Đốt Rơm Rạ Và Các Giải Pháp Thay Thế Tại Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trên, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ và đồng hành với các bên liên quan.
* Thực trạng đốt rơm rạ tại Hà Nội
Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố kết quả của việc đốt rơm rạ từ nghiên cứu Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng thuộc Dự án "Xây dựng bản đồ về khối lượng rơm rạ thải bỏ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Anh Lê - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, trong vụ Đông Xuân năm 2020, tổng diện tích canh tác lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội là 67.493 ha, chiếm khoảng 20% diện tích canh tác lúa (được phân bố ở 22/30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô). Tổng sản lượng lúa là 427.713 tấn, lượng rơm rạ bỏ lại trên đồng ruộng là 384.505 tấn và tỷ lệ rơm rạ bị đốt ngoài đồng ruộng trong vụ Đông Xuân năm 2020 trung bình là 20%. Các quận, huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao từ 35-60% là: Gia Lâm, Hoàng Mai, Thường Tín, Thạch Thất và Chương Mỹ.
Trong vụ Mùa năm 2020, diện tích canh tác lúa thấp hơn là 57.971 ha. Sau thu hoạch, lượng rơm rạ khô bỏ lại trên đồng ruộng là 251.266 tấn và tỷ lệ rơm rạ bị đốt trên toàn thành phố vụ này khá thấp, trung bình chỉ khoảng 2%.
Đáng chú ý, các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt rơm rạ có thể lan trong không khí, ảnh hưởng đến cả những người không sống gần nơi đốt rơm rạ. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các số liệu về phát thải, kết hợp cùng các dữ liệu về khí tượng (nhiệt độ, lượng mây, hướng gió, tốc độ gió) cho thấy, vùng ô nhiễm chính nằm ở phía Nam Hà Nội là thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức), thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) và xã Kim Bài (huyện Thanh Oai).
Tuy nhiên, dưới nhiều tác động mà kết quả về tỷ lệ đốt cũng như sự lan truyền các chất gây ô nhiễm đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Đây là kết quả khả quan cho thấy tác động tích cực của việc áp dụng nhiều giải pháp song song.
* Hiệu quả từ các giải pháp thay thế
Để kiểm soát các hoạt động này, ngày 18/9/2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ... UBND thành phố tăng cường và quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền tại địa phương.
Theo đó yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn chủ động ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Chỉ thị như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt tại địa phương; chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ công tác xử lý rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và hướng dẫn các phương án xử lý đảm bảo hợp vệ sinh môi trường…
Từ khóa » Hà Nội đốt Rơm Rạ
-
Đốt Rơm Rạ Mỗi Vụ ở Hà Nội Phát Sinh Hơn 23.000 Tấn CO2 Và 163,3 ...
-
Ngoại Thành đốt Rơm Rạ, Dân Nội đô Khổ Sở Vì ô Nhiễm - Tiền Phong
-
Ghi Nhận Sự Chuyển Biến Trong Xóa Bỏ Tình Trạng đốt Rơm Rạ ở Hà Nội
-
Quyết Tâm Xử Lý Triệt để Việc đốt Rơm Rạ - Sở TNMT
-
Mùa Gặt ở Hà Nội: Khói Rơm Rạ Lại Lan Khắp đường Làng, Ngõ Xóm
-
Vì Sao Mục Tiêu Không đốt Bỏ Rơm Rạ Của Hà Nội Chưa Thành Hiện ...
-
Tái Diễn Nạn đốt Rơm Rạ ở Ngoại Thành Hà Nội - Hànộimới
-
Tại Sao Người Dân Hà Nội Vẫn Tiếp Tục đốt Rơm Rạ? - VCAP
-
Người Ngoại Thành đốt Rơm Rạ 'làm Khổ' Nội Thành - Báo Thanh Niên
-
Hà Nội Khó Xử Lý đốt Rơm Rạ Tại Các Huyện Ngoại Thành
-
Hà Nội: Không Xét Thi đua Nếu địa Phương Xảy ... - Tạp Chí Môi Trường
-
Đốt Rơm Rạ ở Hà Nội: Cần Sự Hỗ Trợ Của Nhà Nước Và Nhà Khoa Học
-
Hà Nội: Không Xét Thi đua Nếu địa Phương Xảy Ra Tình Trạng đốt Rơm Rạ
-
Cần Giải Quyết Vấn đề đốt Rơm Rạ Bằng Những Biện Pháp Thay Thế ...