Drimy - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VD-19746-13

  • Thuốc
  • Nhà thuốc
  • Phòng khám
  • Bệnh viện
  • Công ty
  • Trang chủ
  • Thuốc mới
  • Cập nhật thuốc
  • Hỏi đáp
Home Thuốc Drimy Gửi thông tin thuốc Drimy DrimyNhóm thuốc: Khoáng chất và VitaminDạng bào chế:Viên nang mềmĐóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Vitamin A 1000 IU; vitamin D3 400 IU; Vitamin B1 2 mg; Vitamin B2 3 mg; Vitamin B6 1 mg; Sắt fumarat 1,65 mg; Magnesium oxide 6 mg; Calci glycerophosphat 21,42 mg SĐK:VD-19746-13
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần US Pharma USA - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần US Pharma USA Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Suy nhược cơ thể, thể chất yếu, mệt mỏi, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, sau phẫu thuật.Bổ sung vitamin và khoáng chất (sắt, magie, canxi) trong các trường hợp như phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ đang phát triển, người lớn tuổi.

Liều lượng - Cách dùng

Liều dùng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo chỉ định của bác sĩ. Liều thông thường là 1 viên/ ngày. mua-hang-ngay.gif

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Chống chỉ định cho người bệnh thừa Vitamin A hay nhạy cảm với Vitamin A; người quá mẫn với Vitamin D hay tăng calci máu hay nhiễm độc Vitamin D. Phối hợp với levodopa vì có sự hiện diện của vitamin B6.

Tương tác thuốc:

Thuốc Drimy có thể tương tác với một số sản phẩm như các thuốc kháng axit và thuốc nhuận tràng khác, thuốc chống đông máu như warfarin, aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị loét (cimetidine, ranitidine và các vitamin).

Tác dụng phụ:

Buồn nôn, tiêu chảy. Nổi mẩn, dị ứng.

Thông tin thành phần Vitamin D

Dược lực:Thuật ngữ vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc tương tự, có hoạt tính phòng ngừa hoặc điều trị còi xương. Các hợp chất đó bao gồm: ergocalciferol (vitamin D2), colecalciferol (vitamin D3; tên chung quốc tế: colecalciferol), alfacalcidol (1 alfa - hydroxycholecalciferol), calcifediol (25 - hydroxycolecalciferol), calcitriol (1 alfa, 25 - dihydroxycolecalciferol) và dihydrotachysterol. Các chất này, ở dạng hoạt động của chúng (1,25 - dihydroxyergocalciferol, 1,25 - dihydroxycolecalciferol và 25 - hydroxydihydrotachysterol), cùng với hormon tuyến cận giáp và calcitonin điều hòa nồng độ calci trong huyết thanh. Chức năng sinh học chính của vitamin D là duy trì nồng độ calci và phospho bình thường trong huyết tương bằng tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn, ở ruột non, và tăng huy động calci và phospho từ xương vào máu. Các dạng hoạt động của ergocalciferol và colecalciferol có thể có tác dụng phản hồi âm tính đối với sự tạo thành hormon cận giáp (PTH). Alfacalcidol (1 alpha - hydroxycolecalciferol; 1 - OHD3) là dẫn chất tổng hợp của vitamin D3, đã được hydroxyl hóa ở vị trí 1 alpha. Alfacalcidol được hydroxyl hóa dễ dàng, tại vị trí 25, bởi hệ microsom của gan, để tạo thành calcitriol {1,25 - (OH)2D3}; bởi vậy alfacalcidol được dùng thay thế cho calcitriol. Vì alfacalcidol không cần phải hydroxyl hóa ở thận, nên được dùng để điều trị bệnh loạn dưỡng xương do thận. Calcifediol (25 - hydroxy colecalciferol; 25 - OHD3) trước khi chuyển thành calcitriol {1 alpha, 25 - dihydroxy colecalciferol; 1,25 - (OH)2D3}, bản thân cũng đã có tác dụng của vitamin D. Dihydrotachysterol (DHT) có tác dụng chống còi xương bằng khoảng 1/450 so với tác dụng đó của vitamin D, nhưng với liều cao, DHT có hiệu quả hơn vitamin D về mặt huy động các chất khoáng từ xương. Ðiều đó là cơ sở cho sử dụng DHT để duy trì nồng độ Ca2+ bình thường trong huyết tương ở người thiểu năng cận giáp. DHT phải qua hydroxyl hóa ở vị trí 25 để tạo thành 25 - hydroxydihydrotachysterol (25 - OH DHT), chất này có tác dụng ở cả ruột và xương. Vitamin D có trong một số ít thực phẩm. Các dầu gan cá, đặc biệt dầu gan cá tuyến, là nguồn có nhiều vitamin D; những nguồn khác có ít vitamin D hơn, gồm bơ, trứng và gan. Một số thực phẩm được bổ sung vitamin D như sữa và margarin, cùng có tác dụng cung cấp vitamin D. Quá trình nấu ăn không ảnh hưởng tới hoạt tính của vitamin D. Thiếu hụt vitamin D xảy ra khi tiếp xúc với ánh sáng không đủ hoặc khi khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin D (đặc biệt ở trẻ em) hoặc ở những người có hội chứng kém hấp thu chất béo, gồm những người có bệnh về gan, mật hoặc bệnh đường tiêu hóa và hấp thu chất béo giảm; một vài tình trạng bệnh như suy thận có thể cũng ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của vitamin D thành dạng hoạt động và dẫn đến thiếu hụt vitamin D. Loạn dưỡng xương do thận thường kết hợp với suy thận mạn tính và đặc trưng bởi giảm chuyển 25 - OHD3 thành 1a, 25 - (OH)2D3 (calcitriol). Giữ phosphat gây giảm nồng độ calci huyết tương, dẫn đến cường cận giáp thứ phát và về mặt bệnh học, có những tổn thương điển hình của cường cận giáp (viêm xương xơ hóa), của thiếu hụt vitamin D (nhuyễn xương), hoặc hỗn hợp cả hai trường hợp. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến những triệu chứng đặc trưng bởi hạ calci máu, hạ phosphat máu, khoáng hóa không đủ hoặc khử khoáng của xương, đau xương, gẫy xương, ở người lớn gọi là nhuyễn xương; ở trẻ em, có thể dẫn đến biến dạng xương đặc biệt là biến dạng xương dài, gọi là còi xương.Tác dụng :Bổ sung cho khẩu phần ăn. Còi xương do dinh dưỡng. Còi xương do chuyển hóa và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu kháng vitamin D liên kết X; còi xương phụ thuộc vitamin D; loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci máu thứ phát do bệnh thận mạn tính. Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp. Ngăn ngừa và điều trị loãng xương kể cả loãng xương do corticosteroid. Vitamin D còn được dùng để điều trị bệnh lupút thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.Chỉ định :Phòng thiếu vitamin D; thiếu vitamin D do kém hấp thu hoặc trong bệnh gan mạn tính; hạ calci - huyết do giảm năng cận giáp. Các chỉ định cụ thể như sau: Còi xương do dinh dưỡng, do chuyển hoá và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu - kháng vitamin D liên kết X, còi xương phụ thuộc vitamin D, loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci - huyết thứ phát do bệnh thận mạn tính; Thiểu năng cận giáp và thiểu năng cận giáp giả. Phòng và điều trị loãng xương, kể cả loãng xương do corticosteroid.Ngoài ra còn được dùng để điều trị bệnh lupus thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.Liều lượng - cách dùng:Nhu cầu ergocalciferol và colecalciferol, lấy từ khẩu phần ăn, thay đổi theo từng người. Liều lượng của vitamin D tùy thuộc vào bản chất và mức độ nặng nhẹ của hạ calci huyết. Liều phải được điều chỉnh theo từng người để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở 9 - 10 mg/decilít. Trong điều trị thiểu năng cận giáp, giả thiểu năng cận giáp, giảm phosphat huyết kháng vitamin D liên kết X, giữa liều có hiệu quả và liều gây độc có giới hạn hẹp.Trong khi điều trị bằng vitamin D, người bệnh nên bổ sung đủ lượng calci từ thức ăn, hoặc thực hiện điều trị bổ sung calci. Cần giảm liều vitamin D khi đã có cải thiện triệu chứng và bình thường về sinh hóa hoặc khỏi bệnh ở xương, vì nhu cầu về vitamin D thường giảm sau khi khỏi bệnh ở xương.Bổ sung cho khẩu phần ăn và phòng còi xươngNgười lớn, người mang thai hoặc cho con bú: Uống 400 đvqt/ngày.Trẻ em: Uống 200 - 400 đvqt/ngày.Còi xương do dinh dưỡng (điều trị)Uống 1000 đvqt/ngày, trong khoảng 10 ngày, nồng độ của Ca2+ và phosphat trong huyết tương sẽ trở về bình thường. Trong vòng 3 tuần, sẽ có biểu hiện khỏi bệnh trên phim X quang. Tuy nhiên thường chỉ định liều 3000 đến 4000 đvqt/ngày để nhanh khỏi bệnh, điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp còi xương nặng ở ngực gây cản trở hô hấp.Còi xương kháng vitamin D hạ phosphat máuDùng vitamin D kết hợp với phosphat vô cơ (thường uống kết hợp với 1 - 2 gam/ngày, tính theo phospho nguyên tố).Dihydrotachysterol: Liều uống khởi đầu: 0,5 - 2 mg/ngày (cho đến khi lành xương). Sau đó uống liều duy trì 0,2 - 1,5 mg/ngày.ErgocalciferolNgười lớn: Uống 250 microgam đến 1,5 mg/ngày.Trẻ em: Uống 1 - 2 mg/ngày.Còi xương phụ thuộc vitamin DBệnh đáp ứng với liều sinh lý của calcitriol: Trẻ em hoặc người lớn, uống 1 microgam/ngày.Loạn dưỡng xương do thậnÐiều trị bằng calcitriol sẽ tăng nồng độ Ca2+ trong huyết tương; sử dụng DHT (dihydrotachysterol) hoặc 1 - OHD3 (alfacalcidol) cũng có hiệu quả, vì các chất này không cần hydroxyl hóa ở thận để chuyển thành chất có hoạt tính. Mặc dù 25 - OHD3 (calcifediol) có thể có hiệu quả, song cần phải sử dụng liều cao.Liều uống của calcitriol dùng cho người bệnh suy thận mạn tính có lọc máu:Người lớn: 0,5 - 1 microgam/ngày.Trẻ em: 0,25 - 2 microgam/ngày.Liều calcitriol tiêm tĩnh mạch dùng cho người bệnh suy thận mạn tính, có lọc máu: Người lớn: liều khởi đầu 0,5 microgam (0,01 microgam/kg), dùng 3 lần mỗi tuần, sau đó tăng dần, nếu cần, cho tới 3 microgam, 3 lần mỗi tuần.DihydrotachysterolNgười lớn: Uống 0,1 - 0,6 mg/ngày.Trẻ em: Uống 0,1 - 0,5 mg/ngày.ErgocalciferolNgười lớn: Uống 500 microgam/ngày.Trẻ em: Uống 100 microgam đến 1 mg/ngày. Liều từ 250 microgam đến 7,5 mg được khuyến cáo dùng để duy trì nồng độ calci huyết thanh ở mức bình thường.Thiểu năng cận giáp và giả thiểu năng cận giáp:DHT đã được dùng để điều trị bệnh này vì DHT có tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và tác dụng huy động khoáng từ xương mạnh hơn vitamin D. Calcitriol có tác dụng trong điều trị thiểu năng cận giáp và ít nhất là một vài dạng của giả thiểu năng cận giáp mà nồng độ calcitriol nội sinh thấp dưới mức bình thường. Tuy nhiên, nhiều người thiểu năng cận giáp có đáp ứng với bất cứ dạng nào của vitamin D. Calcitriol có thể là thuốc được lựa chọn để điều trị tạm thời hạ calci máu trong khi chờ một dạng vitamin D tác dụng chậm đạt hiệu quả.Calcitriol: Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên: Uống liều khởi đầu thông thường là 0,25 microgam/ngày; phần lớn người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên cần uống calcitriol với liều 0,5 - 2 microgam/ngày; đa số trẻ em từ 1 - 5 tuổi cần uống calcitriol với liều 0,25 - 0,75 microgam/ngày.DihydrotachysterolNgười lớn: Uống liều khởi đầu 0,75 - 2,5 mg/ngày, trong vài ngày, sau đó uống liều duy trì 0,2 - 1 mg hàng ngày.Trẻ em: Uống liều khởi đầu 1 - 5 mg/ ngày, trong 4 ngày, sau đó duy trì liều như trên hoặc giảm liều bằng 1/4 liều khởi đầu.ErgocalciferolNgười lớn: Uống liều 0,625 - 5 mg/ngày.Trẻ em: Uống liều 1,25 - 5 mg/ngày.Loãng xươngDihydrotachysterol: Uống 0,6 mg/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.Ergocalciferol: Uống 25 - 250 microgam/ngày, phối hợp với bổ sung calci và fluorid.Chống chỉ định :Tăng calci - huyết; vôi hoá di căn; quá mẫn với vitamin D.Tác dụng phụDùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không độc. Tuy nhiên, có thể xảy ra cường vitamin D khi điều trị liều cao hoặc kéo dài hoặc khi tăng đáp ứng với liều bình thường vitamin D, và sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rối loạn chuyển hóa calci. Một số trẻ nhỏ có thể tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D. Ở người lớn, cường vitamin D có thể do sử dụng quá liều vitamin D trong trường hợp thiểu năng cận giáp hoặc ưa dùng vitamin D với liều quá cao một cách kỳ cục. Cũng có thể xảy ra nhiễm độc ở trẻ em sau khi uống nhầm liều vitamin D của người lớn. Lượng vitamin D gây cường vitamin D thay đổi nhiều từ người này tới người khác. Thông thường, người có chức năng cận giáp bình thường và nhạy cảm bình thường với vitamin D uống liên tục 50.000 đơn vị vitamin D/ngày hoặc nhiều hơn hàng ngày, có thể bị nhiễm độc vitamin D. Cường vitamin D đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang dùng digitalis, vì độc tính của các glycosid tim tăng lên khi có tăng calci huyết. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của ngộ độc vitamin D là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu (xem dưới). Tăng calci máu có cường vitamin D là do đơn thuần nồng độ trong máu của 25 - OHD rất cao, còn nồng độ của PTH và calcitriol trong huyết tương đều giảm. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như sau: Thường gặp Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu. Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy, chóng mặt. Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, và dễ bị kích thích. Ít gặp Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu). Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tuỵ, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật. Hiếm gặp Tăng huyết áp, loạn nhịp tim. Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyết thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh. Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ. Xử trí Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết, nên tránh điều trị quá liều vitamin D cho trường hợp hạ calci huyết. Thường xuyên xác định nồng độ calci huyết thanh, nên duy trì ở mức 9 - 10 mg/decilít (4,5 - 5 mEq/lít). Nồng độ calci huyết thanh thường không được vượt quá 11 mg/decilit. Trong khi điều trị bằng vitamin D, cần định kỳ đo nồng độ calci, phosphat, magnesi huyết thanh, nitơ ure máu, phosphatase kiềm máu, calci và phosphat trong nước tiểu 24 giờ. Giảm nồng độ phosphatase kiềm thường xuất hiện trước tăng calci huyết ở người nhuyễn xương hoặc loạn dưỡng xương do thận. Nên cho uống nhiều nước hoặc truyền dịch để làm tăng thể tích nước tiểu, nhằm tránh tạo sỏi thận ở người tăng calci niệu.

Thông tin thành phần Vitamin B1

Dược động học :

- Hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng. - Thải trừ: qua nước tiểu. Chỉ định :Phòng và điều trị bệnh Beri-beri. Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba( phối hợp với các vitamin B6 và B12) Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá. Liều lượng - cách dùng:Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2 lần/ngày; Trẻ em: 2-4 viên/ngày, chia 2 lần/ngày.Chống chỉ định :Quá mẫn với thành phần thuốc. Không nên tiêm tĩnh mạch.Tác dụng phụVitamin B1 dễ dung nạp và không tích luỹ trong cơ thể nên không gây thừa. Tác dụng không mong muốn dễ gặp là dị ứng, nguy hiểm nhất là shock khi tiêm tĩnh mạch. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Đội ngũ biên tập Edit by thuocbietduoc. ngày cập nhật: 19/12/2019
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google
Heramama Vitamin bà bầu Hỏi đáp Thuốc biệt dược Fudocal

Fudocal

SĐK:VD-11117-10

Morebons

SĐK:VD-32296-19

Vitarals

Vitarals

SĐK:VD-20426-14

Briozcal

SĐK:VN-9993-05

PM Kiddiecal

PM Kiddiecal

SĐK:VN-16986-13

Actagin

Actagin

SĐK:VNA-1136-03

Bidivit AD

Bidivit AD

SĐK:VD-21629-14

Thuốc gốc

Calcium lactate Pentahydrate

Calci lactate Pentahydrate

Ferrous bisglycinate

Iron bisglycinate

Vitamin B12

Cyanocobalamine

Vitamin B1

Thiamine hydrochloride

Vitamin B3

Vitamin B3

Vitamin C

Acid Ascorbic

Vitamin D3

Vitamin D3

Alfacalcidol

Alfacalcidol

Retinoid

Retinoids

Magnesium sulphate

Magnesi sulfat

Mua thuốc: 0868552633 fb chat
Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com

Từ khóa » Thành Phần Thuốc Drimy