điểm chung

[sửa | sửa mã nguồn]
Đoạn này đang ở dạng danh sách và cần được chuyển thành văn xuôi. Bạn có thể giúp chỉnh sửa đoạn nếu thấy cần thiết. Xem trợ giúp sửa đổi.

+ Cơ thể mềm, không phân đốt và ở phía lưng thường có nếp da phủ ngoài được gọi là áo. Đó là đặc điểm chỉ có ở các loài thân mềm.

+ Tim chia ngăn phát triển, hệ tuần hoàn hở.

+ Hệ thần kinh thuộc kiểu hạch thần kinh phân tán.

+ Hệ tiêu hóa phân hóa.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Conchifera
  • Phân loại giới Động vật

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Chapman, A.D. (2009). Numbers of Living Species in Australia and the World, 2nd edition. Australian Biological Resources Study, Canberra. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010. ISBN 978-0-642-56860-1 (printed); ISBN 978-0-642-56861-8 (online).
  2. ^ Little, L., Fowler, H.W., Coulson, J., and Onions, C.T. biên tập (1964). “Malacology”. Shorter Oxford English Dictionary. Oxford University press.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  3. ^ a b c edited by Winston F. Ponder, David R. Lindberg. (2008). Ponder, W.F. and Lindberg, D.R. (biên tập). Phylogeny and Evolution of the Mollusca. Berkeley: University of California Press. tr. 481. ISBN 978-0-520-25092-5.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  4. ^ David Nicol (1969), The Number of Living Species of Molluscs; Systematic Zoology, Vol. 18, No. 2 (Jun., 1969), pp. 251-254
  5. ^ Rebecca Hancock (2008). “Recognising research on molluscs”. Australian Museum. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  6. ^ Ruppert, E.E., Fox, R.S., and Barnes, R.D. (2004). Invertebrate Zoology (ấn bản thứ 7). Brooks / Cole. tr. Front endpaper 1. ISBN 0-03-025982-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Winston F. Ponder and David R. Lindberg (2004). “Phylogeny of the Molluscs”. World Congress of Malacology. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
  8. ^ David M. Raup & Steven M. Stanley (1978). Principles of Paleontology (ấn bản thứ 2). W.H. Freeman and Co. tr. 4–5. ISBN 0716700220.
  9. ^ Barnes, R.S.K., Calow, P., Olive, P.J.W., Golding, D.W. and Spicer, J.I. (2001). The Invertebrates, A Synthesis (ấn bản thứ 3). UK: Blackwell Science.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Kubodera, T. and Mori, K. (2005). “First-ever observations of a live giant squid in the wild” (PDF). Proceedings of the Royal Society B. 272 (1581): 2583–2586. doi:10.1098/rspb.2005.3158. PMC 1559985. PMID 16321779. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Richard Black (ngày 26 tháng 4 năm 2008). “Colossal squid out of the freezer”. BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2008.
  12. ^ C. Lydeard & R. Cowie, R., Ponder, W.F. (tháng 4 năm 2004). “The global decline of nonmarine mollusks” (PDF). BioScience. 54 (4): 321–330. doi:10.1641/0006-3568(2004)054[0321:TGDONM]2.0.CO;2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Động vật thân mềm. Wikibook Dichotomous Key có một trang Mollusca
  • Dữ liệu liên quan tới Mollusca tại Wikispecies
  • Động vật thân mềm tại Encyclopedia of Life
  • Researchers complete mollusk evolutionary tree; ngày 26 tháng 10 năm 2011
  • Hardy's Internet Guide to Marine Gastropods
  • Rotterdam Natural History Museum Shell Image Gallery
  • Mussel Watch Programme Lưu trữ 2015-09-07 tại Wayback Machine
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb11965364c (data)
  • GND: 4189417-0
  • LCCN: sh85086611
  • NDL: 00568039
  • NKC: ph115396
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q25326
  • Wikispecies: Mollusca
  • ADW: Mollusca
  • AFD: Mollusca
  • BOLD: 23
  • CoL: M2L
  • EoL: 2195
  • EPPO: 1MOLLP
  • Fauna Europaea: 11368
  • Fauna Europaea (new): 064ca66d-38c4-4454-8d16-64c5e8fa0292
  • GBIF: 52
  • iNaturalist: 47115
  • IRMNG: 175
  • ITIS: 69458
  • NCBI: 6447
  • NZOR: 2238c7b7-0848-4046-90a6-49c686652bff
  • Open Tree of Life: 802117
  • Paleobiology Database: 7805
  • WoRMS: 51
  • x
  • t
  • s
Ngành hiện hữu của giới động vật theo phân giới
Basal / incertae sedis
  • Thân lỗ
  • Sứa lược
  • Hình tấm
  • Trung động vật
    • Orthonectida
    • Dicyemida
Planu-lozoa
  • Thích ty bào
Đốixứnghaibên
Xenacoelomorpha
  • Xenoturbellida
  • Acoelomorpha
    • Acoela
    • Nemertodermatida
Neph-rozoa
Miệngthứ sinh
  • Dây sống
    • Sống đầu
    • Sống đuôi
    • Có sọ / Có xương sống
Ambulacraria
  • Da gai
  • Nửa dây sống
    • Mang ruột
    • Mang lông
Miệngnguyênsinh
Basal / incertae sedis
  • Hàm tơ
Động vậtlột xác
Scalidophora
  • Kinorhyncha
  • Priapulida
  • Loricifera
Nematoida
  • Giun tròn
  • Giun bờm ngựa
Panarthropoda
  • Chân khớp
  • Gấu nước
  • Giun nhung
Spiralia
Gnathifera
  • Gnathostomulida
  • Micrognathozoa
  • Syndermata
    • Luân trùng
    • Giun đầu gai
  • Cycliophora
Platytrochozoa
Trùng dẹt
  • Giun dẹp
  • Giun bụng lông
Động vật lông rungcó vòng râu sờ
Lophophorata
  • Hình rêu
  • Brachiozoa
    • Tay cuộn
    • Phoronida
Các ngành khác
  • Giun đốt
  • Thân mềm
  • Nemertea
  • Entoprocta
  • Agmata
Các lớp lớntrong ngành
  • Thân lỗ
    • Thân lỗ đá vôi
    • Thân lỗ sáu tia
    • Thân lỗ mềm
    • Thân lỗ thuỷ tinh
  • Thích ty bào
    • San hô
    • Medusozoa
    • Myxozoa
  • Có xương sống
    • Cá không hàm
    • Cá sụn
    • Cá xương
    • Lưỡng cư
    • Bò sát/Chim
    • Thú
  • Da gai
    • Huệ biển
    • Sao biển
    • Cầu gai
  • Giun tròn
    • Chromadorea
    • Enoplea
    • Secernentea
  • Chân khớp
    • Chân kìm
    • Nhiều chân
    • Giáp xác
    • Sáu chân
  • Giun dẹp
    • Sán tơ
    • Sán lá song chủ
    • Sán lá đơn chủ
    • Sán dây
  • Hình rêu
    • Họng kín
    • Stenolaemata
    • Họng trần
  • Giun đốt
    • Giun nhiều tơ
    • Giun có đai sinh dục
    • Giun thìa
  • Thân mềm
    • Chân bụng
    • Chân đầu
    • Chân rìu
    • Song kinh
    • Chân thùy
Thể loại  • Chủ đề Sinh học  • Chủ đề Thiên nhiên
  • x
  • t
  • s
Sự sống hiện hữu trên Trái Đất
Vi khuẩn
  • Acidobacteria
  • Xạ khuẩn
  • Aquificae
  • Bacteroidetes
  • Chlamydiae
  • Chlorobi
  • Chloroflexi (phylum)
  • Chrysiogenaceae
  • Vi khuẩn lam
  • Deferribacteraceae
  • Deinococcus-Thermus
  • Dictyoglomi
  • Fibrobacteres
  • Firmicutes
  • Fusobacteria
  • Gemmatimonadetes
  • Nitrospirae
  • Planctomycetes
  • Proteobacteria
  • Spirochaetes
  • Thermodesulfobacteria
  • Thermomicrobia
  • Thermotogae
  • Verrucomicrobia
Cổ khuẩn
  • Crenarchaeota
  • Euryarchaeota
  • Korarchaeota
  • Nanoarchaeota
  • Archaeal Richmond Mine Acidophilic Nanoorganisms
Sinh vật nhân thực
Sinh vật nguyên sinh
  • Heterokontophyta
  • Haptophyta
  • Cryptophyta
  • Ciliophora
  • Apicomplexa
  • Dinoflagellata
  • Euglenozoa
  • Percolozoa
  • Metamonada
  • Trùng tia
  • Trùng lỗ
  • Cercozoa
  • Rhodophyta
  • Glaucophyta
  • Amoebozoa
  • Choanozoa
Nấm
  • Chytridiomycota
  • Blastocladiomycota
  • Neocallimastigomycota
  • Glomeromycota
  • Zygomycota
  • Ascomycota
  • Basidiomycota
Thực vật
  • Chlorophyta
  • Ngành Luân tảo
  • Marchantiophyta
  • Anthocerotophyta
  • Ngành Rêu
  • Ngành Thạch tùng
  • Pteridophyta
  • Cycadophyta
  • Ginkgophyta
  • Ngành Thông
  • Ngành Dây gắm
  • Magnoliophyta
Động vật
  • Porifera
  • Placozoa
  • Ctenophora
  • Ngành Thích ty bào
  • Orthonectida
  • Dicyemida
  • Acoelomorpha
  • Chaetognatha
  • Chordata
  • Hemichordata
  • Echinodermata
  • Xenoturbellida
  • Kinorhyncha
  • Loricifera
  • Priapulida
  • Nematoda
  • Nematomorpha
  • Onychophora
  • Tardigrada
  • Arthropoda
  • Platyhelminthes
  • Gastrotricha
  • Rotifera
  • Động vật đầu móc
  • Gnathostomulida
  • Micrognathozoa
  • Cycliophora
  • Ngành Sá sùng
  • Nemertea
  • Phoronida
  • Bryozoa
  • Entoprocta
  • Brachiopoda
  • Động vật thân mềm
  • Ngành Giun đốt
  • Echiura
Incertae sedisParakaryon
Liên quan * Sự sống ngoài Trái Đất
  • x
  • t
  • s
Nhóm các loài thủy sản thương mại thiết yếu
Tự nhiên
Cá biển khơiCá thu · Cá hồi · Cá mập · Cá kiếm · Cá ngừ đại dương (vây vàng, mắt lớn, vây xanh, vằn và vân) · Cá bạc má
Cá mồiCá trổng · Cá ốt vảy nhỏ · Cá trích · Cá cháy · Cá mòi dầu · Cá mòi · Cá trích mình dày
Cá tầng đáyCá da trơn · Cá tuyết (Đại Tây Dương, Thái Bình Dương) · Cá thân bẹt (Cá bơn, Cá bơn lưỡi ngựa, Cá bơn sao và Cá bơn Đại Tây Dương) · Cá êfin · Cá đối · Cá vược biển sâu · Cá pôlăc · Cá đục · Cá vược biển Chile
Cá nước ngọtCá chép · Cá tầm · Cá rô · Cá rô phi · Cá hồi · Cá diêu hồng
Các loài khácLươn · Cá trắng nhỏ · xem thêm...
Giáp xácCua · Giáp xác · Tôm hùm · Tôm · xem thêm...
Thân mềmBào ngư · Trai · Bạch tuộc · Hàu · Sò · Mực ống · xem thêm...
Da gaiHải sâm · Nhím biển · xem thêm...
NuôiBộ Cá chép (Cá mè hoa, Cá chép, Cá giếc, Cá trắm cỏ, Cá mè trắng) · Cá da trơn · Tôm he nước ngọt · Trai · Sò · Cá hồi (Đại Tây Dương, hương, coho, chinook) · Cá rô phi · Tôm
Ngư nghiệp · Sản lượng cá thế giới · Từ điển thủy sản
  • x
  • t
  • s
  • Độc tố
    • enterotoxin
    • neurotoxin
    • hemotoxin
    • cardiotoxin
    • phototoxin
Độc tố vi khuẩn
Ngoại độc tố
Gram dương
Trực khuẩnClostridium: tetani (Tetanospasmin) · perfringens (Alpha toxin, Enterotoxin) · difficile (A, B) · Vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulinum ) khác: Anthrax toxin · Listeriolysin O
Cầu khuẩnStreptolysin · Leukocidin (Panton-Valentine leukocidin) · Staphylococcus (Staphylococcus aureus alpha/beta/delta, Exfoliatin, Toxic shock syndrome toxin, SEB)
Xạ khuẩnCord factor · Diphtheria toxin
Gram âmShiga toxin · Verotoxin/shiga-like toxin (E. coli) · E. coli heat-stable enterotoxin/enterotoxin · Cholera toxin · Pertussis toxin · Pseudomonas exotoxin · Extracellular adenylate cyclase
Theo cơ chếtype I (Superantigen) · type II (Pore forming toxins) · type III (AB toxin/AB5)
EndotoxinLipopolysaccharide (Lipid A) · Bacillus thuringiensis delta endotoxin
Virulence factorClumping factor A · Fibronectin binding protein A
Mycotoxin (Độc tố vi nấm)Aflatoxin · Amatoxin (alpha-amanitin, beta-amanitin, gamma-amanitin, epsilon-amanitin) · Citrinin · Cytochalasin · Ergotamine · Fumonisin (Fumonisin B1, Fumonisin B2) · Gliotoxin · Ibotenic acid · Muscimol · Ochratoxin · Patulin · Sterigmatocystin · Trichothecene · Vomitoxin · Zeranol · Zearalenone
Động vật không xương sốngđộng vật chân đốt: bọ cạp: Charybdotoxin, Maurotoxin, Agitoxin, Margatoxin, Slotoxin, Scyllatoxin, Hefutoxin, Lq2 · nhện: Latrotoxin (Alpha-latrotoxin) · Stromatoxin · PhTx3Động vật thân mềm: Conotoxin · Eledoisin · Onchidal · Saxitoxin
Độc tố gốc thực vậtAmygdalin  · Anisatin · Antiarin · Brucine · Chaconine · Cicutoxin · Daphnin · Delphinine · Divicine · Djenkolic acid · Falcarinol · Gossypol · Helenalin · Ledol · Linamarin · Lotaustralin · Mimosine · Oenanthotoxin · Oleandrin · Persin · Protoanemonin · Pseudaconitine · Retronecine · Resiniferatoxin · Scopolamine · Solamargine · Solanidine · Solanine · Solasodamine · Solasodine · Solasonine · Solauricidine · Solauricine · Strychnine · Swainsonine · Tagetitoxin · Tinyatoxin · Tomatine · Toxalbumin · (Abrin · Ricin) · Tutin
Động vật có xương sốngcá: Ciguatera · Tetrodotoxin

Động vật lưỡng cư: (+)-Allopumiliotoxin 267A · Batrachotoxin · Bufotoxins (Arenobufagin, Bufotalin, Bufotenin · Cinobufagin, Marinobufagin) · Epibatidine · Histrionicotoxin · Pumiliotoxin 251D · Tarichatoxin

bò sát/nọc độc rắn: Bungarotoxin (Alpha-Bungarotoxin, Beta-Bungarotoxin) · Calciseptine · Taicatoxin · Calcicludine · Cardiotoxin III
Lưu ý: Một số độc tố được sinh ra bởi các loài cấp thấp và các loài trung gian
  • Thể loại Thể loại

Từ khóa » Các Loài Nhuyễn Thể Trên Thế Giới