Đốt Rơm Rạ: Lãng Phí Tài Nguyên, ô Nhiễm Môi Trường
Có thể bạn quan tâm
Vào mùa vụ, nhiều nông dân vẫn còn thói quen đốt bỏ rơm rạ ngay trên ruộng đồng. Đây là việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khi rơm rạ bị đốt cháy, thành phần C, H, O sẽ biến thành khí CO2, CO và hơi nước; protein bị phân hủy và biến thành các khí NO2, NO3, SO2… và tro sót lại chứa một ít P, K, Ca và Si… . Do là đốt ở nhiệt độ thấp nên cháy hoàn toàn nên sẽ phát sinh ra hàng loạt chất ô nhiễm, trong đó có bụi, CO2, kim loại như chì, thủy ngân, kẽm, asen…Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây khói mù và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.
Ảnh: Một số gia đình vẫn đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa
Việc đốt lượng phế thải nông nghiệp sẽ tạo ra một lượng lớn các khí có hại cho sức khỏe con người, làm tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lưới điện. Hơn nữa, khói rơm rạ thường có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, làm người ta ho, hắt hơi, buồn nôn, thở khò khè, hoặc có cảm giác ngạt thở...
Ảnh: Việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học: rơm rạ là một nguyên liệu đa dụng, không phải là rác thải. Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo 100 gam trọng lượng khô có: 60g cellulose, 14g lignin, 3,4g đạm, 1,9g chất béo. Nếu tính theo nguyên tố thì carbon 44%, hydro 5%, oxy 49%, nitơ 0,92%, chất vi lượng như phốt pho, lưu huỳnh, kali.. Hiện nay, khoa học nông nghiệp chỉ ra nhiều cách sử dụng rơm rạ có thể thực hiện đại trà nhiều nơi:1. Làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt ở những nơi hoặc trong mùa thức ăn hiếm ít. Hiện nay, nhiều nông dân còn biết ủ rơm kỵ khí ngay trên đồng ruộng để có loại rơm chất lượng hơn cho gia súc.2. Trồng nấm rơm: hiện nay đã được canh tác rất phổ biến ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Đây là một loại nông sản rất tốt, ước tính ra rằng cứ 1 tấn rơm rạ đem đi trồng nấm sẽ thu được 780 kg nấm rơm tươi.3. Vùi rơm rạ vào đất: Đây là cách khá đơn giản, giúp đất trồng có thêm đạm và chất hữu cơ hơn.4. Sản xuất phân bón hữu cơ với các công đoạn sau: Cho chế phẩm vi sinh cùng với nước và phân NPK lên rơm, rạ; Phủ nilon và trát bùn kín. Sau 3 tuần rơm rạ mủn ra thành phân bón cho cây trồng. Dùng phân hữu cơ để bón lót, sẽ giảm được 30% lượng phân bón hóa học, tăng năng suất cây trồng lên 7%. Ngoài ra, rơm rạ còn có thể dùng để sản xuất than sinh khối, sản xuất ethanol, giấy, vật liệu xây dựng: bê tông siêu nhẹ, đệm lót vận chuyển hàng hóa dễ vỡ, vận chuyển hoa quả, v.v… Vì vậy, đốt rơm rạ thực sự vừa lãng phí tài nguyên, vừa ô nhiễm môi trường./.
Từ khóa » đặc điểm Của Rơm Rạ
-
Ứng Dụng Thành Phần Hoá Học Của Rơm Rạ Vào Sản Xuất - KOSEI
-
Hãy Dừng Việc đốt Rơm Rạ! - Bài Viết Chuyên Sâu - Huyện Gia Lâm
-
[PDF] Nguồn Phế Thải Nông Nghiệp Rơm Rạ Và Kinh Nghiệm Thế Giới Về Xử Lý ...
-
Thành Phần Và Tính Chất Của Rơm Rạ
-
Rơm, Rạ Và Công Dụng Của Rơm, Rạ
-
Rơm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rơm, Rạ Và Môi Trường - Báo điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Những Lợi ích Chưa Biết Từ Rơm Rạ Khô đối Với Canh Tác Nông Nghiệp
-
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KỸ THUẬT XỬ LÝ RƠM RẠ SAU KHI THU ...
-
Thời Của Rơm Rạ ? - CafeLand.Vn
-
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ
-
Một Số Công Dụng Của Rơm Rạ - Giảm Giá XL - GiamGiaXL
-
Những ích Lợi Chưa Biết Từ Rơm Rạ