DSLR Vs Mirrorless: Đâu Là Loại Máy ảnh Tốt Nhất Trong Năm 2022

Lựa chọn DSLR hay Mirrorless luôn là một trong những quyết định khó khăn cho các nhiếp ảnh gia hiện nay. Máy ảnh không gương lật mang đến cảm giác mới mẻ với các công nghệ vượt trội. Trong khi đó, các máy DSLR vẫn đang tiếp tục cải tiến để cung cấp các tính năng quay phim ổn định, và tự hào về thiết kế tiện dụng, phù hợp với người dùng trong nhiều thế kỷ. Cả hai loại máy này đều cho hình ảnh đẹp mắt nhưng về cảm nhận và khả năng sử dụng lại thấy sự khác biệt đáng kể.

Các fan của dòng máy ảnh Mirrorless có thể chỉ ra điểm nhỏ gọn, nhẹ của thân máy; tốc độ màn trập nhanh, không gây tiếng ồn. Trong khi đó, những người đam mê DSLR lại thấy rằng thân máy lớn mới là điểm nổi bật bởi cảm giác chuyên nghiệp, tay cầm chắc chắn, kính ngắm quang học cho hình ảnh thực tế nhất mà không một kính ngắm điện tử nào có thể tái tạo lại được. Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng hiểu được điều này khi mà họ đã có sự điều chỉnh ở các mẫu máy ảnh mới nhất. Điều đó có nghĩa rằng máy ảnh DSLR bắt đầu sử dụng các công nghệ của Mirrorless và máy ảnh Mirrorless cũng có sự giống nhau về thiết kế như một chiếc DSLR cơ bản.

Máy ảnh Mirrorless là gì?

Máy ảnh mirrorless hay còn gọi là máy ảnh kĩ thuật số không gương lật nhỏ gọn, ra đời dựa trên cơ chế không có ống ngắm quang học, loại bỏ gương phản xạ hình ảnh lên trên kính ngắm và một thành phần chính bên trong DSLR sẽ phản chiếu lại ánh sáng đến ống ngắm quang học (optical viewfinder - OVF).

Do không có lương lật nên toàn bộ ánh sáng sẽ phản chiếu lại toàn bộ hình ảnh thực lên màn hình LCD được tích hợp lên máy ảnh hoặc trên ống ngắm điện tử EVF. Với việc máy ảnh không có gương bên trong thì khiến những chiếc máy ảnh mirrorless hoàn toàn nhỏ hơn rất nhiều so với những chiếc máy DSLR. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ phát triển máy ảnh Mirrorless đang được các hãng sản xuất định hướng với nhiều mục đích chuyên nghiệp.

Thiết kế máy và công nghệ cảm biến

Có một sự thật là thiết kế của cả hai loại máy này đều có ưu nhược điểm và không phải loại máy nào cũng là tốt nhất cho tất cả các thể loại nhiếp ảnh bạn muốn hướng tới. Sự cải tiến của các dòng máy ảnh không gương lật trong năm 2018 mang đến những ấn tượng đáng kể. Có thể nói, năm 2018 là một năm quan trọng đối với các dòng máy ảnh Mirrorless. Với sự ra mắt của Nikon Z30, Fujifilm X-T30 Mark II, Canon EOS R7, Canon EOS R10, Panasonic Lumix GH6 và Sony Alpha A7S III, các loại máy Mirrorless hiện nay đã có thể cạnh tranh với DSLR trên nhiều phân khúc.

So sánh DSLR và Mirrorless - Sự ra mắt của Nikon Z6 năm 2018 mang đến những ấn tượng đáng kể

Thiết kế của Mirrorless đang dần thuyết phục người dùng khi mà nhiều nhiếp ảnh gia đã từ bỏ máy ảnh DSLR của họ để chuyển sang dòng Mirrorless. Mặt khác, số còn lại vẫn đang “cân đo đong đếm” và tiếp tục đặt ra câu hỏi tương tự: Liệu máy ảnh Mirrorless có thực sự tốt hơn máy ảnh DSLR?

Với sự hỗ trợ từ ống kính, cả hai dòng sản phẩm đều cho ra hình ảnh ngay khi bạn bấm chụp nhưng cách thức hoạt động lại có sự khác biệt. Điều gì đến từ sự khác biệt này?

Dựa trên thiết kế SLR, công nghệ máy ảnh đã được phát minh từ rất lâu trước đó, hình ảnh được chụp đi qua ống kính, khi đó gương lật sẽ lật lên trên để hình ảnh có thể đi đến phía sau của máy ảnh nơi phim được phơi sáng. Chỉ có một điểm khác giữa máy ảnh SLR cũ với máy ảnh DSLR là ảnh phim đã được thay thế bởi công nghệ cảm biến kỹ thuật số.

So sánh DSLR và Mirrorless - Cách hoạt động khác nhau

Cách hoạt động khác nhau giữa DSLR và Mirrorles

Các máy ảnh Mirrorless lại có một sự tiếp cận hoàn toàn khác. Bằng công nghệ “live view”, hình ảnh được thu về trực tiếp trên cảm biến sẽ được sử dụng để cung cấp cho kính ngắm điện tử. Với cách làm này, chúng không cần đến gương lật và kính ngắm quang học. Dù vậy, nhiều người dùng vẫn thích kính ngắm quang học của máy DSLR hơn, và thế là các nhà sản xuất đã phải phát triển công nghệ lấy nét kiểu mới để cạnh tranh với các dòng DSLR. Tuy nhiên, máy ảnh Mirrorless lại không thể cạnh tranh với DSLR về mặt thời gian sử dụng và các thao tác xử lý máy đơn giản.

Khả năng lấy nét

Khi máy ảnh không gương lật lần đầu tiên ra mắt, cách thức mà nó lấy nét tự động đã gần như tương tự với máy ảnh compact được biết đến với tính năng "Contrast Detect AF" - Lấy nét theo độ tương phản. Nó sử dụng chính cảm biến hình ảnh để đo điểm lấy nét tại nơi có độ tương phản cao nhất ngay khi ống kính di chuyển qua vùng lấy nét. Và vì đây cũng là một cảm biến giúp ghi lại hình ảnh chính xác nên những gì bạn nhìn thấy sẽ là những gì bạn nhận được.

Nhưng nó cũng có điểm kém hiệu quả. Thực tế, camera phải tập trung di chuyển liên tục cho tới khi khoảng cách lấy nét bằng 0 mới cho ra được hình ảnh sắc nét nhất. Máy ảnh compact có ống kính nhỏ với các linh kiện bên trong nhẹ hơn nên chúng có thể di chuyển lấy nét hiệu quả. Máy ảnh Mirrorless lại có cảm biến lớn hơn, do đó các thành phần của thấu kính cũng to và nặng hơn, vì thế khả năng lấy nét trở nên chậm hơn rõ rệt.

So sánh DSLR và Mirrorless: Tính năng contrast-detect AF lấy nét theo độ tương phản

Cách hoạt động của tính năng Contrast-detect AF - Lấy nét theo độ tương phản

Các máy DSLR tập trung vào công nghệ khác gọi là "Phase Detection AF" - Lấy nét theo pha. Đây là phương pháp lấy nét nhanh hơn cả Contrast-detect AF bởi vì nó so sánh giữa hai phiên bản của đối tượng chụp ảnh ở hai góc khác nhau và có thể nhanh chóng tìm ra cách để lấy nét lại. Về mặt kỹ thuật, nó có thể kém chính xác vì cảm biến lấy nét lúc này được phân tách khỏi cảm biến hình ảnh chính, nhưng chắc chắn một điều là nó vẫn đảm bảo tốc độ lấy nét nhanh chóng.

So sánh DSLR và Mirrorless - Cấu trúc của tính năng phase-detection AF

Cấu trúc của tính năng Phase-Dectection AF - Lấy nét theo pha

Máy ảnh không gương lật (Mirrorless) ban đầu không thể sử dụng Phase-detection bởi nó sẽ cản trở ánh sáng tiến tới cảm biến vì thế mà trong thời gian dài Mirrorless không thể cạnh tranh được với DSLR về tốc độ lấy nét tự động. Tuy nhiên ngay sau đó, các nhà sản xuất máy ảnh Mirrorless đã tìm ra phương án có thể tích hợp tính năng Phase-detection AF vào với cảm biến máy ảnh. Sau cùng, hệ thống kết hợp tự động lấy nét của máy ảnh Mirrorless đã sử dụng lấy nét theo pha để tăng tốc độ cũng như lấy nét tương phản để tăng độ chính xác. Điều này đặt ra thách thức với máy DSLR.

Phase-detection AF lấy nét theo pha

Cách hoạt động của tính năng Phase-Dectection AF - Lấy nét theo pha

Tại thời điểm này, hãng sản xuất lớn như Canon và Nikon đã lựa chọn những đường hướng khác nhau trong công nghệ DSLR với Mirrorless. Lấy ví dụ như Nikon D850 sử dụng tính năng tự động lấy nét theo pha cho kính ngắm nhưng dùng lấy nét tương phản cho chế độ "live view". Hay như chiếc Nikon Z6, kết hợp hệ thống cảm biến lấy nét theo pha để kiểm soát cả kính ngắm điện tử và hình ảnh trên màn hình, điều đó cho thấy rằng Nikon Z6 có lợi thế hơn về mặt kỹ thuật. Trong khi đó, Canon lại dùng hệ thống cảm biến lấy nét theo pha Dual Pixel CMOS ở cả hai dòng DSLR và Mirrorless.

Canon dùng cảm biến lấy nét theo pha Dual Pixel CMOS

Cách hoạt động của hệ thống cảm biến Dual Pixel CMOS

Lấy nét chỉ là một phần của việc làm cho máy ảnh phù hợp hơn với từng thể loại chụp cụ thể. Ví dụ như rất nhiều nhiếp ảnh gia thể thao tiếp tục sử dụng DSLR nhiều hơn máy ảnh Mirrorless. Dù vậy, những chiếc máy ảnh Mirrorless bây giờ cũng có thể sử dụng thành công ở loại nhiếp ảnh này, điều mà trước đây nó đã từng được cho là không phù hợp. Sự khác nhau đặc biệt ở chỗ, đối với máy ảnh Mirrorless, chỉ có hệ thống lấy nét đơn được dùng cho cả kính ngắm (viewfinder) và chụp ảnh trên màn (live view shooting), trong khi máy ảnh DSLR phải sử dụng hai hệ thống khác nhau.

Kính ngắm

Xét về thiết kế, máy ảnh Mirrorless rất phù hợp để sử dụng kính ngắm điện tử. Điều này đã mang đến một sự cải tiến lớn trong khoảng thời gian ngắn mặc dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Trong những ngày đầu, độ phân giải của chúng quá thấp để có thể hiển thị hình ảnh rõ nét và chi tiết như kính ngắm quang học. Chúng cũng có độ trễ khi bạn di chuyển camera nhanh vì nó khó theo sát sự chuyển động của đối tượng.

Có thể thấy, kính ngắm điện tử (EVF) đời đầu khá kém. Trải qua sự phát triển của công nghệ, các kính ngắm điện tử mới nhất hiện nay có độ phân giải cao đến mức bạn khó có thể nhìn thấy điểm ảnh. Chúng đã đạt đến độ rõ nét tương đương với kính ngắm quang học. Một số loại máy Mirrorless hiện nay, ví dụ như chiếc Fujifilm X-Pro3 cung cấp một kính ngắm “lai” khi có sự kết hợp cả hai loại quang học và điện tử.

Độ trễ của kính ngắm điện tử hiện nay không còn là vấn đề quá nghiêm trọng nhờ tốc độ làm mới nhanh hơn. Các hiệu ứng blackout mà bạn thường thấy khi chụp ảnh liên tục cũng được các hãng loại bỏ. Ngoài ra, kính ngắm điện tử còn cho phép bạn xem trước kết quả với bất kỳ thay đổi nào khi thiết lập độ phơi sáng, cân bằng trắng, màu sắc trên máy trong quá trình chụp, điều mà kính ngắm quang học không thể làm được.

Bên cạnh đó, kính ngắm điện tử cũng mang lại thành công khi hiển thị hình ảnh rõ ràng hơn trong môi trường có ánh sáng yếu. Đây là một lợi thế tuy không được đánh giá cao nhưng là công cụ tuyệt vời để giúp người dùng nhìn rõ hơn và phần lớn các kính ngắm đều không bị nhiễu trong điều kiện này.

Fujifilm X-Pro3 có kính ngắm “lai” kết hợp cả quang học và điện tử

Chiếc Fujifilm X-Pro3 cung cấp một kính ngắm “lai”

Kính ngắm quang học tuy không có điều chỉnh kỹ thuật số để kiết xuất hình ảnh cho bạn xem trước, thay vì thế bạn sẽ thấy hình ảnh được hiển thị trên màn hình của máy ảnh sau khi chụp. Hơn nữa, nhiều nhiếp ảnh gia lại thích nhìn bằng mắt thường thông qua ống kính quang học hơn là điều chỉnh điện tử.

Theo đó, kính ngắm quang học cho thấy lợi thế đặc biệt liên quan tới nhiếp ảnh thể thao và hành động. Tất nhiên không thể tránh khỏi hiện tượng màn hình bị tối (blackout) khi máy ảnh phải chụp ở chế độ liên tiếp, vì gương lật lúc này sẽ hoạt động liên tục giữa các lần phơi sáng, nhưng điều này cũng không phải là vấn đề quá lớn. Điểm mấu chốt là nó ít bị “lag” và dễ dàng hơn theo dõi chuyển động nhanh của chủ thể với công nghệ lấy nét tốc độ cao của DSLR.

Thời lượng pin

Một chiếc DSLR cơ bản có thể chụp 600 tấm ảnh trong một lần sạc, nhưng hiện nay nhiều loại máy có thể chụp được hơn thế. Máy ảnh Mirrorless ít có số ảnh chụp ấn tượng như trên khi chỉ dao động trong khoảng 350 – 400 khung hình trên một lần sạc.

Thời lượng pin chính là một vấn đề của máy ảnh Mirrorless, bởi vì dòng máy này vốn dĩ phụ thuộc vào năng lượng pin nhiều hơn DSLR. Với Mirrorless, màn hình LCD của chúng hoạt động hầu hết thời gian. Kính ngắm điện tử cũng cần đến một lượng pin nhất định để hoạt động. Ngược lại, DSLR chỉ cần một lượng pin khiêm tốn cho màn hình hiển thị và một vài chức năng khác.

Hơn thế nữa, các nhà sản xuất đang cố gắng làm cho các mẫu Mirrorless càng nhỏ càng tốt. Điều đó có nghĩa là pin của chúng cũng bị thu nhỏ và giới hạn về hiệu suất hoạt động của máy. Ngoài ra, có rất nhiều máy ảnh Mirrorless hiện này tích hợp khả năng chống rung bên trong, ví dụ như chiếc Fujifilm X-T4. Chính điều này khiến cho tuổi thọ pin bị giảm trên cả hai mẫu máy ảnh.

Fujifilm X-T4 có chống rung bên trong thân máy

Fujifilm X-T4 có chống rung được lắp bên trong

Kích thước máy

Hầu hết các lợi ích của máy ảnh Mirrorless được đề cập đến đó là chúng nhỏ gọn hơn một chiếc DSLR. Việc thân máy nhỏ và nhẹ cho thấy bộ cảm biến và pin đã được tinh gọn cẩn thận, cùng với đó là thao tác điều khiển máy ảnh cũng được giảm thiểu đáng kể.

Còn với máy ảnh DSLR, chúng sẽ cần một khoảng không gian đủ để chứa được một chiếc gương lật nhỏ ngay sau ngàm ống kính và một kính ngắm quang học được gắn phía trên. Các dòng cao cấp của máy ảnh DSLR có lăng kính thủy tinh trong buồng ngắm cũng là một trong những nguyên nhân khiến kích thước máy to hơn và nặng hơn.

Hệ thống ống kính

So với hệ thống ống kính DSLR phong phú, được phát triển từ rất lâu trước khi hệ máy Mirrorless xuất hiện, các nhà sản xuất cho dòng máy ảnh không gương lật này cũng phải mất khoảng thời gian rất dài để tối ưu ống kính.

Hãng Sony cung cấp các ống kính E-mount Full-frame ấn tượng dành cho dòng máy ảnh Mirrorless của mình. Panasonic cùng với Sigma và Leica kết hợp với nhau trong phân khúc L-Mount, đảm bảo có hơn 40 ống kính Full-frame nguyên bản cho máy Panasonic S mới nhất ra mắt vào cuối năm 2020. Fujifilm và Olympus cũng có khoảng thời gian phát triển hệ thống ống kính riêng cho phép người dùng thoải mái lựa chọn.

Nikon và Canon lại có hướng đi khác đối với những sản phẩm mới ra mắt thuộc dòng Mirrorless Full-frame. Hai chiếc Nikon Z6 II và Nikon Z7 II có số lượng ống kính riêng và vẫn đang được phát triển thêm. Nikon cũng cung cấp một bộ chuyển ngàm FTX để người dùng có thể sử dụng với tất cả các ống kính DSLR mà hãng đang sở hữu. Tương tự như vậy, Canon cũng cho ra mắt hệ ống kính Mirrorless riêng của mình, cùng với đó là bộ chuyển ngàm cho dòng máy EOS R Full-frame, nhằm tận dụng triệt để tất cả các ống kính DSLR cho những chiếc máy ảnh sau này.

Chiếc Nikon Z7 mirrorless có số lượng ống kính riêng vẫn đang phát triển thêm

Quay video

Trên thực tế, DSLR là nơi bắt đầu áp dụng việc quay video chính thống với máy ảnh gắn ống kính rời. Khi tham gia vào sân chơi của các nhà làm phim chuyên nghiệp, máy ảnh DSLR có khả năng quay video khá tốt. Các dòng máy DSLR hiện nay cho thấy quay video là một tính năng tiêu chuẩn. Chúng đáp ứng yêu cầu về chất lượng hình ảnh, thời lượng pin dài, độ ổn định cao, phù hợp với tất cả các nhu cầu sử dụng.

Máy ảnh DSLR cũng có khả năng quay video tốt

Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi quay phim bằng DSLR là gương lật sẽ phải lật lên và cảm biến sẽ phơi sáng liên tục, điều mà dòng máy ảnh này không được thiết kế để làm như vậy. Đối với Mirrorless thì đây lại là lợi thế vì cảm biến của nó luôn trong trạng thái này. Ngoài ra, hệ thống lấy nét tự động của DSLR tập trung người dùng về khả năng chụp qua kính ngắm, nơi có cảm biến lấy nét theo pha riêng biệt. Do đó, chúng sẽ không hoạt động khi sử dụng liveview hoặc quay video, dẫn đến khả năng lấy nét cũng giảm.

Trái lại, dù sinh sau đẻ muộn nhưng máy ảnh không gương lật lại là nơi mà các nhà sản xuất đang tập trung phát triển công nghệ mới nhất đặc biệt là khả năng quay video, chúng khắc phục mọi điểm yếu mà máy ảnh DSLR đang gặp phải. Điển hình như Sony, họ đang dẫn đầu khi cung cấp các chế độ quay 4K chất lượng cao cho dòng máy A7 Mirrorless FullFrame. Trong khi đó, các máy Fujifilm và Panasonic có khả năng quay video 4K với tốc độ lên đến 50 hoặc 60 khung hình/giây. Canon cũng gây chú ý với khả năng quay video 8K30p trên chiếc EOS R5 của mình.

Nếu không quay video thường xuyên bạn có thể sử dụng hệ máy DSLR, nhưng nếu quay phim là một phần trong công việc của bạn thì hãy chọn Mirrorless.

Tạm kết

DSLR sẽ phù hợp với những người đam mê máy ảnh kích thước lớn, thích dành thời gian cho các thao tác điều hướng vật lý hơn là thao tác trên màn hình cảm ứng. Nó có kính ngắm quang học cho phép mô phỏng chính xác hình ảnh thực tế vào mắt thường mà không có độ trễ. Khi sử dụng với những ống kính lớn, các máy ảnh DSLR cũng xử lý một các dễ dàng. Ngoài ra, thời lượng pin cũng là yếu tố được đánh giá cao khi chúng cung cấp thời gian sử dụng cho cả ngày dài.

Còn với Mirrorless, thân máy nhỏ gọn phù hợp với những ai yêu thích sự tiện lợi, dễ dàng cầm nắm hoặc bỏ túi. Chúng được trang bị các cảm biến lấy nét tự động chính xác. Kính ngắm điện tử tiện lợi, dễ sử dụng. Ngoài ra, công nghệ quay video của các dòng máy Mirrorless còn cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc khi đã và đang gia nhập thị trường của những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng mạng xã hội.

Cuối cùng, việc đem ra so sánh DSLR và Mirrorless đương nhiên không thể đánh giá được sự hơn thua của chúng. Tùy theo mỗi nhu cầu sử dụng, những điểm lợi thế của chúng mới phát huy tác dụng hơn cả. Vậy nên, hãy dựa vào nhu cầu cần thiết của mình để lựa chọn được loại máy ảnh tốt nhất cho bản thân mình nhé.

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Máy ảnh Dslr Và Mirrorless