Doraemon (nhân Vật) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Doraemon (định hướng).
Doraemon
Nhân vật trong Doraemon
Doraemon
Xuất hiện lần đầuTháng 12, 1969
Sáng tạo bởiFujiko Fujio
Lồng tiếng bởixem chi tiết
Lý lịch
Biệt danhMèo Ú (người thân)Chồn Con (bà của Nobita)Chồn Xanh (người lạ)
Giống loàiMèo robot
Giới tínhNam
Họ hàngNobita, Shizuka, Jaian, Suneo, Dekisugi, Đội quân Doraemon (bạn bè)Dorami (em gái)Sewashi (bạn bè, chủ nhân)Mimi (bạn gái)Doramyako (bạn gái cũ)Nobi Nobisuke (cha nuôi)Nobi Tamako (mẹ nuôi) Doramini (Robot tặng khi sinh nhật lần 1 của Doraemon)
Quốc tịchNhật Bản Nhật Bản
Vật dụngthần kỳBảo bối
Chiều cao129,3 cm
Cân nặng129,3 kg
Màu daBan đầu: Vàng/TrắngHiện tại: Xanh lam/Trắng
Sở thíchĂn bánh Dorayaki - Bánh rán nhân đậu đỏ - ăn gấu trúc

Doraemon (ドラえもん (銅鑼右衛門[2]) (Đồng La Hữu Vệ Môn)/ どらえもん/ ドラエモン, Doraemon? tên cũ tại Việt Nam là Đôrêmon) là nhân vật chính hư cấu trong loạt Manga cùng tên của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Trong truyện lấy bối cảnh ở thế kỷ 22, Doraemon là chú mèo robot của tương lai do xưởng Matsushiba — công xưởng chuyên sản xuất robot vốn dĩ nhằm mục đích chăm sóc trẻ nhỏ. Bộ manga ba lần được chuyển thể thành anime với nhiều người đã lồng tiếng cho nhân vật. Ở phiên bản chuyển thể năm 1973 do Tomita Kōsei lồng tiếng từ tập 1 đến tập 13 còn từ tập 14 trở đi là Nozawa Masako. Ở phiên bản 1979 đến tháng 3 năm 2005 là Ōyama Nobuyo. Từ tháng 4 năm 2005 đến nay, Doraemon do Mizuta Wasabi lồng tiếng.

Không chỉ nổi tiếng tại quê nhà Nhật Bản mà Doraemon còn được biết đến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Năm 2002, Doraemon được tạp chí Time Asia bình chọn là một trong hai mươi hai người hùng đáng yêu nhất của châu Á. Không những vậy, vào năm 2008, được Chính phủ Nhật Bản chọn làm đại sứ hoạt hình của Nhật Bản trong một buổi lễ do Ngoại trưởng Nhật Bản do Komura Masahiko chủ trì. Trước đó vào năm 2007, Oricon xếp Doraemon vị trí thứ hai trong danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất. Thậm chí nhân vật còn được thành phố Kawasaki cấp hộ khẩu như là một công dân chính thức năm 2012. Hàng loạt các sản phẩm thương mại ăn theo như thú nhồi bông, figure,... Bên cạnh việc xuất hiện trong Doraemon, Doraemon thỉnh thoảng còn xuất hiện trong Doraemon bóng chàyĐội quân Doraemon — là một chuyển thể khác của Doraemon nhưng không do họa sĩ Fujiko chấp bút cũng như trong các trò chơi điện tử.

Sáng tác và tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như lời kể của họa sĩ Fujiko, trong một đêm ông đang tìm kiếm đề tài và nhân vật cho một bộ truyện tranh tâm đắc thì một con mèo hoang nhảy vào nhà, nó kêu vài tiếng rồi nhảy vào lòng ông mà ngủ. Do quá mệt mỏi Fujiko cũng thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau thức dậy, ông vội vàng bước xuống cầu thang và vấp phải con lật đật của cô con gái, từ đó sinh ra sự kết hợp giữa lật đật và mèo và ra đời nhân vật Doraemon. Ngoài nước da màu xanh không có tai, bàn tay tròn vo thì Fujiko còn đính kèm một cái chuông vàng ở cổ với dãy ruy băng màu đỏ đậm.

Tên Doraemon (ドラえもん, Doraemon?) gồm dora- (ドラ, dora-?) xuất phát từ nora neko (野良猫 (dã lương miêu), nora neko?) (chú mèo đi lạc) trong tiếng Nhật, không phải từ tên bánh dorayaki trong tiếng Nhật, và -emon (衛門 (Vệ Môn), -emon?) thường gặp trong các tên truyền thống ở Nhật Bản, ví dụ Ishikawa Goemon (cũng giống như từ -tarou (太郎  (Thái Lang), -tarou?) hay xuất hiện trong tên đàn ông Nhật Bản).[3][4][5]. Trong tập phim năm 2007, nhân ngày sinh nhật của Doraemon, chủ nhà máy nơi sản xuất cậu ta gọi cậu là 'MS-903'. Ở nhiều nước nói tiếng Anh, Doraemon được gọi theo cách ký âm rōmaji, đây cũng là cách gọi mới trong lần tái bản bộ truyện tranh cùng tên gần đây của Nhà xuất bản Kim Đồng. Trong truyện, cậu ta thường bị gọi lầm là chồn (Tanuki). Trong phiên bản tại truyện tranh tại Việt Nam, cậu còn được gọi bằng tên thân mật "Mèo Ú". Tên "Đôrêmon" xuất hiện đầu tiên từ bản dịch tiếng Thái (โดราเอมอน) của nhà xuất bản Kim Đồng. Trong bản gốc tiếng Nhật, cậu được gọi thân mật là "Dora-chan" (ドラちゃん, "Dora-chan"?) bởi Shizuka và mẹ Nobita.

Cốt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Nobi Nobita (のび太) là một cậu bé 10 tuổi người Nhật Bản, có tính cách tốt bụng, nhưng cũng lười biếng, không may mắn và yếu đuối. Cậu thường bị bắt nạt bởi Goda Takeshi (剛田 武, tên gọi bình thường là Jaian), là một kẻ hay bắt nạt, tính tình khó chịu và có ý chí mạnh mẽ, và Honekawa Suneo (骨川 スネ夫, bạn thân của Jaian), là một cậu bé giàu có và hay khoe khoang. Giấc mơ duy nhất của Nobita là kết hôn với Minamoto Shizuka (しずか). Nobita Nobi bị cản trở bởi Hidetoshi Dekisugi (出木杉 英才), một học sinh ưu tú gây sức hút mạnh mẽ đối với Shizuka.

Nobita luôn bị khiển trách vì điểm 0 của mình bởi thầy giáo và cha mẹ của mình. Tamako (mẹ của Nobita) và Nobisuke (cha của Nobita), những người cố gắng khuyến khích cậu cố gắng học tập. Mặc dù vậy, cậu vẫn tiếp tục thất bại: không được nhận vào đại học; thành lập một doanh nghiệp và bị hoả hoạn, đưa gia đình tương lai của mình vào cảnh nợ nần và nghèo đói; không kết hôn với Shizuka, mà là em gái của Jaian, Jaiko. Cháu trai của Nobita từ thế kỷ 22, Sewashi Nobi, quyết định gửi một con mèo robot tên là Doraemon trở lại quá khứ để chăm sóc Nobita nhằm thay đổi tương lai sau này: để con cháu của cậu có được một cuộc sống tốt hơn. Doraemon có cái một túi bốn chiều, trong đó cậu lưu trữ các bảo bối để hỗ trợ Nobita. Những bảo bối này giúp Nobita vượt qua những rắc rối, cải thiện mối quan hệ của cậu bé với cha mẹ và bạn bè. Doraemon là một người bạn tốt của Nobita.

Doraemon nhanh chóng kết bạn với Nobita và cực kỳ chu đáo: cậu hỗ trợ Nobita trong những lúc khó khăn, nhưng cũng cố gắng giúp Nobita không lạm dụng bảo bối, làm tình hình trở nên tệ hơn so với ban đầu. Nobita, mặc dù đôi khi mắc sai lầm, cậu vẫn cố gắng giải quyết vấn đề của mình với sự giúp đỡ của Doraemon, làm điều đúng đắn và cố gắng học tập, cuối cùng khiến cậu có thể kết hôn với Shizuka. Doraemon do đó có thể trở lại tương lai; Nobita bây giờ đã trưởng thành và có thể tự mình đối phó với những trở ngại trong cuộc sống.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Doraemon khi còn ở thế kỉ XXII (có da màu vàng)

Theo tập phim 2112: Doraemon ra đời, Doraemon sinh ngày 3 tháng 9 năm 2112 tại Xưởng sản xuất Robot Matsushiba ở Tokyo, nhưng trong quá trình chế tạo cậu tình cờ bị trúng phải một tia lửa điện mạnh do bọn cướp bắn ra, khiến cậu bị mất một con ốc vít ở đầu, rơi ra khỏi dây chuyền sản xuất, bị va đập và suýt chút nữa rơi vào lò hỏa thiêu. May mắn Doraemon đã được một cô bạn mèo cứu thoát. Nhưng cũng chính vì bị mất một con ốc nên cậu hay lú lẫn, lấy nhầm bảo bối khiến cho thầy hiệu trưởng trường đào tạo robot nhắc nhở. Cậu theo học một lớp học chuyên đào tạo những robot có ích và kết bạn với một nhóm mèo máy có cùng hình dạng (xem Đội quân Doraemon). Vào ngày lễ tốt nghiệp, cậu được gia đình Sewashi nhận về nuôi để trông coi Sewashi. Trước đây, Doraemon có nước da màu vàng và hai tai.

Vào buổi trưa ngày 30 tháng 8 năm 2122, cậu ngủ quên và bị chuột gặm mất đôi tai. Các bác sĩ đã cố gắng sửa chữa tai của Doraemon tại bệnh viện, nhưng do sai sót trong quá trình điều trị, nên Doraemon đành phải chấp nhận bỏ đôi tai của mình, cậu còn bị Noramyako chê cười. Doraemon rất buồn mặc cho Sewashi hết lời an ủi, cậu đã uống nhầm dầu bi kịch thay cho thuốc phục hồi làm nước da cậu biến thành màu xanh lam như chúng ta thấy ngày nay. Kể từ hôm đó Doraemon rất sợ và căm ghét bọn chuột tới mức lôi ra những bảo bối hạng nặng ra tiêu diệt chúng như "súng Jumbo" hoặc "Súng tên lửa" trong chương "Chuột và bom", cậu ít tự tin về tình yêu của mình. Doraemon không hiểu tại sao nhà Sewashi lại không thể chữa trị đôi tai cho mình, cậu dùng các bảo bối thời gian quay về quá khứ và gặp Nobita, cụ tổ của Sewashi, và cũng là nguyên nhân gây khó khăn về kinh tế cho con cháu đời sau vì bản chất yếu ớt, hậu đậu. Doraemon quyết định đến giúp Nobita trong cuộc sống, từ đó họ trở thành đôi bạn thân thiết và cùng trải qua bao hiểm nguy, vui có, buồn có. Doraemon bị mất một con vít trong lúc chế tạo do bị bọn cướp bắn trúng, vì vậy mà sau này cậu thường bị hỏng hóc và phải bảo trì thường xuyên. Nhiều lúc trong những tình huống nguy cấp, Doraemon cuống cả lên và lấy ra toàn những thứ linh tinh, chẳng giúp ích được gì.

Kết thúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ truyện đã ngừng xuất bản sau khi Fujiko F Fujio qua đời vào năm 1996[6], nên bộ truyện không có cái kết. Điều này đã khơi dậy nhiều truyền thuyết đô thị trong suốt những năm qua. [7] Một trong những "kết thúc" nổi tiếng nhất của manga là của một họa sĩ truyện tranh nghiệp dư dưới bút danh "Yasue T. Tajima", lần đầu tiên xuất hiện trên Internet vào năm 1998 và được tạo thành một manga vào năm 2005. Câu chuyện diễn ra khi pin của Doraemon đã cạn kiệt, Nobita sau đó lớn lên trở thành một kỹ sư robot, có khả năng hồi sinh Doraemon và sống một cuộc sống hạnh phúc. Tajima đã đưa ra lời xin lỗi vào năm 2007, và lợi nhuận đã được chia sẻ với Shogakukan và chủ sở hữu bản quyền, Fujiko F. Fujio

Ryūichi Yagi và Takashi Yamazaki, đạo diễn của Stand by Me Doraemon, xác nhận rằng nó chỉ có một phần mở đầu, trong khi phần kết được viết lại nhiều lần. Vì điều này, Shogakukan đã phải làm rõ rằng: chỉ khi cuộc hôn nhân của Nobita và Shizuka được hoàn thành thì nhiệm vụ mới được hoàn thành, và sau đó Doraemon sẽ trở lại tương lai.[8]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ và phần mặt thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái miệng rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo thân hình của Doraemon như sau:

  • Chiều cao: 129,3 cm
  • Cân nặng: 129,3 kg
  • Nhảy cao: 129,3 cm (khi thấy chuột)
  • Công suất tối đa: 129.3 bhp
  • Vòng bụng: 129,3 cm
  • Đường kính chân: 129,3 mm
  • Tốc độ chạy: thông thường: 5 m/giây; khi gặp chuột: 129,3 km/giờ

Như vậy các số đo của Doraemon đều là con số 129,3. Ngoài ra, ngày sinh của cậu là 3/9/2112

Cấu tạo bên trong và các bộ phận của Doraemon

Vì đây là một cậu mèo máy robot của thế kỉ XXII, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao. Các tính năng ưu việt (nhưng cũng có khi bị hỏng) được kể ra dưới đây:

  • Đầu: đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Nhưng không được nhạy cảm như mong đợi, Doraemon gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các con số, lấy nhầm bảo bối khi cuống lên,... Đầu Doraemon còn cứng như đá, đến sư tử lẫn cá mập cắn còn phải gãy răng, và thật ra cũng là một loại vũ khí rất đắc lực. cậu có thể sử dụng nó để tông vỡ cửa sổ, nổ bình khí gas (Nobita và Vương quốc trên mây), làm kẻ thù bất tỉnh (Nobita và vương quốc robot),...
    • Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn xanh.
    • Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.
    • Mũi: Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính, độ nhạy gấp 20x mũi người (nhưng hiện tại đã bị hỏng).
    • Râu (hay ria mép): 6 sợi râu rađa, có thể nắm bắt được thông tin từ xa, hiện tại đang chờ sửa chữa.
    • Miệng: Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Răng của Doraemon chỉ được nhìn thấy khi nổi giận (cũng giống với các nhân vật khác).
  • Chuông: Được gắn trên vòng cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của Doraemon. Khi rung chuông sẽ tạo ra một làn sóng âm thanh đặc biệt và kêu gọi những bạn bè của Doraemon. Nhưng hiện nay cũng đã bị hỏng, thay vào đó là chiếc chuông camera mini (Nobita và hành tinh muông thú). Trong Nobita và viện bảo tàng bảo bối, Doraemon sẽ ngày càng bị mất hết tư duy và trở thành như một chú mèo bình thường nếu bị mất chuông.
  • Da là một chất đặc biệt chống lại sự ăn mòn kim loại, có độ bền cao, chống bụi. Nhưng nó vô dụng khi gặp thời tiết lạnh hay nóng quá. Bên trong là lò nguyên tử, tạo ra năng lượng cho mèo ú. Trong tập phim 2112: Doraemon ra đời, da vốn là màu xanh lam, còn màu vàng chỉ là nước sơn và chuyển sang màu xanh khi cậu khóc quá nhiều. Ngoài ra, da ở phần chân có thiết bị phản trọng lực, vì vậy chân Doraemon luôn cách mặt đất 3 mm (cũng là lý do mà Doraemon không bao giờ đi giày).
  • Tay: Thông thường tay của Doraemon có hình tròn trắng, không có vân tay và ngón tay. Doraemon thường bị thua khi chơi "oẳn tù tì" do chỉ ra được nấm đấm, tuy nhiên sự thật là Doraemon có ngón tay.
  • Túi thần kỳ: Sử dụng công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối, cậu có một chiếc tương tự gọi là túi sơ-cua (túi dự phòng) để dưới gối, dùng khi quên mang theo và thông hai đầu với nhau. Ngoài ra nó còn được dùng để chứa các thứ linh tinh khác như bánh rán, chén đũa,...
  • Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
  • Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động, được sử dụng để tiết kiệm năng lượng. Nhưng trong bộ truyện màu phát hành năm 1970, khi kéo cái đuôi, Doraemon lại tàng hình.

Doraemon là robot mèo máy cũ xảy ra sự cố, đó là lý do khiến các bộ phận như "chuông gọi mèo" và "râu ra-đa" hỏng liên tục, ngoài "thiết bị cảm nhận âm thanh từ xa". Vì vậy, thi thoảng cậu cũng tự trang bị cho mình những linh kiện mới rẻ tiền. Như trong tập truyện dài Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú, cậu thay chuông gọi mèo thành máy chụp hình mini đeo cổ, dù các bộ phận khác vẫn bị bỏ rơi và chưa được đem đi sửa. Thực tế hơn, thế giới tương lai của Doraemon quy định mỗi năm phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ một lần, khi đó những bộ phận hỏng hóc sẽ được sửa chữa. Nhưng những thiết bị hỏng hóc trên người Doraemon cứ như vậy mãi do cậu không chịu đi kiểm tra, sợ khám sức khỏe vì cho rằng nếu vậy thì Nobita sẽ không thể sống tốt như trước.

Quyền năng và bảo bối

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách bảo bối trong Doraemon

Doraemon có một chiếc túi ở giữa bụng rất là thần kì dù nó rất nhỏ nhưng đây là nơi chứa đựng rất nhiều bảo bối của cậu. Ngoài ra, cậu còn có một chiếc túi nữa để dự phòng, cũng có các bảo bối, theo thống kê sơ bộ thì đôrêmon có tất cả 4500 bảo bối (và hiện đang tăng thêm do các bộ truyện bên ngoài do fan xuất bản)

Chiếc túi của Doraemon cũng đặc biệt ở chỗ nó có thể nhét bao nhiêu thứ vào cũng được, dù thứ đó có to đến mấy. 2 chiếc túi của cậu có liên kết với nhau, qua đó ở một số tập, Nobita có thể dùng túi dự phòng, chui qua nó để sang chiếc túi nằm ở bụng Doraemon, nhờ đó cậu có thể gặp được Doraemon như trong tập "Nobita và mê cung thiếc" ở dưới biển.

Chiếc túi đựng bảo bối thần kì của Doraemon đó chính là túi không đáy, vì vậy, mỗi khi kiểm kê đồ đạc, nhà Nobita lại như một công trường xây dựng, khiến bà Nobi không ít lần cáu giận. Tuy nhiên, trong số đó cũng có khá nhiều thứ đồ hỏng cần đi sửa, lúc đó, Doraemon sẽ cho chúng vào nhà máy sửa chữa ngay, bằng không sẽ cho chúng vào Thùng rác không đáy.

Cuộc sống và tính cách

[sửa | sửa mã nguồn]

Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng hội chứng sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do khi ở thế kỉ XXII, cậu bạn Sewashi (cháu cố của Nobita) đã nghĩ đến việc chế tạo 1 chú chuột robot để làm Doraemon vui nhưng vì điều khiển bất cẩn nên cậu đã để chú chuột robot gặm mất tai của Doraemon vì thế từ đó Doraemon sợ chuột.Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cô mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Vì là một người bạn thân thiết của Nobita, Doraemon giúp đỡ cho cậu bé rất chu đáo. Tuy nhiên, nhiều khi, chú mèo máy cũng nổi nóng hay giận dỗi giống hệt cậu bạn mình. Và những khi đó, hai người thường cãi nhau, thậm chí giận dỗi cho đến lúc vấn đề được giải quyết, có một số lúc Doraemon còn bỏ về tương lai.

Doraemon cũng khá thật thà, dễ bị Nobita lừa hoặc đùn đẩy việc đi chợ, đưa hàng cho mẹ. Đồng thời, chú mèo máy cũng giống Nobita, có một số suy nghĩ không chín chắn, nhưng thường thì Doraemon không bồng bột mà luôn suy nghĩ kĩ trước khi dùng bảo bối vào việc bất lợi với mọi người. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt truyện đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Doramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bức rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối, nhất là Nobita. Trong các tập truyện tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho truyện Doraemon trở nên hấp dẫn.

Trong những cuộc phiêu lưu, Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu, dũng cảm, luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.

Doraemon còn có một cô bạn gái (mèo thật) là Mii-chan, cậu đã từng vất vả để chinh phục cô nàng đỏng đảnh này. Bên cạnh đó cậu cũng làm quen với nhiều mèo khác và có cả nhóm mèo bạn thân của Doraemon. Thỉnh thoảng ta thấy cô và Doraemon cùng đi picnic (các tập truyện ngắn), Nobita rất bực mình vì đôi khi Doraemon đi chơi với Mii-chan mà không cho cậu mượn bảo bối. Ở thế kỷ 22, Doraemon cũng có một cô em gái là Dorami. Cậu ta từng có một cô bạn gái là mèo máy tên là Doramyako (ノラミャー子) nhưng đã chia tay vì cô cảm thấy Doraemon quá lùn so với cô và một lý do khác nữa là do khi Doraemon mất tai phải băng bó nên bị Doramyako chế nhạo nhưng sau này vì Doraemon đã bắt được những tên trộm thời gian bị truy nã nên Doramyako đã làm bạn lại với Doraemon (trong Ngày Doraemon ra đời), do sau này Doraemon phải ở quá khứ để chăm sóc Nobita nên hai người cũng ít gặp nhau. Doraemon cũng xuất hiện trong truyện Đội quân Doraemon với vai trò là một trong bảy thành viên của đội quân cùng tên. Trong truyện Doraemon bóng chày với số áo 10 ở vị trí giao bóng nhưng ném bóng khá tệ. Cuộc sống thực sự của Doraemon thường không được phản ánh đầy đủ mà chủ yếu là qua những tình huống liên quan đến Nobita. Những món bảo bối mà Doraemon mua được xuất phát từ việc bán tiền cổ mà hàng tháng mẹ Nobita cho (500 yên/tháng) với giá cao để lấy tiền hơn 100 năm sau mà thời Sewashi sử dụng nên mọi bảo bối trong tay Doraemon đều được mua từ cửa hàng bách hóa tương lai.

Lồng tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1973, Tomita Kōsei là một nam seiyū lồng tiếng cho Doraemon từ tập 1 đến - tập 13, nhưng từ tập 14 - tập 52, vai này đã chuyển cho nữ seiyū Nozawa Masako cũng trong năm đó. Kể từ đó đến nay, những diễn viên lồng tiếng cho cậu thường là các seiyū nữ dù Doraemon là một cậu mèo. Người lồng tiếng cho mèo máy lâu nhất là Ōyama Nobuyo từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến 25 tháng 3 năm 2006 (gần 26 năm) mặc dù đến tháng 3, năm 2005 bà đã 68 tuổi. Từ ngày 15 tháng 4 năm 2005, Mizuta Wasabi tiếp tục đảm nhận công việc này. Doraemon bản mạ vàng được lồng tiếng bởi Takahashi Kazue năm 1980 và Yokoyama Chisa năm 1995.

Ở Việt Nam, khi loạt phim Doraemon được "Việt hóa", Nguyễn Thụy Thùy Tiên đảm nhận lồng tiếng cho chú mèo máy cùng tên từ năm 2010 (bản HTV3). Trước đó, khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, Doraemon được thuyết minh bởi Hoài Vân (bản VTV1).

Trong các bản tiếng Anh, Doraemon được lồng tiếng bởi A.J. Henderson (1985-1996), Hossan Leong (2002-2003), Mona Marshall (2014-2015, 2021, bản Mỹ), Sarah Hauser (2015-2016, bản Anh).

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quang cảnh buổi Kỉ niệm 100 năm trước khi Doraemon ra đời ở Hồng Kông

Doraemon là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (Asian Heroes) trong một bài báo có tựa đề The Cuddliest Hero in Asia (Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á) do tạp chí TIME bầu chọn[9]. Tháng 3 năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã chọn Doraemon là Đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân Ngoại trưởng Nhật Bản Komura Masahiko chủ trì.[10]. Với những bảo bối của mình, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Son Goku của Bảy viên ngọc rồng.[11] Một cuộc thăm dò khác cũng được Oricon công bố ngày 14 tháng 4 năm 2008 với đối tượng là những người hâm mộ hoạt hình Nhật Bản theo câu hỏi Bạn muốn trở thành nhân vật anime nào nhất?, trong đó nhân vật Doraemon đứng ở vị trí thứ hai, sau Son Goku (Bảy viên ngọc rồng).[12]

Vào năm 2012-2014, lễ kỉ niệm 100 năm trước khi Doraemon ra đời được diễn ra tại Hồng Kông, Triều Dương, Bắc Kinh, Thượng Hải, Đài Loan, Indonesia và một số quốc gia khác. Vào ngày 3 tháng 9, 2012, Google Nhật Bản đã thay đổi biểu trưng logo thành hình Doraemon và tại thành phố Kawasaki, Doraemon được trao hộ khẩu trở thành công dân nước Nhật nhân kỉ niệm 100 năm trước khi chú mèo sinh ra.[13][14]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhân vật Broadband từ Ủy ban Truyền thông Liên bang.

Doraemon còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãng ESP Guitars đã chế tạo một loại guitar mang hình dáng Doraemon.[15] Cậu mèo máy cùng các nhân vật vật khác trong tác phẩm cùng tên cũng xuất hiện trong video âm nhạc cho đĩa đơn "From a Distance", trích từ album Bicycles & Tricycles của The Orb. Hơn 50 trò chơi video-chỉ tiếng Nhật, bắt đầu từ hệ máy Arcadia 2001 của hãng Emerson lấy Doraemon làm nhân vật chính. Cậu mèo máy còn có thể thấy trong loạt trò chơi Taiko no Tatsujin (chỉ từ 11 - 13), Meccha! Taiko no Tatsujin DS: 7tsu no Shima no Daibouken, và Taiko no Tatsujin Wii. Kể từ năm 2000, công ty Bunmeido đã bán những phiên bản giới hạn những chiếc bánh dorayaki với tên gọi Doraemon Dorayaki mỗi năm vào khoảng tháng 3 (tháng trình chiếu các bộ phim dài) và tháng 9 (tháng sinh nhật của Doraemon). Ngày 3 tháng 9 năm 2009, biểu trưng của Google tiếng Nhật đã thay đổi với hình ảnh của Doraemon và những bảo bối quen thuộc như trực thăng tre, cánh cửa thần kì, đèn pin thu nhỏ để kỷ niệm sinh nhật cậu mèo máy.[16] Ở phạm vi ngoài Nhật Bản, nhân vật Broadband của Ủy ban Truyền thông Liên bang có nhiều nét giống Doraemon, việc này đã gây ra những tranh cãi về vấn đề bản quyền giữa Shogakukan với Ủy ban này.[17] Hình ảnh Doraemon cũng là ý tưởng ra đời các tác phẩm Đội quân DoraemonDoraemon Bóng chày.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập phim 2112: Doraemon ra đời
  2. ^ JAPAN, Yahoo!. “ドラえもんは漢字で書くと(銅鑼衛門)ですか? - GTOでは『怒羅江悶』だったと思います。ちなみに基本漢字は使いません。”. Yahoo!知恵袋 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Online dictionary of manga and video games in Japan: doraemon” (bằng tiếng Anh). Docoja.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ “Doraemon” (bằng tiếng Anh). Elanso.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  5. ^ “Just how many gadgets does comic cat Doraemon have?” (bằng tiếng Anh). Kyodo World News Service. ngày 1 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2009. Doraemon, whose name derives from "doraneko," meaning "stray cat" and "-aemon," an old suffix for Japanese boys' names...[liên kết hỏng]
  6. ^ “Sau khi Fujiko. F. Fujio qua đời, ai đã "thừa kế" Doraemon? - JAPO - Cổng thông tin Nhật Bản”. JAPO Japanese News. 12 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ “Doraemon, 10 cose che (forse) non sapete sul gatto robot che viaggia nel tempo”. Movieplayer.it (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2022.
  8. ^ “Doraemon, 10 cose che (forse) non sapete sul gatto robot che viaggia nel tempo”. Movieplayer.it (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2022.
  9. ^ Pico Iyer (2006). “The Cuddliest Hero in Asia” (bằng tiếng Anh). TIME Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Japan appoints cartoon ambassador” (bằng tiếng Anh). MSNBC. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ “1000人が選んだ!漫画史上"最強"キャラクターランキング!” (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ “Kết quả từ Oricon” (bằng tiếng Anh). Oricon. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.
  13. ^ “Doraemon, Robot Cat From the Future, Celebrates -100th Birthday”. Anime news Network. 3 tháng 9, 2012. Truy cập 8 tháng 3, 2016.
  14. ^ “Mèo máy Doraemon trở thành công dân Nhật”. báo Tuổi trẻ. 25 tháng 8, 2012. Truy cập 8 tháng 3, 2016.
  15. ^ “Kết quả từ espguitars” (bằng tiếng Nhật). Espguitars.co. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  16. ^ “Googleトップページロゴが「ドラえもん」に” (bằng tiếng Nhật). Itmedia.co. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ “Doraemon handler calls FCC copycat” (bằng tiếng Anh). Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2009.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (tiếng Nhật) Website Doraemon chính thức
  • (tiếng Nhật) Website phim Doraemon chính thức
  • (tiếng Nhật) Website Doraemon chính thức trên TV Asahi Website
  • (tiếng Anh) Bài viết về Doraemon trên TIME Asia
  • (tiếng Anh) Phim hoạt hình Doraemon trên Bách khoa toàn thư của Anime News Network
Cổng thông tin:
  • Doraemon
  • icon Anime
  • x
  • t
  • s
Doraemon
Được tạo ra bởi: Fujiko Fujio, Fujiko Pro, Shin-Ei Animation
Tác phẩm
Manga
  • Truyện ngắn
  • Truyện dài
  • Đội quân Doraemon
    • đặc biệt
  • Doraemon Bóng chày
    • tập truyện
    • nhân vật
Anime
  • Loạt phim 1973
  • Loạt phim 1979 (danh sách tập: 1979–1987, 1988–1996, 1997–2005)
  • Loạt phim 2005 (danh sách tập: 2005–2014, 2015–nay)
Nhân vật
  • Doraemon
  • Nobi Nobita
  • Minamoto Shizuka
  • Jaian
  • Honekawa Suneo
Phim điện ảnh
Phim 2D
  • Chú khủng long của Nobita (1980)
  • Nobita và lịch sử khai phá vũ trụ (1981)
  • Nobita thám hiểm vùng đất mới (1982)
  • Nobita và lâu đài dưới đáy biển (1983)
  • Nobita và chuyến phiêu lưu vào xứ quỷ (1984)
  • Nobita và cuộc chiến vũ trụ (1985)
  • Nobita và binh đoàn người sắt (1986)
  • Nobita và hiệp sĩ rồng (1987)
  • Nobita Tây du kí (1988)
  • Nobita và nước Nhật thời nguyên thủy (1989)
  • Nobita và hành tinh muông thú (1990)
  • Nobita ở xứ sở nghìn lẻ một đêm (1991)
  • Nobita và vương quốc trên mây (1992)
  • Nobita và mê cung thiếc (1993)
  • Nobita và ba chàng hiệp sĩ mộng mơ (1994)
  • Đấng toàn năng Nobita (1995)
  • Nobita và chuyến tàu tốc hành Ngân Hà (1996)
  • Nobita và cuộc phiêu lưu ở thành phố dây cót (1997)
  • Nobita du hành biển phương Nam (1998)
  • Nobita - Vũ trụ phiêu lưu kí (1999)
  • Nobita và truyền thuyết vua Mặt Trời (2000)
  • Nobita và những dũng sĩ có cánh (2001)
  • Nobita và vương quốc robot (2002)
  • Nobita và những pháp sư Gió bí ẩn (2003)
  • Nobita ở vương quốc chó mèo (2004)
  • Chú khủng long của Nobita 2006 (2006)
  • Phiên bản mới • Nobita và chuyến phiêu lưu vào xứ quỷ (2007)
  • Nobita và người khổng lồ xanh (2008)
  • Phiên bản mới • Nobita và lịch sử khai phá vũ trụ (2009)
  • Nobita và cuộc đại thủy chiến ở xứ sở người cá (2010)
  • Phiên bản mới • Nobita và binh đoàn người sắt (2011)
  • Nobita và hòn đảo diệu kì (2012)
  • Nobita và viện bảo tàng bảo bối (2013)
  • Phiên bản mới • Nobita thám hiểm vùng đất mới (2014)
  • Nobita và những hiệp sĩ không gian (2015)
  • Phiên bản mới • Nobita và nước Nhật thời nguyên thủy (2016)
  • Nobita và chuyến thám hiểm Nam Cực Kachi Kochi (2017)
  • Nobita và đảo giấu vàng (2018)
  • Nobita và Mặt Trăng phiêu lưu ký (2019)
  • Nobita và những bạn khủng long mới (2020)
  • Nobita và cuộc chiến vũ trụ tí hon 2021 (2022)
  • Nobita và vùng đất lý tưởng trên bầu trời (2023)
  • Nobita và bản giao hưởng Địa Cầu (2024)
  • Nobita no Esekai Monogatari (2025)
Phim 3D
  • Stand by Me Doraemon (2014)
  • Stand by Me Doraemon 2 (2020)
Phim ngắn
  • Đại chiến thuật côn trùng (1998)
  • Kỉ niệm về bà (2000)
Trò chơi
  • Doraemon (1986)
  • Doraemon: Meikyū Daisakusen (1989)
  • SOS! Otogi no Kuni (1997)
  • Nobita to Mittsu no Seireiseki (1997)
  • Doraemon Wii (2007)
  • Doraemon: Nobita no Bokujō Monogatari (2019)
  • Doraemon Story of Seasons: Friends of the Great Kingdom (2022)
Âm nhạc
  • Album nhạc phim
  • Bài hát chủ đề
    • "Boku Doraemon"
    • "Doraemon no Uta"
    • "Yume o Kanaete Doraemon"
    • "Doraemon"
Liên quan
  • Bảo bối
    • Chong chóng tre
  • Phiên bản quốc tế
    • Mỹ
    • Việt Nam
  • Video tại gia
  • Sách Wikipedia Sách
  • Cổng thông tin Cổng thông tin
  • Thể loại Thể loại
  • Trang dự án Dự án
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 123472326
  • MBA: 17e37a15-c4f3-4c85-ab67-c98ecd217683
  • VIAF: 77223002
  • WorldCat Identities (via VIAF): 77223002

Từ khóa » Có Hoạt Hình Doraemon