Đốt Sống Thắt Lưng: Đặc điểm, Chức Năng Và Các Bệnh Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Thoái hoá cột sống thắt lưng (Spondylosis)
Một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Những thay đổi này khiến người bệnh đau, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.
Theo viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) có hơn 85% ở những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.
Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống:
- Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
- Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
- Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra (Multilevel spondylosis) ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
Tác động của bệnh thoái hóa cột sống khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.
Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.
Các triệu chứng phổ biến như cứng khớp và đau nhẹ, nó càng trở nên nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Yếu ở tay hoặc chân.
- Sự phối hợp giữa tay và chân kém.
- Co thắt cơ bắp và đau.
- Đau đầu.
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn.
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, tuy nhiên có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau:
- Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch Vật lý trị liệu tại nhà.
- Ngồi và đứng đúng cách.
- Học cách nâng các đồ vật
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
- Ăn uống lành mạnh.
- Bỏ thuốc lá.
- Tránh sử dụng quá nhiều rượu.
- Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều.
Tóm lại, duy trì một lối sống lành mạnh là phương pháp tốt nhất để giúp cho cột sống luôn khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật. Khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường, đau nhức vùng thắt lưng cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị và can thiệp kịp thời.
Từ khóa » Giải Phẫu Chức Năng Cột Sống Cổ
-
7 đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, đặc điểm, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Liên Quan
-
Giải Phẫu Cột Sống Và Hệ Thần Kinh Ngoại Biên - Y Học Cộng Đồng
-
Đặc điểm Giải Phẫu Sinh Lý Cột Sống Cổ - Điều Trị đau
-
Đặc điểm Của Các đốt Sống Cổ | Vinmec
-
Giải Phẫu Cột Sống
-
GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN MÌNH. PHẦN 1: XƯƠNG VÀ KHỚP
-
Đốt Sống Cổ Là Gì? Có Mấy Đốt? Cấu Tạo, Chức Năng
-
Giải Phẫu Sinh Lý Vùng Cổ Vai - Xương Khớp Quốc Tế SCC
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Tủy Sống - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Thoát Vị đĩa đệm Cột Sống Thắt Lưng L4-L5, L5-S1: Dấu Hiệu & Do đâu?
-
[PDF] ĐẶT VẤN ĐỀ - Đại Học Y Hà Nội
-
7 Đốt Sống Cổ - Hỉnh Ảnh, Đặc Điểm, Cấu Tạo, Chức Năng