DRM Là Gì? Tìm Hiểu Về Cấu Trúc Và Hoạt động Của DRM - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
DRM là gì? Tìm hiểu về cấu trúc và hoạt động của DRMBizfly Cloud196028-03-2022
DRM là gì? Tìm hiểu về cấu trúc và hoạt động của DRM

Bản quyền luôn là vấn đề quan trọng mà bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm khi thực hiện việc trao đổi, mua bán. Nhất là khi cách mạng kỹ thuật số trao cho người dùng quyền sử dụng nội dung theo cách riêng thì việc kiểm soát sở hữu bản quyền hay tài sản chất xám của tác giả đang dần bị phân phối tràn lan một cách nghiêm trọng.

DRM chính là giải pháp hữu hiệu nhất có thể ngăn chặn những vấn đề nói trên. Tìm hiểu bài viết được Bizfly Cloud chia sẻ sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn DRM là gì cũng như những thông tin hữu ích có liên quan đến công nghệ quản lý quyền nội dung số này.

DRM là gì?

DRM (Digital rights management) hay quản lý quyền nội dung số là một chuỗi những công nghệ có khả năng kiểm soát tất cả mọi truy cập vào tài liệu có bản quyền dựa vào mã hoá để hạn chế các hành động có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung số. Hiểu đơn giản hơn, DRM được ra đời với mục đích kiểm soát các hành động của người dùng trong việc truy cập và sử dụng các nội dung kỹ thuật số.

  • Về bản chất, DRM chính là công cụ thay thế cho khả năng kiểm soát bản quyền vốn đã kém hiệu quả và thụ động của chính chủ sở hữu nội dung kỹ thuật số và sử dụng các chương trình máy tính để thực hiện kiểm soát toàn bộ nội dung.
  • Bằng cách sử dụng DRM, các đơn vị sở hữu bản quyền có thể dễ dàng kiểm soát được cách người mua sản phẩm (người dùng) sử dụng sản phẩm của chính đơn vị mình.

Một hệ thống DRM được xem là lý tưởng khi nó đảm bảo được tính minh bạch, linh hoạt đối với người dùng và khả năng tạo ra rào cản phức tạp để ngăn chặn người dùng sử dụng bản quyền trái phép.

DRM là gì - Ảnh 1.

DRM được ra đời với mục đích kiểm soát các hành động của người dùng trong việc truy cập

Cấu trúc DRM

DRM cung cấp cho người sử dụng một phương tiện tiêu chuẩn để mô tả, phân loại và chia sẻ dữ liệu. Những điều này đều được phản ánh trong cấu trúc của DRM như sau:

  • Mô tả dữ liệu: Bộ phận này sẽ cung cấp phương tiện để bạn tiến hành mô tả dữ liệu một cách thống nhất để việc khám phá và chia sẻ dữ liệu được hỗ trợ.
  • Bối cảnh dữ liệu: Thông qua cách tiếp cận phân loại dữ liệu theo các đơn vị phân loại, bộ phận này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc khám phá dữ liệu.
  • Chia sẻ dữ liệu: Hỗ trợ các quyền truy cập (bao gồm đặc biệt các yêu cầu) và trao đổi dữ liệu (bao gồm các giao dịch cố định và tái diễn giữa các bên), chia sẻ dữ liệu được kích hoạt bởi cả khu vực chuẩn hoá mô tả dữ liệu và bối cảnh dữ liệu.

Một chương trình DRM sẽ hoạt động dựa trên ba cấp độ bao gồm:

  • Xây dựng bản quyền cho một phần của nội dung.
  • Quản lý việc phân phối bản quyền nội dung.
  • Kiểm soát mọi hành vi, hoạt động của người tiêu dùng đối với các nội dung bản quyền được phân phối.

Để có thể đạt được toàn bộ ba cấp độ kiểm soát này, một chương trình quản lý quyền các nội dung số DRM cần phải xác định và mô tả được ba thực thể bao gồm người dùng, nội dung, quyền sử dụng cũng như mối quan hệ giữa ba thực thể này một cách hiệu quả nhất.

DRM sử dụng một phương tiện tiêu chuẩn để mô tả, phân loại và chia sẻ dữ liệu

DRM sử dụng một phương tiện tiêu chuẩn để mô tả, phân loại và chia sẻ dữ liệu

Hoạt động của DRM

DRM về cơ bản sẽ hoạt động bằng cách mã hoá nội dung file thông qua một secrect key. Người dùng khi có nhu cầu sử dụng file hay các ứng dụng riêng biệt để đọc file đó sẽ cần phải tiến hành giải mã file thì mới có thể sử dụng. Nói một cách cụ thể, DRM sẽ hoạt động theo quá trình sau:

- Mã hoá (màu đỏ):

  • Người dùng sẽ tiến hành đóng gói file và gửi yêu cầu tới hệ thống DRM để nhận key.
  • Tiếp theo, bằng cách sử dụng ekey, người dùng có thể tiến hành mã hoá file.
  • Encrypted sẽ được chia sẻ khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
  • Trong nhiều trường hợp, Encrypted key được chính người đóng gói file tạo ra rồi key đó mới được lưu trữ trên DRM.

- Giải mã (màu xanh):

  • Người dùng sẽ sử dụng các ứng dụng chuyên biệt để tiến hành mở file và tải các nội dung được mã hoá về ngay khi có nhu cầu sử dụng.
  • Sau khi đã có Encrypted key, ứng dụng sẽ tiếp tục yêu cầu được nhận từ hệ thống DRM Decryption key.
  • Ngay khi các thông tin xác thực được DRM chấp nhận, hệ thống này sẽ gửi lại dKey để ứng dụng có thể giải mã file nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.

Lý do cần sử dụng DRM

Có một sự thật là không ai muốn bị ăn cắp tài sản trí tuệ của mình cả, nhưng hiện nay việc nhận thức về bản quyền số chưa thực sự phổ biến và cách nhanh nhất để tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình đó chính là sử dụng DRM.

Vậy cụ thể DRM có thể giúp bạn bảo vệ tài sản trí tuệ của mình như thế nào:

- DRM giúp bảo vệ các tài liệu, nội dung, video, hình ảnh hoặc tệp âm thanh có giá trị hoặc bí mật của riêng bạn.

- Kiểm soát ai có thể truy cập nội dung của bạn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thiết bị sử dụng để truy cập.

- Có những thông tin chi tiết và dữ liệu phân tích về việc người dùng sử dụng nội dung của bạn

- Cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào nội dung mà không cần ứng dụng hoặc plugin một cách liên tục

Doanh nghiệp nào nên sử dụng DRM?

Hiện nay, việc truy cập internet một cách quá dễ dàng khiến cho việc dữ liệu dễ dàng bị ăn cắp và một điều quan trọng mà bất cứ công ty nào cũng cần chú ý đó chính là bảo vệ bản quyền số. Cơ bản nhất có thể nhắc đến đó chính là những nội dung đã được công ty sáng tạo sau đó đăng tải lên blog, website,...

Một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung hơn đó là nếu những công ty kinh doanh nội dung như Netflix không có DRM thì chắc hẳn sẽ không ai bỏ tiền ra để mua subscription hàng tháng nữa, như vậy công ty sẽ phải hứng chịu những ảnh hưởng về doanh thu.

Cuối cùng có thể nói các doanh nghiệp nên sử dụng DRM có thể kể một vài cái tên cụ thể như:

- Những công ty kinh doanh về giáo dục trực tuyến

- Công ty giải trí/âm nhạc

- Công ty sản xuất phim

- Nhà sản xuất sách,...

Ưu, nhược điểm của DRM

Thực hiện kiểm soát các nội dung kỹ thuật số bằng công cụ quản lý quyền nội dung số DRM giúp mang đến những lợi ích và một số hạn chế nhỏ như sau:

Ưu điểm

  • Chủ sở hữu các nội dung số có thể dễ dàng kiểm soát cách người dùng sử dụng file dữ liệu (chất xám) của mình.
  • Người dùng có thể đọc nội dung file hay những nội dung được kiểm soát bằng DRM mà không cần bất kỳ ứng dụng riêng biệt nào. Lý do là bởi DRM có thể giúp bạn đọc nội dung thông qua những ứng dụng của bên thứ ba. (Ví dụ bạn sẽ không phải gặp tình trạng như trên Spotify, bạn chỉ có thể nghe nhạc trên ứng dụng này ngay cả khi mua bản Premium).
  • Khi truy cập, người dùng sẽ không cần thực hiện những yêu cầu xác nhận rườm rà. Điều này giúp trải nghiệm của người dùng được nâng cao hiệu quả.
  • Do các phương tiện truyền thông mã hoá DRM có thể được sử dụng trên mọi thiết bị nên người tiêu dùng sẽ được hưởng một phần lợi ích từ việc áp dụng các tiêu chuẩn DRM.
  • Các phương pháp DRM sẽ đảm bảo sự an toàn cho các dữ liệu dọc theo từng bước từ việc tạo ra nội dung, tải nội dung cho đến khi nội dung nằm trong tay người dùng.

Nhược điểm

  • Một số người dùng khi không được toàn quyền kiểm soát với các file nội dung số mà họ đã bỏ tiền ra sẽ cảm thấy bất tiện thậm chí là khó chịu.
  • Tuy ứng dụng đọc file chuyên biệt không bị giới hạn nhưng người dùng vẫn phải thông qua một số những ứng dụng nhất định để có thể đọc được các file có DRM. Nếu không có DRM, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng cho phép đọc định dạng file mong muốn.
  • Khi đơn vị cung cấp bản quyền ngừng hoạt động, các file DRM sẽ không còn giá trị sử dụng trong khi những file thông thường khác có thể vĩnh viễn sử dụng.
Ưu, nhược điểm của DRM

Có nên loại bỏ DRM ra khỏi file?

Hiện nay, cuộc chiến giữa việc bảo vệ bản quyền và crack bản quyền vẫn luôn diễn ra một cách khốc liệt và DRM cũng không thoát khỏi được cuộc chiến đó.

Bạn có thể dễ dàng tìm ra một vài tool có khả năng hỗ trợ bạn trong việc loại bỏ DRM ra khỏi file. Đơn giản có thể thấy ngay tại nền tảng phổ biến Spotify, ứng dụng này cũng có cách riêng để giải mã file nhạc với mục đích chia sẻ âm nhạc ra ngoài.

Tuy nhiên, điều mà mỗi người nên làm chính là tôn trọng bản quyền, tôn trọng chất xám và công sức của các nhà sở hữu nội dung.

Mặc dù phương pháp DRM nhận được nhiều ý kiến cho rằng nó quá nghiêm ngặt đặc biệt là những phương pháp sử dụng cho ngành điện ảnh và âm nhạc nhưng triển khai DRM sẽ hướng người dùng đến việc sử dụng bản quyền một cách văn minh hơn.

Với sự lớn mạnh của lĩnh vực nội dung kỹ thuật số thì sự xuất hiện của DRM chính là một tiêu chuẩn đáng tin cậy có thể đáp ứng hài hoà cả lợi ích của người tiêu dùng và người sở hữu bản quyền. Hiểu rõ DRM là gì cũng như các nội dung hữu ích được chia sẻ, Bizfly Cloud mong rằng bạn sẽ bảo vệ tốt nhất bản quyền nội dung của mình nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng file của người tiêu dùng hiện nay.

Bizfly Cloudlà nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud.vn

TAGS: DRMSHAREFacebookTwitter
Bizfly Cloud

Bài viết liên quan

Hadoop là gì?Khung công tác mã nguồn mở cho Big Data
Hadoop là gì?Khung công tác mã nguồn mở cho Big Data
Headless CMS là gì?Các loại giải pháp Headless CMS
Headless CMS là gì?Các loại giải pháp Headless CMS
Lưới dữ liệu là gì? Những lợi ích mà lưới dữ liệu mang lại
Lưới dữ liệu là gì? Những lợi ích mà lưới dữ liệu mang lại
EUC (Điện toán dành cho người dùng cuối) là gì?
EUC (Điện toán dành cho người dùng cuối) là gì?
Nhận dạng khuôn mặt là gì? Lợi ích của nhận dang khuân mặt mang lại
Nhận dạng khuôn mặt là gì? Lợi ích của nhận dang khuân mặt mang...
GRC là gì? Làm thế nào GRC hoạt động
GRC là gì? Làm thế nào GRC hoạt động
Những cách để kiểm tra tốc độ hosting
Những cách để kiểm tra tốc độ hosting
SRE là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của SRE trong hệ thống
SRE là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của SRE trong hệ...
RAM là gì? Cơ chế hoạt động và phân loại RAM hiện nay
RAM là gì? Cơ chế hoạt động và phân loại RAM hiện nay
RPC là gì? Cách thức hoạt động của RPC
RPC là gì? Cách thức hoạt động của RPC
 ITIL là gì? Hướng dẫn toàn diện về thư viện hạ tầng công nghệ thông tin
ITIL là gì? Hướng dẫn toàn diện về thư viện hạ tầng công nghệ...
1 hosting chứa được bao nhiêu website?
1 hosting chứa được bao nhiêu website?
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ: Thách Thức Và Giải Pháp
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ:...
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ thống
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ...
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần đến nó
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần...
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL Danh mục
  • Kiến thức cơ bản
  • Tin công nghệ
  • Dịch vụ Cloud Computing
    • Cloud Server
    • CDN
    • Load Balancer
    • Auto Scaling
    • Container Registry
    • Kubernetes
    • Call Center
    • Business Email
    • Simple Storage
    • VOD
    • VPN
    • Traffic Manager
    • Cloud VPS
    • Videos
  • Tin Tức
  • Security
  • Development
  • Q&A cùng Bizfly Cloud
    • Q&A về Bizfly Cloud Server
      • Thao tác kết nối tới server
      • Videos
    • Q&A về Bizfly Business Email
    • Videos
  • Case Study
  • Sys-Ops
  • Infographic
  • Thủ thuật
  • Tool support
  • Giải pháp doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số
  • Software Engineering
  • Tính năng và sản phẩm mới 0
  • Videos
Hotline(024) 7302 8888-(028) 7302 8888Hỗ trợ kỹ thuậtsupport@bizflycloud.vnKinh doanh, CSKHsales@bizflycloud.vn

Từ khóa » Giải Pháp Drm