Đốt Trúc - Một Tác Phẩm Nhiều Tâm Huyết - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Thật ra, có thể hiểu được tâm trạng phân vân của các nhà văn trên: chất lượng cuốn sách không đều! Nếu phần thứ nhất của cuốn sách (mang tên nhân vật chính Hoàng Hữu Nguyên) viết khá dữ dội, cuốn hút thì phần thứ hai (cũng mang tên một nhân vật chính khác là Huỳnh Minh Cường) lại có vẻ gượng gạo, mờ nhạt và nhất là… quá dài, 252tr/256tr, gần đúng bằng phần thứ nhất! Phần 1 mở đầu bằng một cảnh chiều cuối năm Âm lịch “Hôm nay đã là 25 tháng Chạp, cứ như một ước lệ của đất trời, cái giá lạnh tự phương nào xa khuất đến hẹn đã lại quầy quả trở về…”.
Cái vẻ u ám này gần như theo suốt 12 chương sách, kể chuyện bắt đầu từ chuyến về làng sau 15 năm giam cầm (1960-1975) của nhân vật chính Hoàng Hữu Nguyên, một cán bộ “cấp thứ trưởng” mắc vào vòng lao lý. Có thể thấy bóng dáng của những nhân vật “vang bóng một thời” như các cụ Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi…, nay hầu hết đều đã được phục hồi? Cả một “thế giới trong tù” với những nhân vật ghê rợn như Xác Ướp Đèo Văn Trợ, Đơbê Phạm Văn Quảng, Bayon Trịnh Đình Trắm…cũng được khắc họa sắc nét, sống động, tuy không nhân vật nào được theo đến tận cùng?
Từ lâu rồi, cuộc sống của các tù nhân vốn luôn được các nhà văn ta quan tâm, “để mắt” đến. Nguyên Hồng với “Những ngày thơ ấu”, “Bỉ vỏ”, “Sóng gầm”… Rồi Bùi Ngọc Tấn, Bùi Huy Phồn… Nay có thể kể thêm Nguyễn Đắc Như vào danh sách này? Điều lạ là Nguyễn Đắc Như không hề có “thực tế” về mảng sống này mà tác phẩm Đốt trúc của anh (phần đầu) vẫn khá gợi, vừa “dựng tóc gáy”, vừa sống động, hắn công phu tìm tòi ,ghi chép của tác giả cũng rất đáng nể?
Tiếc rằng phần 2 tác phẩm không gây được ấn tượng như phần 1. Nhân vật Huỳnh Minh Cường được chăm sóc khá kĩ lưỡng nhưng vẫn nhợt nhạt, khó nhớ, cả mối tình giữa anh ta và Ngọc Hoa cũng vậy! Tác giả đã “giấu” rất kĩ, cuối cùng mới để lộ ra Ngọc Hoa là con Kiều Oanh, xuất hiện như một sự “đền bù” cho nhân vật Hoàng Hữu Nguyên, nhưng vẫn không tránh khỏi vẻ khiên cưỡng, “giả giả” cho cả hai nhân vật và mối tình của họ? Dù sao đây cũng mới là tiểu thuyết thứ hai của cây bút Nguyễn Đắc Như.
Có vẻ như tác giả vẫn còn dò dẫm, chưa dám “hết mình” trong tìm tòi cho ra những nhân vật “của mình”? Đọc hết tiểu thuyết này, bỗng lại thấy nhà phê bình Bùi Việt Thắng có lí: Đốt trúc là một “tiểu thuyết triết luận”, hay tiểu thuyết luận đề? Về mặt này, Nguyễn Khải đã có tiểu thuyết Cha và con và…(ra đời khoảng 1-2 năm trước Đổi mới) cũng được nhà phê bình Lại Nguyên Ân gọi là “triết luận về tôn giáo và CNXH”!
Tôi quen Nguyễn Đắc Như từ vài chục năm trước, thời “bao cấp”. Anh cán bộ thương mại này đi công tác tại khách sạn Vị Hoàng (Nam Định) mà vẫn khư khư ôm theo tập “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân! Anh đã là hội viên Hội NV Việt Nam, tác giả của tập thơ “Lãng đãng Hồ Gươm” (in chung, 2004), nhưng lại có tới hai tiểu thuyết, năm bảy tập kí sự đã in…
Chắc anh đã nhận chân được thế mạnh của mình trong thể loại nào và hi vọng sẽ được đón đọc những tập tiểu thuyết và truyện ngắn mới của anh. 1/9/2014
Từ khóa » Trúc Bị đốt Sách
-
Xem Lại Loạt Hình ảnh Phim 'Bỗng Dưng Muốn Khóc' Sau 10 Năm Lên ...
-
Ủ Chín 10 Năm, Loạt ảnh Hậu Trường Chưa Từng Công Bố Của "Bỗng ...
-
"Trúc Bán Sách" Hà Tăng Và "Diệp ăn Chơi" Vân Anh Chính Thức Làm ...
-
Dàn Sao "Bỗng Dưng Muốn Khóc" Bồi Hồi Với ảnh Cũ Sau 12 Năm
-
Xem Loạt ảnh Của Mẹ Trong 'Bỗng Dưng Muốn Khóc', Con Gái Hà ...
-
Bỗng Dưng Muốn Khóc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trúc Bán Sách Hà Tăng Và Diệp ăn Chơi Vân Anh Chính Thức Làm ...
-
Tăng Thanh Hà Bất Ngờ Chia Sẻ ảnh Hậu Trường “Bỗng Dưng Muốn ...
-
Bỗng Dưng Muốn Khóc Tập 20 - Bỏ Nhà Ra đi, Lương Mạnh Hải Phải ...
-
Thời Chúng Tôi: Trưởng Thành Từ "Bỗng Dưng Muốn Khóc" | Vietcetera
-
Trần Anh Tông đốt Sách | Nhân Vật - Tạp Chí Mặt Trận
-
Bồi Hồi Xem Lại Bộ Phim Thanh Xuân Bỗng Dưng Muốn Khóc
-
Hà Tăng Chúc Mừng Sinh Nhật Diệp ăn Chơi Của Bỗng Dưng Muốn ...